Seite auswählen

Mục lục

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 22/05/2024, đã chính thức bầu ông Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Công An, làm chủ tịch nước. Theo báo chí trong nước, trong một cuộc bỏ phiếu kín, Quốc Hội đã thông qua quyết định này với 472 phiếu thuận trên 473 đại biểu.  Cuộc bỏ phiếu hôm nay ở Quốc Hội chỉ mang tính hình thức, vì ông Tô Lâm, 66 tuổi, đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong cuộc họp ngày 18/05, chọn làm chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng, đã phải từ chức vào tháng 3 vì bị xem là có những “vi phạm, khuyết điểm”.Theo hãng tin AFP, dường như đã được dự trù là ông Tô Lâm sẽ vẫn giữ chức bộ trưởng Công An và đây sẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam chủ tịch nước kiêm nhiệm chức bộ trưởng Công An. Nhưng hôm qua, theo đề nghị của thủ tướng Phạm Minh Chính, vào giờ chót, các đại biểu Quốc Hội mới thông qua việc đưa cuộc bỏ phiếu miễn nhiệm bộ trưởng Công An Tô Lâm vào chương trình nghị sự hôm nay. Vài giờ sau khi bầu tân chủ tịch nước, các đại biểu Quốc Hội, với 100% số phiếu, đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Công An đối với ông Tô Lâm. AFP trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận định : “Sự do dự về chức vụ bộ trưởng Công An cho thấy các thành viên khác trong ban lãnh đạo đã ngần ngại, không muốn trao chức vụ này cho một trong những người thân tín của ông Tô Lâm. Bản thân ông Tô Lâm cũng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát công cụ chính của chiến dịch chống tham nhũng”. Trong cương vị bộ trưởng Công An, kiêm phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng, ông Tô Lâm đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là chiến dịch “đốt lò”, do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động. Trong bài phát biểu nhậm chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã hứa sẽ “tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240522-quoc-hoi-viet-nam-chinh-thuc-bau-ong-to-lam-lam-chu-tich-nuoc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: quyền lực mới hay phương án tạm thời?

Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội hôm nay 20/5 đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa 15 nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, là người được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào đầu tháng 5 sau khi ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm.Ông Mẫn, 62 tuổi, quê ở Hậu Giang, là tiến sĩ kinh tế, cử nhân chính trị. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11, 12 và 13; Bí thư Trung ương Đảng khóa 12; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13; đại biểu Quốc hội ba khóa 13, 14 và 15.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội vào tháng 4/2021, ông từng giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội là một trong “Tứ Trụ” của Việt Nam, bên cạnh tổng bí thư Đảng Cộng sản, thủ tướng và chủ tịch nước.Trong thời gian qua, Việt Nam đã khuyết hai vị trí chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội sau sự ra đi bất ngờ của ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ) nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí “vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjmkmgl4wrxo

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?

Sáng 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an sau khi Bộ trưởng, Đại tướng Tô Lâm trở thành chủ tịch nước. Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng miễn nhiệm Bộ trưởng Công an với Đại tướng Tô Lâm. Báo chí Việt Nam đưa tin Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Công an, sẽ điều hành hoạt động của Bộ cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng.Thượng tướng Trần Quốc Tỏ là em trai của ông Trần Đại Quang, người từng làm bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2011 đến năm 2016, sau đó làm chủ tịch nước từ năm 2016 cho đến khi qua đời vào tháng 9/2018.Đúng như BBC đưa tin trước đó, do trong kỳ họp này của Quốc hội không có nội dung xem xét nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an nên khả năng cao Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phân công cho thứ trưởng phụ trách bộ này. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ là thứ trưởng thường trực và là phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nên ông có khả năng cao nhất trở thành người đảm đương trọng trách. Nhận định này đã được chứng minh bằng thực tế vào sáng nay (22/5).

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce44x9rqr4po

Quy mô kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo bổ sung kết quả thực hiện phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Theo đó, báo cáo đánh giá, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam những tháng cuối năm tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.Cụ thể, tốc độ tăng GDP đạt 5,05%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 3,25%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm.Thu NSNN đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2% và tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán; đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 191,5 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSNN khoảng 3,5% GDP, dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo. Tính đến hết năm 2023, đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%. Số hộ gia đình có thu nhập tăng lên và ổn định đạt 94,1%.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 15 tỷ USD). Thu hút vốn FDI đạt 39,4 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 27-30 tỷ USD), tăng 34,5%; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 20-22 tỷ USD), tăng 3,5%, cao nhất từ trước đến nay….

https://cafef.vn/quy-mo-kinh-te-viet-nam-dat-430-ty-usd-buoc-vao-nhom-cac-nuoc-trung-binh-cao-188240520145833816.chn

Phó Thủ tướng Việt Nam: Kinh tế đang đối mặt áp lực ngày càng lớn

Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái hôm 20/5 thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng và cho biết chính phủ sẽ duy trì các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, theo Reuters.Theo ông Lê Minh Khái, lạm phát tại Việt Nam đang gia tăng trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn còn yếu. Ông cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó bao gồm tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo, gây sức ép lớn lên công tác chỉ đạo điều hành.Ông Khái cho biết tăng trưởng GDP quý I/2024 của Việt Nam đạt 5,66%, khi Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6%-6,5% trong năm nay, cao hơn mức tăng trưởng 5,05% vào năm ngoái.“Đây là một thách thức lớn để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội năm nay”, Reuters dẫn lời ông Khái nói khi thay mặt chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách những tháng đầu năm 2024 hôm 20/2.Việt Nam, một trung tâm sản xuất được hưởng lợi từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung, đang phải gánh chịu gánh nặng lãi suất tăng cao trên toàn cầu khi chúng làm giảm nhu cầu về hàng hóa. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam thuộc hàng nhanh nhất ở châu Á nhưng vẫn thấp hơn mức 7% trước đại dịch.

https://www.voatiengviet.com/a/7619468.html

Nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam đang là thách thức lớn trong năm 2024

Báo cáo tài chính từ 28 ngân hàng của Việt Nam trong quý một cho thấy số nợ xấu tính đến cuối tháng 3/2024 đã lên đến hơn 224 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cuối năm ngoái, theo truyền thông Nhà nước.Đáng chú ý trong số này có Ngân hàng Quân đội (MB) có tỷ lệ nợ xấu tăng 56%, tương đương gần 5,49 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo sau với số nợ xấu tăng 20,7%, tương đương hơn 4,63 nghìn tỷ đồng.Chỉ có hai ngân hàng là VPBank và SHB có tỷ lệ nợ xấu được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu ở hai ngân hàng này đã giảm gần 1% và 0,1%.Công ty Cổ phần Chứng khoán (SSI) trong một báo cáo công bố mới đây dự đoán tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2024 vào khi tín dụng tăng trưởng chậm và các vấn đề kinh tế vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ ràng.Theo SSI, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm 2023 khi các ngân hàng đề xuất việc xóa nợ xấu và kinh tế sẽ hồi phục mạnh hơn vào cuối năm.Trong khi đó, tỷ lệ mất vốn vay đang có xu hướng giảm. Sau khi hồi phục nhẹ vào quý tư năm ngoái, tỷ lệ mất vốn vay ở các ngân hàng vào quý đầu năm nay đã giảm hơn 7% xuống mức 87%, mức thấp nhất kể từ cuối quý ba năm 2023. Các ngân hàng bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và MB là các ngân hàng trong nhóm báo cáo có tỷ lệ này giảm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bad-debt-in-vietnam-remains-a-major-challenge-for-banks-in-2024-05222024082949.html

Cựu Bí thư và Chủ tịch UBND Lào Cai ra tòa do “tiếp tay doanh nghiệp để trục lợi”

Cựu Bí thư tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Doãn Văn Hưởng, cùng bảy cựu lãnh đạo, cán bộ sở/ngành tỉnh này vào ngày 20/5 ra tòa theo cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.Trong cùng vụ còn 6 người khác bị truy tố tội “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”; và Giám đốc Công ty Lilama Nguyễn Mạnh Thừa bị truy tố cùng tội danh và tội “rửa tiền”.Theo dự kiến phiên xử sẽ kéo dài đến ngày 29/5 tới đây.Truyền thông Nhà nước loan tin về phiên xử dẫn cáo trạng cho biết Công ty Lilama vào năm 2009 được cấp giấy phép đầu tư thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai trên diện tích 3,77 ha. UBND tỉnh Lào Cai sau đó có văn bản cho phép phía Lilama tận thu, thu gom quặng Apatit. Công ty Lilama đã lợi dụng việc này, công khai đào quặng trái phép và “bán chui” cho Công ty Apatit Việt Nam. Tổng cộng, có hơn 1,5 triệu tấn quặng trị giá hơn 610 tỷ đồng được khai thác, tiêu thụ trái phép.Theo cơ quan điều tra, vụ việc trên, Công ty Apatit Việt Nam thu lời bất chính 184 tỷ đồng và Nguyễn Mạnh Thừa được hưởng hơn 177 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty Apatit đã tự nguyện nộp lại 184 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.Để hợp thức số lời bất chính, ông Nguyễn Mạnh Thừa mượn tài khoản từ 12 người để “chạy dòng tiền” trước khi rút ra sử dụng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lao-cai-province-former-party-chief-and-peoples-committee-chairman-stand-trial-for-violations-in-exploration-exploitation-of-natural-resources-05202024092534.html

Văn Bút Mỹ vinh danh tác giả Phạm Đoan Trang

Tại đêm Gala trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 hôm 16/5 ở New York, tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America) vinh danh nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, gọi bà là “nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tác ở Việt Nam”.Ông Dinaw Mengestu, tiểu thuyết gia và nhà văn người Mỹ gốc Ethiopia, đồng thời là phó chủ tịch Văn Bút Mỹ, đã trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 cho hai đại diện của bà Trang là luật sư Đặng Đình Mạnh và bà Trần Quỳnh Vi – một người bạn và đồng thời là đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).Giải thưởng này được trao hàng năm cho một nhà văn đang bị bỏ tù vì những tác phẩm của mình và ghi nhận lòng dũng cảm và sự hy sinh khi đối mặt với áp bức.Được biết đến như là một blogger, một nhà hoạt động và là tác giả của những quyển sách về quyền tự do dân sự, chính trị, bà Trang bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù vào năm 2021 với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.“Bị giáng mức án 9 năm tù vì dám thách thức chính quyền Việt Nam qua các bài viết của mình, bà Phạm Đoan Trang là điển hình cho cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhiều nhà văn và nhà hoạt động vì quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam”, bà Anh-Thu Vo, trưởng phòng nghiên cứu và vận động chính sách của Trung tâm Tự do Sáng tác PEN/Barbey thuộc Văn Bút Mỹ, viết trong một bài xã luận trên trang Just Security hôm 17/5 ca ngợi sự kiên cường của bà Trang.

https://www.voatiengviet.com/a/van-but-my-vinh-danh-tac-gia-pham-doan-trang/7616944.html

Việt Nam bắt thêm một nhà cải cách công đoàn, ông Vũ Minh Tiến?

Công an Hà Nội đã bắt giữ ông Vũ Minh Tiến, Trưởng phòng Chính sách, Pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) kiêm Giám đốc Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU), theo xác minh và tuyên bố của Dự án 88.Công an Việt Nam chưa công bố việc bắt giữ cũng như cáo buộc với ông Tiến.Dự án 88 – một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực vận động nhân quyền cho Việt Nam – hôm 20/5 cho hay một nguồn tin tiết lộ ông Tiến đang bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tạm giam theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Điều 337 hình sự hóa hành vi “cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước”.Tội danh này có khung hình phạt từ 2 tới 15 năm tù.BBC đã gọi điện thoại tới số di động được cho là của ông Tiến hôm 20/5 nhưng không có tín hiệu.BBC cũng đã gọi điện cho cấp phó của ông Bình là ông Lê Đình Quảng hôm 18/5. Ông Quảng nghe máy và cho biết rằng ông đang ở trong một cuộc họp. Khi được hỏi về ông Tiến, ông Quảng nói ông không thể cung cấp thông tin gì và nếu báo chí hỏi gì thì cần thông qua cơ quan.Tên của ông Vũ Minh Tiến đã bị xóa khỏi mục nhân sự Phòng Chính sách, Pháp luật rên website của VGCL

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpeewjz8n4yo

Tiền Giang: truy tố hai facebooker tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Hai người dùng Facebook ở tỉnh Tiền Giang hôm 20/5 vừa qua bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.Truyền thông Nhà nước cho biết, hai người bị truy tố là Nguyễn Đức Thanh (56 tuổi, ngụ xã Điềm Hy, huyện Châu Thành) và Nhựt Kim Bình (47 tuổi, ngụ thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước).Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát được truyền thông trong nước trích dẫn, từ năm 2019 đến năm 2023, ông Nguyễn Đức Thanh gửi hồ sơ xin tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Thanh được công nhận là thành viên của tổ chức và được cấp bí số.Cũng theo cáo trạng, sau khi tham gia tổ chức này, ông Thanh thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook “Thanh Nguyen” sau đó đổi thành “Trần Nhân” để liên lạc với tổ chức và tham gia họp kín trên ứng dụng Free Conference Call, nghe tổ chức huấn luyện phương thức hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Viện Kiểm sát cáo buộc ông Thanh, dù đã bị cơ quan có thẩm quyền nhiều lần nhắc nhở, nhưng vẫn tiếp tục tái phạm và còn lôi kéo, hướng dẫn ông Nhựt Kim Bình cùng tham gia tổ chức.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tien-giang-two-facebookers-face-charges-of-overthrowing-the-government-05242024085818.html

Nhà trọ cao tầng ở Hà Nội bốc cháy, 14 người thiệt mạng

Nhà chức trách xác nhận có 14 người thiệt mạng và sáu người bị thương phải vào bệnh viện trong vụ cháy nhà trọ cao năm tầng ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội, vào rạng sáng 24 Tháng Năm.Theo tạp chí Tri Thức (ZNews) và VNExpress cùng ngày, đáng lưu ý, ngọn lửa xuất phát từ sân tầng một là nơi kinh doanh và sửa chữa xe đạp điện. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan rộng và tỏa khói đen bao phủ gần như toàn bộ ngôi nhà.Mỗi tầng của căn nhà chia làm bốn phòng, chứa 17 người.Tại hiện trường vụ cháy ngổn ngang khung xác của xe gắn máy điện, xe đạp điện.Dưới gầm cầu thang, nhiều mảng vữa bong tróc, sập xuống, các cấu kiện sắt biến dạng, nhiều chiếc xe gắn máy, vật dụng bị cháy thành than.Các phóng viên xuất hiện tại hiện trường vào sáng 24 Tháng Năm cho biết nơi này vẫn nồng nặc mùi khét của nhựa cháy.Hiện trường vụ cháy được phong tỏa nghiêm ngặt trong lúc nhà chức trách đang mở cuộc điều tra.Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải vào lúc 1 giờ rưỡi sáng tiếp nhận ba người bị thương gồm một phụ nữ 70 tuổi và cặp vợ chồng sống trên tầng hai khu nhà trọ.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nha-tro-cao-tang-o-ha-noi-boc-chay-14-nguoi-thiet-mang/

Dân biểu Việt Nam đề nghị quan chức tham nhũng tự giác nộp tiền thì ‘được khép lại hồ sơ’

Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc Hội Việt Nam, vừa lên tiếng tại nghị trường “đòi quyền lợi” cho các quan chức tham nhũng.Phát ngôn đáng lưu ý của ông Hòa được báo Dân Việt ghi nhận hôm 23 Tháng Năm: “Những vụ sai phạm trước đây cũng có phần do cơ chế, chính sách, vì vậy nên có quy định để cho số người đã lỡ ‘nhúng chàm’ ăn năn hối cải.”“’Củi’ đưa vào ‘lò’ hiện nay toàn là loại gỗ quý hiếm, rất xót xa. Nhiều quy định phát huy người dám nghĩ dám làm, sáng tạo chịu trách nhiệm, nêu gương, nhưng có làm có sai, không làm không sai, nếu sai cơ quan chức năng vào cuộc thì bị xử lý. Tôi nghĩ cán bộ làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng có lý do của họ,” đại biểu Hòa nói nhưng không nhắc tên cụ thể bất kỳ quan chức nào.Tiếp đó, ông này đề nghị: “Cán bộ đã có những việc làm không đúng pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không thông qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực… tự giác khai báo và hoàn trả lại nguồn tiền bất hợp pháp cho nhà nước. Những người này sẽ được bảo vệ bí mật và được khép lại hồ sơ từ 2023 trở về trước, hoạt động, công tác bình thường.”Ông Phạm Văn Hòa nói thêm rằng đề nghị nêu trên thể hiện “chính sách nhân văn của nhà nước” và bày tỏ tin tưởng rằng những quan chức tham nhũng sau khi trả lại tiền “khắc phục” thì “sẽ làm rất tốt để chuộc lại lỗi lầm.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-bieu-viet-nam-de-nghi-quan-chuc-tham-nhung-tu-giac-nop-tien-thi-duoc-khep-lai-ho-so/

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hướng ra biển, làm thế nào để Việt Nam có thể cân bằng giữa việc tập trung vào biên giới phía tây trên đất liền và vùng biển phía đông? Việt Nam là một quốc gia lục địa hướng biển. Việt Nam là một nước lục địa do tiến trình phát triển lịch sử của nước này luôn dựa trên nền tảng chủ yếu là lục địa. Văn hóa chiến lược của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư duy lục địa bị chi phối bởi tầng lớp cầm quyền Nho giáo chống giao thương trong giai đoạn phong kiến. Trong thế kỷ 20, Việt Nam chủ yếu đối phó với các mối đe dọa an ninh trên bộ và chiến tranh chủ yếu diễn ra trên đất liền. Vị trí địa lý và văn hóa gần gũi với Trung Quốc đã tạo ra mối quan hệ yêu-ghét giữa Việt Nam và người khổng lồ ở phía bắc, vốn đã chi phối tư duy chiến lược an ninh của Việt Nam theo hướng lục địa trong nhiều thế kỷ.Tuy nhiên, trong một sự thay đổi chiến lược quan trọng, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến biển cả trong thế kỷ 21. Tầm quan trọng chiến lược của biển lần đầu tiên được công nhận chính thức vào năm 1993, và sự thay đổi này tiếp tục được thể chế hóa trong những thập kỷ tiếp theo. Ngay cả khi đó, mục tiêu chiến lược đã rất rõ ràng: biến Việt Nam thành một “quốc gia mạnh về biển”. Mục tiêu này đã được nhấn mạnh trong Chiến lược Biển Việt Nam tới năm 2020  và Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế Biểnđược sửa đổi vào năm 2018. Những tài liệu này thể hiện rõ ràng tư duy chiến lược biển. Trong Chiến lược Biển Việt Nam tới năm 2020, lãnh đạo Việt Nam nhận định thế kỷ 21 sẽ là “thế kỷ của đại dương”, đồng thời tài liệu này đưa ra phương châm “hướng ra biển là thịnh vượng”. Chiến lược Biển cũng miêu tả biển là “không gian phát triển” của đất nước, đóng vai trò then chốt cho sự phát triển và an ninh quốc gia. Do đó, Việt Nam “phải là một quốc gia biển mạnh và có thể làm giàu từ biển”.

https://boxitvn.blogspot.com/2024/05/chien-luoc-quoc-phong-viet-nam-nhin-tu.html#more

Việt Nam khẳng định không quan hệ cấp nhà nước với Đài Loan

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách ‘Một Trung Quốc’, công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, chỉ duy trì quan hệ dân gian với Đài Loan. Ngày 20-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết về chính sách “Một Trung Quốc” của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:”Trên cơ sở kiên định thực hiện chính sách ‘Một Trung Quốc’ công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam duy trì và phát triển quan hệ dân gian, phi chính phủ với Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, văn hóa, giáo dục…, không phát triển bất cứ quan hệ cấp nhà nước nào với Đài Loan.Việt Nam tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cho rằng duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở eo biển Đài Loan có vai trò quan trọng đối với khu vực và thế giới”.Thông điệp được Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra cùng ngày lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức chính thức nhậm chức.Ông Lại là người thuộc Đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan, cùng đảng với bà Thái Anh Văn. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã căng thẳng sau khi đảng này lên nắm quyền.

https://tuoitre.vn/viet-nam-khang-dinh-khong-quan-he-cap-nha-nuoc-voi-dai-loan-20240520191957501.htm

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương Đảng ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút’. Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?‘Xáo bài’ hay ‘Điệu hổ ly sơn’?Trước khi Hội nghị, Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành trung ương (BCHTW) về quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư (BBT); cử Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương (VPTW) giữ thêm chức vụ Trưởng Ban Tổ chức.Đảng cũng bầu bổ sung Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Tưởng ban Tuyên giáo TW; Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức, Chánh VPTW; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận và Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Mặt trận vào Bộ Chính trị (1). Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ‘xáo lại các quân bài’. Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Minh Hưng vào Ban Bí thư, Bộ Chính trị, chứ không phải bổ sung một tướng Công an, cho thấy tương quan giữa quân đội và công an cân bằng hơn trước đây. Cùng với Đại tướng Phan Văn Giang, ông Tổng bí thư vẫn duy trì được ê kíp thân tín (Bộ tứ Giang – Cường – Nghĩa – Hưng). Tô Lâm nhận ghế Chủ tịch nước (Phúc, Quang, Thưởng đều ngã ngựa từ chiếc ghế này) là do cần phải có điều kiện để được hưởng ‘suất đặc biệt’ (giúp lách tuổi) mà ngồi lại sau Đại hội 14.Rời Bộ Công an lúc này còn có thể do thế của Tô Lâm giờ đây không còn như đầu năm ngoái. ‘Hổ về đồng bằng’ liệu nanh vuốt sẽ ‘bị bào mòn’ tiếp? Điều này tùy vào việc ai sẽ được chọn thay ông và người này ngồi ghế ấy bao lâu? Người ấy từ Bộ Công an lên hay từ ngoài Bộ vào? Nhân vật ấy có thể ‘phá vây’, mà cũng có thể ‘bao vây’ Tô Lâm. Tô đại tướng chưa nhậm chức Chủ tịch nước mà cả tuần nay đã có hàng loạt tin tức bất lợi lan truyền trên mạng xã hội, với nội dung dường như có ‘bàn tay vô hình’ tập hợp các vụ này nhắm vào ông!

https://www.voatiengviet.com/a/trung-uong-9-buoc-ngoat-hay-ngo-cut-/7617585.html

Có dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không?

Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.    Đảng còn khoe người dân được phép tham gia “trực tiếp” và “gián tiếp”. Ngặt nỗi “trực” hay “gián” cũng phải qua sự sàng lọc  của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng. Tỷ dụ như trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân và Quốc hội thì các ứng viên phải do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) chọn và đề cử. Thảng hoặc cũng có người “ngoài Mặt trận”, nhưng được Mặt trận tán thành để “trang trí cho màn kịch dân chủ”. Như vậy, trước sau gì cũng thuộc về đảng. Ngoài ra đảng còn vẽ vời rằng: “Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc.”Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành…

https://vietbao.com/a319076/co-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-khong-

Chính phủ Việt Nam cam kết tới cuối năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền: không nghiêm túc!

Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hiệp Quốc sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền và một số lĩnh vực khác với hạn thực hiện vào năm 2099, và theo một số nhà hoạt động, Việt Nam hoàn toàn không nghiêm túc khi đưa ra thời hạn này. Trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948-2023), Chính phủ Việt Nam đã gửi một văn bản với tám cam kết tới Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 (Human Rights 75 Secretariat) của Liên Hiệp quốc. Thời hạn dự kiến thực hiện các cam kết trên là ngày 31/12/2099, tức là sau kỷ niệm 150 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, theo văn bản của Việt Nam được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ đăng tải trên website chính thức. Các cam kết bao gồm tăng cường nhà nước pháp quyền; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó ưu tiên giảm nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; tăng cường giáo dục về quyền con người, không bỏ ai ở lại phía sau… Trên bình diện toàn cầu và khu vực, Hà Nội cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất với tất cả các nước và các cơ chế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền. Chính quyền độc đảng ở Việt Nam cam kết sẽ đóng góp thực chất hơn nữa cho hợp tác nhân quyền trong khối ASEAN, đặc biệt trong công việc của Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN. 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-submitted-pledges-to-un-secretariat-by-end-2099-to-reform-12262023071551.html

Tai nạn trực thăng Iran, tổng thống, ngoại trưởng đều chết

Tổng Thống Iran Ebrahim Raisi, ngoại trưởng, cùng một số viên chức thiệt mạng hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, vài giờ sau tai nạn rơi trực thăng ở vùng cao nguyên Tây Bắc đầy sương mù tại Iran, truyền thông nhà nước đưa tin được thông tấn xã AP ghi nhận.Tai nạn xảy đến trong lúc Trung Đông vẫn còn bất ổn vì cuộc chiến Israel-Hamas, trong đó mới tháng trước, Raisi, 63 tuổi, dưới sự lãnh đạo của Lãnh Tụ Tối Cao Ayatollah Ali Khamenei, phát động một cuộc đột kích bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn chưa từng có nhắm vào Israel.Hôm Thứ Hai Khamenei tuyên bố đệ nhất phó tổng thống Iran, Mohammad Mokhber, sẽ giữ chức tổng thống lâm thời cho tới khi tổ chức bầu cử.Trong nhiệm kỳ của Raisi, Iran làm giàu uranium gần với cấp độ võ khí hơn bao giờ hết, làm gia tăng căng thẳng với Tây Phương trong bối cảnh Tehran cũng cung cấp máy bay không người lái chở bom cho Nga để phục vụ cuộc xâm lược Ukraine cùng các lực lượng dân quân võ trang trên toàn Trung Đông.Trong khi đó, nhiều năm qua, Iran chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ chống lại chế độ thần quyền Shiite do nền kinh tế hao mòn cùng với quyền phụ nữ – làm cho đây là thời điểm căng thẳng cho cả Tehran lẫn tương lai của Iran.Truyền hình nhà nước không lập tức đưa ra nguyên nhân về tai nạn rơi trực thăng xảy ra ở tỉnh East Azerbaijan.Trong số những người thiệt mạng có Ngoại Trưởng Iran Hossein Amirabdollahian, 60 tuổi. Trực thăng còn chở thống đốc tỉnh East Azerbaijan thuộc Iran cùng các viên chức khác, hãng thông tấn nhà nước IRNA đưa tin. IRNA cho biết tai nạn làm tổng cộng tám người thiệt mạng, trong đó có ba thành viên phi hành đoàn trên trực thăng Bell mà Iran mua vào đầu những năm 2000.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tai-nan-truc-thang-iran-tong-thong-ngoai-truong-deu-chet/

Nguồn tin: Tổng thống Putin muốn ngừng bắn với Ukraine ở tiền tuyến hiện tại

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng tạm dừng cuộc chiến ở Ukraine bằng một lệnh ngừng bắn được đàm phán để công nhận các chiến tuyến hiện tại, bốn nguồn tin từ Nga nói với Reuters, đồng thời cho biết ông Putin sẵn sàng chiến đấu nếu Kyiv và quân đội Ukraine tiếp tục chiến đấu và phương Tây không hồi đáp.Ba nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận trong đoàn tùy tùng của ông Putin cho biết nhà lãnh đạo kỳ cựu của Nga đã bày tỏ sự thất vọng với một nhóm nhỏ cố vấn về những gì ông coi là những nỗ lực được phương Tây hậu thuẫn nhằm cản trở các cuộc đàm phán và quyết định của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong việc loại trừ các cuộc đàm phán.“Ông Putin có thể chiến đấu bao lâu cũng được, nhưng ông Putin cũng sẵn sàng ngừng bắn – để ngừng chiến tranh”, một nguồn tin cấp cao khác của Nga từng làm việc với ông Putin và có hiểu biết về các cuộc đối thoại cấp cao ở Kremlin cho biết.Nguồn tin, giống như những người khác được trích lời trong bản tin này, đã nói với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

https://www.voatiengviet.com/a/nguon-tin-tong-thong-putin-muon-ngung-ban-voi-ukraine-o-tien-tuyen-hien-tai/7625812.html

Thủ tướng Israel bị đề nghị truy nã, tiếp theo là gì?

Hôm qua 20/5, Công Tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan đã chính thức đề xuất ban hành lệnh truy nã Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với cáo buộc tội ác chiến tranh và chống lại loài người.Ngoài ông Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và ba lãnh đạo của Hamas cũng nhận lệnh truy nã với cáo buộc tương tự.Tuyên bố của ông Khan được đưa ra sau khi cuộc chiến ở Gaza diễn ra được bảy tháng.Ông Khan nói rằng mình có bằng chứng khi nói rằng năm cá nhân nêu trên phải “chịu trách nhiệm hình sự” về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại.Những bằng chứng của ông Khan sẽ được một ban thẩm phán xem xét và đánh giá tiêu chuẩn ban hành một lệnh truy nã đối với năm cá nhân nói trên.Để điều tra, ông Karim Khan và các cộng sự đã phỏng vấn các nạn nhân của cuộc tấn công ngày 7/10.Ông Khan nói rằng Hamas đã tấn công các giá trị cơ bản của con người, rằng “sự tàn ác và nhẫn tâm tột độ đã bóp nát tình yêu gia đình và mối liên hệ sâu sắc giữa cha mẹ và con cái, gây ra sự thống khổ khôn xiết.”Theo ông, dù Israel có quyền tự vệ, “những tội ác vô nhân tính” không khiến “Israel được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ luật nhân đạo quốc tế”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3ggl2mevy2o

Tòa Công lý quốc tế ra lệnh Israel lập tức ngừng tấn công Rafah

 

Các thẩm phán tại Tòa Công lý quốc tế (ICJ) hay còn gọi là Tòa án thế giới vừa ra lệnh cho Israel ngay lập tức chấm dứt chiến dịch tấn công quân sự vào thành phố Rafah, miền nam Gaza.Theo Reuters, phán quyết đã được hội đồng thẩm phán ICJ gồm 15 thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới thông qua hôm nay (24/5), với 13 thẩm phán ủng hộ và chỉ 2 thẩm phán phản đối là đại diện từ Uganda và chính Israel. Động thái diễn ra chỉ một tuần sau khi Nam Phi yêu cầu ICJ phải ra phán quyết khẩn cấp như một phần của vụ kiện Israel lên tòa án hàng đầu Liên Hợp Quốc với các cáo buộc diệt chủng.Chủ tịch Hội đồng thẩm phán ICJ Nawaf Salam đã đọc phán quyết của tòa, khẳng định tình hình ở vùng lãnh thổ Palestine xấu đi nghiêm trọng kể từ lần gần nhất ICJ yêu cầu Tel Aviv phải thực hiện các bước cải thiện. Tòa nhận thấy hiện đủ các điều kiện để ban hành một sắc lệnh khẩn cấp mới.Ngoài việc yêu cầu Chính phủ Israel ngay lập tức đình chỉ chiến dịch tấn công quân sự vào Rafah, ICJ cũng lệnh cho Tel Aviv mở cửa khẩu giữa thành phố với Ai Cập để cho phép viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Tòa án thế giới đồng thời yêu cầu nhà chức trách Israel phải cho phép các nhà điều tra tiếp cận khu vực đang bị bao vây và báo cáo lại tiến trình trong vòng một tháng.

https://vietnamnet.vn/toa-cong-ly-quoc-te-ra-lenh-israel-lap-tuc-ngung-tan-cong-rafah-2284226.html

Máy bay không người lái Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu và sân bay của Nga

Các máy bay không người lái của cơ quan an ninh SBU và quân đội Ukraine đã tấn công một nhà máy lọc dầu và sân bay quân sự ở khu vực Krasnodar nằm ở phía nam nước Nga trong cuộc tấn công ban đêm, một nguồn tin tình báo Ukraine cho biết hôm 19/5.Nguồn tin cho biết: “Đây là cuộc tấn công thứ hai của máy bay không người lái SBU nhằm vào sân bay quân sự Kushchevska và nhà máy lọc dầu Slavyansk trong ba tuần qua”.Nguồn tin cho biết, hàng chục máy bay khác nhau đã đỗ tại sân bay, trong đó có các máy bay Su-34, Su-25, Su-27, MiG-29.Các quan chức Nga hôm 19/5 nói rằng Ukraine đã bắn 9 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào Crimea và tấn công các khu vực của Nga bằng ít nhất 60 máy bay không người lái trong một cuộc tấn công lớn khiến một nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga phải dừng hoạt động.Các quan chức Nga cho biết, sáu máy bay không người lái đã rơi xuống khu vực của một nhà máy lọc dầu ở Slavyansk thuộc vùng Krasnodar ở phía nam đất nước. Hãng tin Interfax đưa tin rằng nhà máy lọc dầu đã tạm dừng hoạt động sau vụ tấn công.

https://www.voatiengviet.com/a/7618326.html

2 chiến hạm Trung Quốc ghé cảng Cambodia tập trận chung

Hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Năm, hai chiến hạm Trung Quốc cập bến thương cảng tại Cambodia để chuẩn bị cho hai quốc gia tổ chức tập trận hải quân hỗn hợp, Đài NBC News đưa tin.Chiến hạm đổ bộ Jingangshan và tàu huấn luyện Qijiguang tiến vào Cảng Sihanoukville trong lúc những người tiếp đón đứng trên bến cảng, cầm quốc kỳ Cambodia và Trung Quốc vẫy chào.Cảng Sihanoukville tọa lạc tại phía Bắc Căn Cứ Hải Quân Ream, nơi Trung Quốc tài trợ cho đề án mở rộng quy mô được Hoa Kỳ và các quốc gia khác theo dõi nhất cử nhất động vì lo ngại có thể trở thành tiền đồn mới của hải quân Trung Quốc trên Vịnh Thái Lan.Vịnh Thái Lan tiếp giáp với Biển Đông nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển và sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng mon men tới Eo Biển Malacca, một trong những tuyến thủy lộ quan trọng nhất thế giới.Wang Wentian, đại sứ Trung Quốc tại Cambodia, bác bỏ những lo ngại về Ream, nói với các phóng viên tại Sihanoukville rằng bất cứ nơi nào hải quân Trung Quốc hiện diện “thì cũng đều lan tỏa tình hữu nghị, chúng tôi đem đến sự hợp tác” và không có gì khác.“Kế hoạch hợp tác giữa quân đội hai quốc gia, giữa Trung Quốc và Cambodia, có lợi cho an ninh đôi bên cũng như khu vực,” họ Wang nói khi đứng trên bến tàu.Các chiến hạm Jingangshan và Qijiguang dự trù sẽ tham gia tập trận hải quân từ căn cứ Ream trong khoảng thời gian 24 tới 27 Tháng Năm, cùng với hai tàu hộ tống Trung Quốc neo đậu tại bến tàu mới của Ream trong hơn năm tháng.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/2-chien-ham-trung-quoc-ghe-cang-cambodia-tap-tran-chung/

Trung Quốc tập trận ‘trừng phạt’ Đài Loan: Bắc Kinh thù ghét tân Tổng thống Lại Thanh Đức

Vừa tổ chức tập trận quân sự trên bầu trời và vùng biển xung quanh Đài Loan, Trung Quốc vừa tung ra chỉ trích nhằm vào người mà họ cho rằng đã châm ngòi cho cuộc tập trận này: tân Tổng thống Lại Thanh Đức.Từ đài truyền hình nhà nước CCTV rồi các bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu, cho đến người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, điệp khúc lên án Tổng thống Lại Thanh Đức của Trung Quốc rõ ràng là gay gắt.Thời báo Hoàn Cầu nói ông Lại “kiêu ngạo” và “liều lĩnh”, còn CCTV viết rằng ông “chắc chắn sẽ bị đóng đinh vào chiếc cột ô nhục” và chỉ trích ông về việc “tuyên truyền học thuyết hai quốc gia”.Tờ báo này cũng cảnh báo rằng nếu ông Lại Thanh Đức và Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của ông “duy trì con đường độc lập cho Đài Loan, cuối cùng họ sẽ sụp đổ và cháy rụi”.Nguyên nhân khiến Tổng thống Lại bị cáo buộc như trên là trong bài trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5, ông đã dùng từ Trung Quốc (中國) khi mô tả Trung Quốc, Bắc Kinh nói rằng khi làm như vậy ông Lại đã bộc lộ suy nghĩ thực sự của mình rằng Đài Loan không phải là Trung Quốc và họ là hai quốc gia khác nhau. Trong mắt chính quyền Tập Cận Bình, đó là sự thừa nhận hệ tư tưởng “ly khai” của ông.Đối với người ngoài cuộc, điều này nghe có vẻ vô lý. Nhưng trong nhiều thập niên, Bắc Kinh và Đài Bắc đã gây bối rối khi đưa ra định nghĩa của họ về Trung Quốc, cũng như việc liệu Đài Loan có phải là một phần của Trung Quốc hay không. Ngay cả cựu Tổng thống Thái Anh Văn cũng cẩn thận khi đề cập đến Trung Quốc bằng những thuật ngữ uyển chuyển như “bên kia eo biển” hay “chính quyền Bắc Kinh”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c722wr64zdlo

Nga-Trung tăng cường hợp tác để chống lại ảnh hưởng của Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc hôm 17/5 sau khi Bắc Kinh và Moscow tái khẳng định “mối quan hệ chiến lược” bằng cách ký một tuyên bố chung và cam kết hợp tác chống lại áp lực “thù địch và phá hoại” từ Washington.Trong cuộc gặp giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga cho biết Moscow sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh và các nước phía nam toàn cầu khác hướng tới “một thế giới đa cực”, trong khi ông Tập nói hai nước cam kết điều hành quản trị toàn cầu “theo đúng hướng”.Một số nhà phân tích cho rằng ông Putin và ông Tập đang cố gắng nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moscow “là một lực lượng có lợi cho hệ thống toàn cầu”.Ông Philipp Ivanov, nhà phân tích Trung-Nga và là người sáng lập công ty tư vấn Geopolitical Risks + Strategy Practice, nói: “Cả hai nhà lãnh đạo đều muốn nhấn mạnh rằng họ đang tạo ra một môi trường bình đẳng hơn và hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu toàn diện hơn”.Ngoài việc thách thức trật tự thế giới hiện có do Hoa Kỳ lãnh đạo, ông Putin và ông Tập còn chỉ trích Mỹ và NATO đã tạo ra những tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn định khu vực ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bằng cách tạo ra “các nhóm khép kín và độc quyền” cũng như mở rộng sự hiện diện quân sự.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-trung-tang-cuong-hop-tac-den-chong-lai-anh-huong-cua-my/7616895.html

Ireland, Tây Ban Nha, Na Uy thông báo công nhận nhà nước Palestine

Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy hôm 22/5 tuyên bố rằng họ sẽ công nhận một nhà nước Palestine vào ngày 28 tháng 5, đồng thời nói rằng họ hy vọng các nước phương Tây khác sẽ làm theo, khiến Israel phải triệu hồi đại sứ của mình.Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói rằng động thái này nhằm tăng cường nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas ở Gaza.Israel phát động cuộc chiến ở Gaza để trả đũa cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ hơn 250 con tin, theo thống kê của Israel. Theo Bộ Y tế ở Gaza, các hoạt động của Israel tại vùng đất này đã giết chết hơn 35.000 người Palestine.Tây Ban Nha và các đồng minh đã dành nhiều tháng vận động các quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ và Slovenia, để thu hút sự ủng hộ cho việc công nhận một nhà nước Palestine.Tại Oslo, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nói rằng giải pháp thay thế duy nhất cho giải pháp chính trị giữa Israel và Palestine là “hai quốc gia sống cạnh nhau trong hòa bình và an ninh”.Đáp lại những thông báo này, Ngoại trưởng Israel Israel Katz đã ra lệnh triệu hồi đại sứ Israel ngay lập tức tại ba nước để tham vấn và cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng” hơn nữa.

https://www.voatiengviet.com/a/7622254.html

Hạm đội Nga tung video tiêm kích Su-30SM tấn công USV Ukraine

Hạm đội Biển Đen của Nga cho biết, các tiêm kích đa nhiệm Su-30SM của lực lượng này đã thực hiện thành công nhiệm vụ phá hủy xuồng không người lái (USV) Ukraine.Các phi công điều khiển Su-30SM, thuộc trung đoàn tấn công đường không của chúng tôi, đã nhận được dữ liệu từ người điều khiển hệ thống trinh sát về việc phát hiện USV Ukraine hoạt động trên biển. Kết quả của các hoạt động tác chiến là tất cả khí tài đối phương bị phá hủy”, thông cáo từ Hạm đội Biển Đen viết.Trong đoạn video được hãng tin TASS trích dẫn, tốp chiến đấu gồm 2 chiếc Su-30SM đã lần lượt thả bom, cũng như nã đạn từ súng máy lắp trên chiến cơ nhằm vào mục tiêu đối phương. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các phi công đã điều khiển tiêm kích trở về căn cứ an toàn.Việc phá hủy USV là nhiệm vụ khó khăn, khi mục tiêu nhỏ và khó phát hiện trên biển. Đồng thời, bạn phải nhắm mục tiêu trong chớp mắt khi thực hiện việc bổ nhào (máy bay)”, một phi công trong tốp điều khiển chiến cơ Su-30SM nói.

https://vietnamnet.vn/ham-doi-nga-tung-video-tiem-kich-su-30sm-tan-cong-usv-ukraine-2283459.html

Bầu cử Nghị Viện Châu Âu: Phe cực hữu đang chiếm ưu thế tại Pháp

Ngày 09/06/2024, cử tri 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị Viện Châu Âu. Riêng tại Pháp, cho dù đây là bầu cử ở cấp độ châu Âu, trong chiến dịch vận động tranh cử, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc đã biết khai thác những chủ đề trong nước, cho nên hiện vẫn chiếm ưu thế so với các chính đảng lớn khác. Theo kết quả một cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu được công bố ngày 15/052023, danh sách của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc vẫn bỏ xa các đảng khác với tỷ lệ 31%, trong khi danh sách đảng của phe đa số chỉ được 16%, theo sát là danh sách của liên minh đảng Place Publique – Đảng Xã Hội cánh tả, đứng hạng ba với 14,5%. Tiếp đến là đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất, hạng tư và đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, hạng năm. Các cuộc thăm dò trước đó cũng đã cho kết quả tương tự.Nói chung, trong trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu lần này, các chính đảng truyền thống từ tả sang hữu đều đang bị lép vế. Tuy vậy, bên phía cánh tả, có một nhân vật đang phần nào mang lại sự năng động, đó là nhà viết tiểu luận Raphaël Glucksmann. Cùng với nhiều nhân vật khác, vào năm 2018, Glucksmann đã thành lập đảng Place Publique. Đảng này tự nhận là chủ trương bảo vệ môi trường và ủng hộ châu Âu hợp nhất.Trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu lần trước vào năm 2019, Place Publique đã giành được hai ghế nghị sĩ nhờ một danh sách tranh cử chung với Đảng Xã Hội. Năm nay, hai đảng tiếp tục liên minh với nhau tranh cử với danh sách chung, đứng đầu là ông Glucksmann. Tuy hiện giờ đang đứng hạng ba, danh sách của liên minh Place Publique-Đảng Xã Hội có vẻ như sẽ còn tiến xa hơn. Nhưng tiếp tục áp đảo các đảng khác trong chiến dịch tranh cử Nghị Viện Châu Âu 2024 vẫn là đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, hậu thân của đảng Mặt Trận Dân Tộc do ông Jean-Marie Le Pen sáng lập. 

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20240524-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-phe-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu-%C4%91ang-chi%E1%BA%BFm-%C6%B0u-th%E1%BA%BF-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p

Xem thêm:

 

Nợ xấu ngân hàng: Thực trạng và giải pháp

TS. Trần Minh Thái – Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính (Bộ Tài chính)

Trong những năm qua, quá trình xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng dù đã đạt được một số thành công, song cũng tồn tại nhiều hạn chế và còn đối mặt với không ít thách thức về nguồn lực xử lý nợ, khuôn khổ pháp lý xử lý tài sản bảo đảm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hoạt động này càng gặp nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, cần triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.

Thực trạng nợ xấu ngân hàng thời gian qua

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết năm 2022, tổng số vốn tự có của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 422.786 tỷ đồng, tăng 15,23% so với đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt ở mức 9,04%.

Trong khi đó, tổng số vốn tự có của các NHTM cổ phần đã áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN là 722.854 tỷ đồng, tăng 18,52% so với đầu năm (Bảng 1). Tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng này cao hơn khá nhiều so với các NHTM nhà nước, đạt 12,29%. Theo đó, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng có tỷ lệ an toàn vốn với con số khá ấn tượng, đạt 18,61% tính theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN vào cuối năm 2022.

Bảng 1: Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hnagf thương mại tại Việt Nam theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN

 

Vốn tự có

Loại hình tổ chức tín dụng

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tỷ lệ an toàn vốn (%)

NHTM Nhà nước

422.786

15,23

9,04

NHTM cổ phần

722.854

18,52

12,29

NHTM nước ngoài

245.302

12,24

18,61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của NHNN (2022)

Trong hệ thống NHTM Việt Nam, hiện có hơn 20 ngân hàng đã áp dụng tiêu chuẩn Basel II, trong đó NHNN có 6 ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột. Một số ít ngân hàng đã bắt đầu chuyển sang đáp ứng những tiêu chuẩn của Basel III. Những động thái này sẽ giúp các ngân hàng quản trị rủi ro và an toàn vốn hiệu quả hơn.

Trong 5 năm trở lại đây, thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam có sự phân chia rõ rệt, trong đó, thị phần cho vay của khối NHTM nhà nước vẫn chiếm chủ yếu là 51,8%, nhóm NHTM cổ phần là 41,3% và NHTM nước ngoài là 6,9%. Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng giảm. Việc tích cực giảm tỷ lệ nợ xấu hàng năm cho thấy, chất lượng tài sản của ngân hàng có sự cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, dưới áp lực của nền kinh tế cũng như diễn biến dịch bệnh phức tạp, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại (từ 1,4% năm 2020 tăng lên 1,62% năm 2021), nhưng các tỷ lệ vẫn được giữ ở trong ngưỡng an toàn.

Một số ngân hàng lớn, như: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank đã giãn, hoãn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu cho khách hàng, nhưng không ít doanh nghiệp, người dân làm đơn yêu cầu được giãn, hoãn nợ và bị ngân hàng từ chối vì… chất lượng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp không đủ điều kiện.

Trong thời gian qua, tại Việt Nam, mặc dù Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã đồng hành cùng các tổ chức tín dụng và các công ty công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM (Asset Management Company – AMC) khác, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng về dưới 3%.

Tuy nhiên, kết thúc đợt công bố báo cáo tài chính quý II/2023, một loạt các báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, áp lực nợ xấu đang gia tăng. Trong 28 ngân hàng chỉ duy nhất 2 đơn vị ghi nhận nợ xấu giảm so với đầu năm. Tính đến hết 30/6/2023, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 28 ngân hàng ở mức 2,02%, tăng 0,41 điểm % so với đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu trung bình giảm từ 127% còn 105%.

Về quy mô nợ xấu, VPBank đang là ngân hàng có nợ xấu lớn nhất với 31.864 tỷ đồng, tăng 27% so với cuối năm 2022. Mặc dù, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) có cải thiện, giảm 30% xuống còn 4.989 tỷ đồng, nhưng nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ lại tăng mạnh lên lần lượt 45% và 53% lên 11.502 tỷ đồng và 15.371 tỷ đồng. 3 vị trí sau VPBank đều thuộc nhóm Big 4, trong đó, BIDV ghi nhận 25.970 tỷ đồng, tăng 47%, riêng nợ nghi ngờ nhân đôi lên gần 5.300 tỷ đồng; Agribank ở mức 25.945 tỷ đồng, tăng 9%; và VietinBank là 17.308 tỷ đồng, tăng 10%.

Nhìn trên tổng thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đang được kiểm soát ở mức dưới 3%, nhưng nợ xấu ở 7 ngân hàng đã vượt qua mức này. NHTM Cổ phần Quốc Dân (NCB) tiếp tục là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất ở mức 25,6% trong khi chỉ số này tại thời điểm cuối năm 2022 là 17%.

Nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng

Bảng 2: So sánh tỷ lệ nợ xấu và nợ bao phủ của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực

Các quốc gia

Trung Quốc

Malaysia

Thái Lan

Singapore

Philippines

Indonesia

Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu (%)

1,3

1,5

3,7

1,4

4,2

2,5

1,62

Tỷ lệ nợ bao phủ (%)

226,4

166,2

142,6

87,9

122,1

47,4

115,21

Nguồn: IMF (2022)

Dù chính sách tái cơ cấu nợ mới của NHNN đã được triển khai từ tháng 4/2023, nhưng nợ xấu của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng trong quý II/2023 cho thấy những thách thức mà nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt.

Một là, bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tồn kho tăng cao, cạn kiệt nguồn thu đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, từ đó làm cho nợ xấu gia tăng dù NHNN đã có cơ chế cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ. Bên cạnh đó, do đại dịch COVID-19, hoạt động xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi, do thị trường bất động sản (BĐS) “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra. Thực tế hiện nay, các ngân hàng được tái cơ cấu nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, song nhiều ngân hàng không mặn mà giãn, hoãn nợ.

Một số ngân hàng lớn, như: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank đã giãn, hoãn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu cho khách hàng, nhưng không ít doanh nghiệp, người dân làm đơn yêu cầu được giãn, hoãn nợ và bị ngân hàng từ chối vì… chất lượng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp không đủ điều kiện.

Hai là, thị trường mua bán nợ Việt Nam còn chưa hoàn thiện, các công cụ xử lý nợ vẫn còn thô sơ và quá trình xử lý các khoản nợ tồn đọng trong nhiều năm qua còn gặp nhiều khó khăn.

Ba là, khó khăn trong bán tài sản thế chấp xử lý nợ. Các ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, dù đã giảm giá rất thấp so giá trị khoản vay. Các ngân hàng đang dồn dập bán đấu giá khoản nợ, rao bán tài sản bảo đảm. Số lượng các khoản nợ, tài sản được rao bán trong giai đoạn gần đây ngày càng tăng nhanh từ phân khúc giá trị thấp đến cao cấp với giá trị vài trăm triệu cho đến hàng trăm, nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, việc thanh lý tài sản khó khăn. Rất nhiều khoản nợ, tài sản đảm bảo giá trị lớn liên quan tới BĐS rao bán 10 – 20 lần vẫn “ế”. Đơn cử như, VietinBank đã thông báo danh sách gần 400 tài sản bảo đảm cần xử lý, trong đó có nhiều khách sạn 4-5 sao, tòa nhà văn phòng quy mô hàng trăm tỷ đồng. Các tài sản này nằm ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó chủ yếu là BĐS du lịch ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế và TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, TP. Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Nội….

Một số giải pháp đề xuất

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định hệ thống ngân hàng, cần tập trung thực thi một số nhóm giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần phát triển thị trường mua bán nợ. Theo đó, cần xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ và chi tiết cho hoạt động mua bán nợ; đa dạng hóa các loại hàng hóa và phương thức mua bán nợ; thông tin minh bạch về khoản nợ, về bên mua, bên bán… Đồng thời, luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả.

Thứ hai, có các giải pháp đồng bộ từ nhiều bên liên quan. Nợ xấu không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh cũng như mức độ ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, giải quyết nợ xấu không chỉ là việc làm riêng của NHNN và hệ thống NHTM, mà cần có sự tham gia của toàn bộ các cơ quan quản lý nhà nước đồng hành cùng hệ thống doanh nghiệp nói chung. Để xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam, cần có các giải pháp đồng bộ từ nhiều bên liên quan như: (i) Bản thân mỗi NHTM cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu trong điều kiện cho phép và phù hợp với tình hình thực tế của chính ngân hàng đó, có thể chấp nhận giảm lợi nhuận; (ii) Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém trên cơ sở có sự hỗ trợ và kiểm soát từ phía NHNN; (iii) Giảm hoặc miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…), các thủ tục không cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả hơn.

Việc ứng phó trước những cú sốc từ nền kinh tế vĩ mô không chỉ đòi hỏi bản thân các NHTM Việt Nam phải tự nâng cao năng lực quản trị điều hành, duy trì một tỷ lệ vốn tự có hợp lý để chống đỡ rủi ro mà cần có sự tham gia quản lý điều tiết chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bình ổn thị trường tiền tệ, kiểm soát các biến số kinh tế vĩ mô… tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các NHTM.

Thứ ba, chú trọng vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Các nhà quản lý NHTM có thể sử dụng chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản để làm dự báo cho nợ xấu trong tương lai; Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Tập trung tăng trưởng quy mô bền vững như: Cung ứng vốn tín dụng một cách hợp lý nhằm điều chỉnh cơ cấu tín dụng thể hiện ở danh mục cho vay với các ngành nghề; Tăng cường khả năng quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian; Tích cực xử lý nợ xấu gắn liền với tăng trưởng tín dụng hiệu quả; Tiếp tục xử lý nhanh chóng nợ đọng bằng cách từ việc bán tài sản đảm bảo; tích cực đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng; giãn nợ, đánh giá lại các khoản vay để xem xét các ngành nghề và doanh nghiệp đang có vấn đề, cũng như thường xuyên cập nhật tình hình trả nợ khách hàng để có phương án xử lý kịp thời tránh bị động.

Tài liệu tham khảo:

  1. Ngân hàng Nhà nước (2022), Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của các tổ chức tin dụng, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb;
  2. IMF (2022), Báo cáo tình hình hoạt động của ngân hàng các nước ASEAN;
  3. MBS (2022), Báo cáo ngành Ngân hàng năm 2022;
  4. Đỗ Thị Dinh, Nguyễn Đức Dương (2023), Triển vọng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/trien-vong-phat-trien-ngan-hang-so-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi.html;
  5. Minh Phương (2023), Nan giải xử lý, cơ cấu lại nợ xấu ngân hàng, https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/nan-giai-xu-ly-co-cau-lai-no-xau-ngan-hang-643570.html;
  6. Thảo Nguyên (2023), Báo động nợ xấu ngân hàng, https://kinhtedothi.vn/bao-dong-no-xau-ngan-hang.html.
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2023

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen