Seite auswählen

„cuộc hành trình đi vào “ngồi chơi” đã mở, mời các bạn cùng đi, cùng làm ít lại và thanh thản, thản nhiên nhìn độc tài độc đảng toàn trị càng lúc càng trở nên “cường quốc làm thuê, cường quốc thất nghiệp, cường quốc xuất khẩu lao động đi làm những việc độc hại, nguy hiểm và ở đợ” cho các nước trong khu vực. Hãy chung tay vào nhau, truyền tay nhận thức “ngồi chơi” như kiểu đại dịch, 1 sang 2, 2 sang 4, 4 thành 8,… để trong khoảng 10 năm tới kéo sụp đi cái quái thai độc tài độc đảng toàn trị hiện nay.“

 

 TS Phạm Đình Bá

Sức mạnh của chủ trương “ngồi chơi” là từ bài học trong đại dịch, khi Covid lan từ 1 người sang 2, 2 sang 4, 4 thành 8… cứ thế nhân lên mà làm cho toàn cầu phải tê liệt, với tử vong và khốn đốn cho đến bây giờ. Chủ trương này bắt đầu từ nhận thức, lan tỏa nhận thức và không làm, chỉ ngồi chơi vẫn đủ tiềm năng để đánh đổ độc tài độc đảng toàn trị. Đối tượng của chủ trương là bà con ta bị dày xéo bởi độc tài độc đảng toàn trị từ khi nó đem cái chủ nghĩa ngoại lai về dày xéo dân mình vào thế kỷ trước. 

 

Chủ trương này là một sự can thiệp vào hiện tình đất nước bây giờ để chống độc đảng, khi Trọng không biết đột quỵ ngày nào, khi chúng nó đang đấu đá trong nội bộ vẫn không tìm được cách đi và người cầm đầu lũ cướp ngày hôm nay.

 

Kết quả cuối cùng của chủ trương này là giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của chúng ta, là tiếng nói của mỗi và một người đều đáng giá, là tương lai cho các thế hệ tiếp theo không có bất công xã hội của hôm nay.

 

Đầu tiên là nhận thức. Không thể chấp nhận độc đảng độc tài toàn trị gần cả một thế kỷ với một lũ cầm quyền vừa tham, dốt, ngu và tàn ác khôn cùng, với nhiều bằng chứng qua cách chúng làm việc, loay hoay chồng chéo trong đại dịch, với bằng chứng là biết bao nhiêu dân mình bị chết mà có thể tránh được, là bằng chứng về tội ác của chúng từ vụ Việt Á, bay giải cứu và “cách ly + tập trung”, cũng như những chuyện vô lý vô nhân khác.

 

Không thể sống trong một xã hội mà đại đa số dân tay làm hàm nhai được khoảng 7 – 8 triệu một tháng trong khi thái tử Đảng cầu hôn với bồ nhí bằng “máy bay không người lái” thắp sáng bầu trời Hà Nội, tiêu tốn hàng mấy tỉ chỉ trong 20 phút, khi thái tử này trong tầm kiểm soát hơn 40% GDP của cả nước.

 

Hãy nghĩ đến những tù nhân lương tâm, những luật sư bị tù đày và trốn chạy ra nước ngoài, những người lên tiếng lập hội làm báo, những nhà hoạt động môi trường, cụ Lê Đình Kình, Đồng Tâm, Lộc Hưng, thảm họa môi trường Formosa và những tội ác khác của độc tài độc đảng toàn trị.

 

Chúng ta không thể sống trong một xã hội mà chúng nó lấy toàn trị từ trung ương đến các tỉnh ủy vênh váo khuếch trương và ưu đãi “hạt giống đỏ”, và kỳ thị lý lịch con em chúng ta trên mọi nẻo đường đất nước. Thế kỷ trước, nó phản bội dân tộc khi nó lẫn lộn về việc cơ hội mà đất nước này có thể mang lại thuộc về tất cả mọi người, không chỉ một số người tôn thờ Mác Lê, không chỉ cho gia đình tùy tùng của chúng nó.

 

Chúng ta không chấp nhận một xã hội mà chúng nó chi ngân quỹ 10 đồng cho công an và 20 đồng cho bộ đội trong khi chỉ chi 1 đồng cho y tế và 0.5 đồng cho giáo dục và chúng tẩu tán tiền của ra nước ngoài. Chúng nó là giặc nội xâm, hèn với giặc lại ác với dân. Cái phi lý của Trọng và bè lũ của chúng nó là rất khôi hài.

 

Chúng ta không thể sống trong một xã hội mà những người trẻ nói “… kệ mẹ nó đi. Không đá động gì đến miếng ăn của mình là được. Con người ai cũng sẽ chết. Để nó nổ cho sướng cái tôi của nó cũng chả mất mát gì. Quan trọng bây giờ là lũ tham nhũng, nó ăn cả đống rồi ói tiền ra là được giảm án, nghỉ dưỡng vài năm cho yên xui là ra ăn tiếp.”…

 

“Truyền thông bẩn VN thường hay chế truyện cười từ những vấn đề tệ nạn xã hội. Tụi này khốn nạn ở chỗ, những tệ nạn xảy ra là để giới trẻ nhận thức được xã hội đang biến chất, đang nát dần mà cảnh tỉnh. Nhưng tụi truyền thông bẩn,… thì biến nó thành truyện cười cho tụi trẻ. Và tao thấy cứ có tin gì tệ nạn 1 cái là nó lên bài chế cháo, tụi trẻ bay vào cười cợt, giỡn với nhau, rồi cho qua.”

 

“Thì mày phải xem chúng nó tẩy não thế nào mà bây giờ con nít nó xem chuyện công an giao thông lấy chân đạp lên đầu dân chúng là chuyện vui, bình thường, thả hình chim cánh cụt các thứ.”

 

Có nhiều người đã sống qua lâu năm với độc tài độc đảng toàn trị đã kiến nghị cho thay đổi, với giả định là chúng nó sẽ thay đổi, là chúng nó sẽ từ bỏ độc quyền tham nhũng, độc quyền ăn cắp của công và độc quyền ăn trên đạp đầu dân mình.

 

Có nhiều giáo sư các vị học rộng hiểu xa làm bài kêu gọi độc tài độc đảng toàn trị từ bỏ độc đảng để thay đổi chính trị. Nhưng các giả định là Trọng và bè lũ của chúng có khả năng và trí tuệ để thay đổi rõ rệt là không đúng. Các kiến nghị để thay đổi giáo dục, y tế và nhiều thứ khác thì cứ như nước đổ đầu vịt.

 

Thế thì làm sao mà lấy lại chủ động trong việc chống lại độc tài độc đảng toàn trị? Bài học từ Trung cộng cho thấy rằng cách làm an toàn nhất để khỏi ngồi tù và bị đàn áp mãnh liệt từ công an trị là không làm gì cả và lan tỏa cách không làm giống như Covid trong đại dịch. Các điểm chính là như sau.

 

Chủ trương “ngồi chơi” và làm ít đi cũng giống như những người trẻ tuổi ở Trung cộng đang sử dụng các chiến thuật mà họ gọi là “nằm im” và “để nó mục nát”, những thuật ngữ dùng để biểu thị sự giảm bớt nỗ lực hoặc thậm chí rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn. Điều này khiến các nhà lãnh đạo Trung cộng thất vọng và làm đảo lộn nền kinh tế chủ yếu là làm công xuất khẩu và bán thất nghiệp, thất nghiệp.

Chúng ta cũng có thể từ mỗi cá nhân từ chối những áp lực xã hội buộc phải làm việc quá sức và đạt thành tích quá cao, chẳng hạn như trong hệ thống làm việc nhiều giờ, cứ chạy theo chỉ tiêu mà không biết rằng càng làm nhiều thì trong cuộc đua tranh ấy, lợi lộc kiếm được vào những giờ làm thêm chả xứng đáng gì so với mệt nhọc và lợi nhuận ngày càng giảm dần.

 

Ngồi chơi” và làm ít đi là thái độ thiếu ham muốn, thờ ơ hơn với cuộc sống. Cách này có thể được coi là tương đương với phong trào phản văn hóa hippie của Mỹ những năm 1960.

 

Chủ trương “ngồi chơi” của chúng ta là mô phỏng theo cách sống “nằm phẳng” ở Trung cộng, một phong trào xã hội kêu gọi công nhân, chuyên gia, tầng lớp trung lưu, những người là động cơ cho sự phát triển trong nước của Tập Cận Bình, từ chối áp lực xã hội để thành công tại nơi làm việc. Thuật ngữ “nằm phẳng” này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ giới lãnh đạo Trung cộng, vốn coi thái độ buông thả là mối đe dọa đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Ngược lại với tinh thần kinh doanh làm giàu và vinh quang của các thế hệ trước, thanh niên Trung cộng mới tốt nghiệp ngày nay phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và triển vọng nghề nghiệp không chắc chắn. Với số lượng lớn, giờ đây họ chọn ở nhà và tận hưởng cuộc sống dễ dàng. Họ nằm phẳng.

 

Chủ trương “ngồi chơi” của chúng ta cũng bao gồm những suy nghĩ và tính toán về chuyện con cái và nếu cần thì coi như thế hệ của chúng ta là “thế hệ cuối cùng”. Lấy ví dụ, hãy nói chuyện với bất kỳ phụ nữ trẻ nào ở các thành thị Trung cộng về triển vọng có con.

 

“Sẽ tốn kém quá nhiều để mang lại cho trẻ em một cuộc sống tử tế. Thứ họ dạy ở trường là tuyên truyền nên tôi muốn gửi con tôi đi trường quốc tế hoặc nước ngoài. Nhưng tôi không đủ khả năng chi trả”, một cô 26 tuổi, người thề rằng cô sẽ không có con, nói.

 

“Thế hệ cuối cùng” – trong đại dịch một thanh niên Trung cộng từ chối đưa vào trại cách ly bị công an cảnh báo rằng hình phạt của anh ta sẽ ảnh hưởng đến gia đình anh ta trong ba thế hệ. Anh ta lạnh lùng đáp lại: “Chúng tôi là thế hệ cuối cùng, cảm ơn.”

 

Ở Trung cộng, cụm từ “thế hệ cuối cùng” này đã trở thành một meme trực tuyến phổ biến đã tạo ra hàng triệu bình luận trước khi nó bị kiểm duyệt. Nhiều người cho biết việc lạm dụng quyền lực theo chính sách hà khắc của Covid đã khiến họ không thể có con.

 

Ở đất nước này, yêu thương con mình ngay từ đầu là không bao giờ để nó được sinh ra”.

 

“Điều này gây ấn tượng sâu sắc trong tôi… Tôi đã mua một chiếc áo thun có viết dòng chữ ‘Chúng ta là thế hệ cuối cùng’ trên đó. Tôi không thể mang một đứa trẻ đến thế giới này để nó phải chịu đau khổ”, một cô gái ở Trung cộng nói.

 

Một MC ở Việt Nam nói: “Nếu đứa con sinh ra để kế thừa sự vất vả, nghèo khó của bạn, vậy không sinh con cũng chính là một loại lương thiện”. Trước áp lực của độc tài độc đảng toàn trị, MC này sau đó xin lỗi mọi người vì ý kiến của mình.

 

Nhưng MC này không nên xin lỗi. Chúng ta không có gì để xin lỗi khi chúng ta từ chối xã hội theo kiểu độc tài độc đảng toàn trị.

 

Các bạn tôi ơi, cuộc hành trình đi vào “ngồi chơi” đã mở, mời các bạn cùng đi, cùng làm ít lại và thanh thản, thản nhiên nhìn độc tài độc đảng toàn trị càng lúc càng trở nên “cường quốc làm thuê, cường quốc thất nghiệp, cường quốc xuất khẩu lao động đi làm những việc độc hại, nguy hiểm và ở đợ” cho các nước trong khu vực. Hãy chung tay vào nhau, truyền tay nhận thức “ngồi chơi” như kiểu đại dịch, 1 sang 2, 2 sang 4, 4 thành 8,… để trong khoảng 10 năm tới kéo sụp đi cái quái thai độc tài độc đảng toàn trị hiện nay.

 

Cuộc hành trình đã mở, xin trân trọng mời dân cùng đi cùng xây lại cuộc đời…

 

TS Phạm Đình Bá

 

VNTB (29.01.2024) 

 

 

***

 

 

 

Câu chuyện Chị Lan và thằng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

 

„Chủ trương ngồi chơi bắt đầu từ nhận thức về từ chối vai trò của độc tài độc đảng toàn trị trong xã hội.“

 

  1. Phạm Đình Bá

Chị Lan, 32 tuổi, công nhân may ở Việt Nam, làm việc tại một nhà máy ở Đồng Nai, nơi sản xuất giày cho các thương hiệu thời trang nước ngoài. Chị làm việc sáu ngày một tuần, ít nhất chín giờ mỗi ngày để khâu gót và đế giày lại với nhau, kiếm được khoảng 24 ngàn đồng mỗi giờ. Chị ấy làm việc trên 1200 đôi giày mỗi ngày, nhưng chị ấy không đủ khả năng để mua dù chỉ một đôi giày cho con trai mình với số tiền chị ấy kiếm được mỗi tháng. [1]

 

Chị cũng làm thêm hai công việc để trang trải cuộc sống, đó là thợ may hai buổi tối một tuần và phục vụ tại một nhà hàng vào Chủ nhật, ngày nghỉ duy nhất của chị ở nhà máy. Số tiền chị kiếm được vẫn không đủ nuôi gia đình – vào cuối mỗi tháng, sau khi trả những khoản cần thiết như tiền thuê nhà và thức ăn, chị gần như không có tiền dư.

Chị Lan đã lập gia đình nhưng chồng chị bị bệnh nên không thể đi làm. Chị có hai con, một đứa bé mười lăm tháng và một đứa con trai mười hai tuổi. Chị chuyển đi xa nhà để kiếm sống, nhưng mức lương thấp và chi phí sinh hoạt cao khiến chị không đủ khả năng để các con sống cùng chị toàn thời gian.

 

Cha mẹ Chị giúp chăm sóc các con Chị ở quê nhà, Thanh Hóa, cách nơi Chị đi làm gần 1500km. Chị hiếm khi về quê thăm gia đình vì chi phí đi lại đắt đỏ và khó được nghỉ phép hàng năm.

 

“Hầu hết tiền lương của tôi đều dành cho con cái tôi. Làm sao có thể đủ được? Tôi không thể để con mình chết đói hoặc cảm thấy chúng không bằng những đứa trẻ khác. Chúng không được bình đẳng với những đứa trẻ khác vì chúng tôi không có tiền. Tôi có thể chết đói nhưng con tôi thì không”.

 

Hắn là con của thằng Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tên tuổi thật của hắn được các báo lề độc tài độc đảng toàn trị giấu kín. Hắn là cán bộ, hiện đang công tác tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Đây là cơ quan quản lý số vốn của các doanh nghiệp quốc doanh, tương đương với khoảng 46% GDP của cả nước. [2]

 

Hắn cầu hôn với bồ hắn bằng hàng trăm chiếc drone và hàng chục người trong ekip vận hành cho những chuyến bay vẽ vời trên bầu trời Hà Nội vào tối 6/12/2023. Trong chưa đầy 1 giờ, hắn chi hơn 1 tỉ đồng cho cái ngông của hắn.

Số tiền gia đình hắn, với cha hắn là thằng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bỏ ra để chơi ngông trong nữa giờ, chị Lan phải làm gần 25 năm mới trả đủ.

 

Ở trên là một trong hàng ngàn chuyện bất công trong xã hội của độc tài độc đảng toàn trị. Bất bình đẳng thu nhập là mối nguy hiểm chết dân. Sự tập trung quá mức về tiền bạc, quyền lực và ảnh hưởng của một số ít người ở vị trí cao nhất có tác động tiêu cực đến phần còn lại của dân.

 

Bất bình đẳng theo sự tương phản giữa cuộc sống của chị Lan và cái ngông của gia đình thằng Phó Giám đốc Văn Phòng Chính phủ là chết người. Bất bình đẳng góp phần gây ra cái chết của ít nhất 21.300 người mỗi ngày—hoặc cứ bốn giây lại có một người chết. Đây là một ước tính rất thận trọng về số ca tử vong do đói, thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và biến đổi khí hậu ở các nước nghèo. [3]

Trong đại dịch Covid vừa qua, hàng trăm ngàn người vẫn còn sống đến ngày hôm nay nếu họ có vắc xin – nhưng cơ hội của họ đã bị từ chối trong khi độc tài độc đảng tiếp tục nắm độc quyền kiểm soát của công và lãng phí đến tột cùng, như trường hợp điển hình về hành vi của gia đình thằng Phó Giám đốc Văn Phòng Chính phủ ở trên.

Thế thì chúng ta làm sao để chủ động mà xóa bỏ bất công trong xã hội và chống lại độc tài độc đảng toàn trị? Chủ trương “ngồi chơi” ở một bài trước đúc kết kinh nghiệm đấu tranh của dân Trung cộng chống bè lũ Tập Cận Bình. Áp dụng vào cuộc đấu tranh chống độc tài độc đảng toàn trị trên quê hương, chủ trương ngồi chơi được dàn dựng để dân mình được an toàn trong cuộc đấu tranh ấy. [4]

 

Chủ trương ngồi chơi bắt đầu từ nhận thức về từ chối vai trò của độc tài độc đảng toàn trị trong xã hội. Nhận thức như thế từ từng người cần truyền tải cho sâu rộng trong xã hội theo lối lây lan trong đại dịch, từ 1 người trao đổi nhận thức này với 1 người nữa để 1 thành 2, 2 thành 4, 4 đến 8,… cứ thế mà nhân rộng lên. Nên nhớ Covid cũng từ cách này mà tác động lên toàn cầu.

 

Chủ trương ngồi chơi là phong trào xã hội dùng nhu mà thắng cường quyền. Những người trong chúng ta nếu có thể thì giảm bớt nỗ lực trong công việc, đánh ngay vào điểm yếu của độc tài độc đảng toàn trị là làm tiền và phát triển kinh tế. Lấy ví dụ, những người trẻ tuổi ở Trung cộng đang sử dụng các chiến thuật mà họ gọi là “nằm im” và “để nó mục nát”. Các chiến thuật này chính ra là giảm bớt nỗ lực hoặc thậm chí rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn để làm đảo lộn nền kinh tế lục địa.

 

Trên thực tế, nếu dân mình tránh được thì không làm việc với chúng nó độc tài độc đảng toàn trị. Nếu không tránh được thì làm việc với chúng, nhưng làm theo kiểu lãng công, mỗi cá nhân chỉ làm việc cầm chừng nhưng phản ứng tập thể là không vui với tiền lương và điều kiện sống.

 

Cách phản ứng của chúng ta là làm sao để chúng không thể đàn áp mỗi người vì sự tham gia của mỗi người vào chủ trương ngồi chơi là không rõ ràng, nhưng tác động tập thể của lây lan về ngồi chơi trong nền kinh tế sẽ rất đáng kể nếu chúng ta áp dụng biện pháp lây lan của Covid.

 

Chủ trương ngồi chơi cũng đánh vào kinh tế của độc tài độc đảng toàn trị bằng cách nếu có thể được thì “Ở đất nước này, yêu thương con mình ngay từ đầu là không bao giờ để nó được sinh ra”. Làm sao để chúng ta truyền tải một thông điệp sâu rộng nhưng độc tài độc đảng toàn trị không biết nguồn đến của thông điệp này.

 

Thông điệp sâu rộng có thể có nhiều cân nhắc nhưng cần rõ nét. Lấy ví dụ, nếu độc tài độc đảng toàn trị không tăng ngân quỹ y tế 100%, ngân quỹ giáo dục 100%, và giảm ngân quỹ công an 100% thì chúng ta cứ 1 thành 2, 2 thành 4, 4 đến 8,… mà lãng công và giảm lực lượng lao động.

 

Cứ ngồi chơi, chuyển qua nằm phẳng, để nó thối rữa ở đây!

 

 Phạm Đình Bá

VNTB (31.01.2024)

 

 

Nguồn:

 

  1. Oxfam. “One pair of shoes that we make is valued more than our whole month’s salary”. 2024; Available from: https://www.oxfam.org/en/one-pair-shoes-we-make-valued-more-our-whole-months-salary.

 

  1. Tiếng Dân. Lê Văn Đoành. Con trai vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chơi ngông!19-12-2023; Available from: https://baotiengdan.com/2023/12/19/con-trai-vi-pho-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-choi-ngong/.

 

  1. Oxfam. A deadly virus: 5 shocking facts about global extreme inequality. January 2022; Available from: https://www.oxfam.org/en/5-shocking-facts-about-extreme-global-inequality-and-how-even-it.

 

  1. VNTB. Chủ trương “ngồi chơi” để chống độc tài độc đảng toàn trị. 29/01/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-chu-truong-ngoi-choi-de-chong-doc-tai-doc-dang-toan-tri/.

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen