Seite auswählen

GS Lê Hữu Khóa

22.1.2019

Bụi luận

Bụi đời giữa cõi người

****

An sinh xã hội

Dụng Công sản xóa Cộng sản

 

Tặng các cháu “bụi đời” mà thầy đã gặp trên các nẻo đường của đất Việt, khi

thầy nghiên cứu, khảo sát, điều tra và điền dã về hiện tượng xã hội: bụi đời.

Các cháu “bụi đời” đã “dạy” thầy hai định đề của nhân thế:

thế nào là sống sót ?

thế nào là sống còn ?

trong nhân sinh giúp thầy phải định nghĩa lại :

thế nào là nhân bản?

thế nào là nhân vị ?

Ân

Tác giả cảm ơn các bạn bè gần xa trên mạng xã hội đã cung cấp các hình ảnh để

cụ thể hóa được những ngày tháng nghiên cứu, khảo sát của tác giả về thảm họa

trẻ bụi đời có ngay trong số phận của Việt tộc hiện nay. Chủ đề này chính là một

thử thách vô hình của Việt tộc, để ta nghiệm lại kỹ chuyện: “máu chảy ruột

mềm”, để ta suy cho rõ chuyện: “máu chảy tới đâu ruột đau tới đó”, để mỗi người

trong chúng ta phải tự tư duy để tự hỏi có đúng không đạo lý: “thức khuya mới

biết đêm dài; ở lâu mới biết con người có nhân”.

Tác giả cảm ơn các bạn đã chụp bắt được những hình ảnh, giúp tiểu luận này nhân

chứng hóa được những năm tháng điều tra, điền dả của tác giả về bi nạn trẻ bụi

đời trong xã hội Việt tộc hiện tại. Hình ảnh là gốc của hiện tượng học thị giác làm

nên hiện tượng luận cảm quan, đó là thượng nguồn từ“tai nghe mắt thấy” tới “vô

trương bất tín” (thấy mới tin, không thấy không tin), nên hình ảnh cũng là gốc, rễ,

cội, nguồn của mọi phân tích, mọi giải luận, mọi nhận định của nhân học tri thức.

Tác giả cảm ơn các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện đã trao tới tác giả

những các dữ kiện, các chứng từ, các kinh nghiệm… để thực chứng hóa được

những phân tích, những giải luận của tác giả về hoạn nạn trẻ bụi đời trong cộng

đồng Việt tộc hiện nay, đang mang tai tiếng là vô cảm, vô giác, tới từ vô tri, vô

minh ngay trên chính số phận của đồng bào của mình; mà kẻ vô cảm, vô giác, vô

tri, vô minh sẽ trực tiếp hay gián tiếp nằm trong quy luật đồng hội đồng thuyền, sẽ

có cùng một giòng sinh mệnh (bụi đời) với các trẻ hiện nay đang đầu đường xó

chợ.

Tác giả ghi ơn các minh sư của các hệ thống giáo dục của Âu châu, biết quý nhân

quyền, trọng dân chủ, yêu tri thức, đã vận dụng khoa học xã hội nhân văn, để khai

thị rồi đào tạo ra các môn sinh biết lấy nhân vị của nhân quyền để nhận ra các định

nghĩa, định đề, định luận của nhân học.

MỤC

Dẫn nhập:

Bụi và luận

Từ xã hội học tới nhân học:

từ giải luận tới diễn luận

Từ văn hóa tới giáo dục:

từ phản diện tới phản biện

Từ an sinh xã hội tới nhân sinh xã hội:

từ công sản tới công ích

Tạm kết:

từ trẻ bụi tới dân bụi

Dẫn nhập

Bụi và luận: các chỉ báo về thực trạng dân bụi

 Bụi đời (bụi giữa đời, bụi trong đời, bụi ngoài đời…) chỉ những ai vô gia

đình, không nhà, không nơi sống cố định, không nơi ở yên ổn, sống như bụi

trôi dạt, lất phất giữa đời. Sống trên đường phố, đi lại qua các phố phường,

rồi bị xếp loại một cách vô phúc nhất bởi những kẻ có gia đình, có nhà, có

nơi nương tựa là loại đầu đường xó chợ; đây là loại bất công mà khoa học

xã hội và nhân văn chưa đặt tên.

 Luận về hiện tượng xã hội bụi đời này, thì tên gọi rất khác nhau, qua từng

quốc gia, qua từng xã hội; nên có những quốc gia văn minh, có những xã

hội có nhân văn, tên gọi những ai tứ cố vô thân một cách êm đềm hơn. Thí

dụ như người Pháp gọi họ là: kẻ không nơi cư trú cố định (sans domicile

fixe). Êm tên để nhẹ kiếp! Vì họ còn là người, họ chỉ không có nhà để ở,

không còn gia định để nương, họ không hề là: bụi! Ngữ pháp bụi luận làm

tựa cho tiểu luận này, đi từng giai đoạn, từ điều tra qua điền dã, từ nghiên

cứu qua khảo sát, từ phân tích qua giải thích, để xây dựng nên một quy trình

cho luận về hiện trạng đau thương này của Việt tộc.

 Trong đó, lý luận về một cá nhân bụi đời, không nên quy chụp vào số phận

hay phần kiếp của cá nhân đó; mà đây là một hiện trạng xã hội, nơi mà nhân

học nhận thức phải song hành cùng xã hội học giáo dục để nhân diện được

trách nhiệm của toàn bộ xã hội đối với với tất cả cá nhân này, nhất là chính

quyền quản lý xã hội đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bi nạn bụi đời.

 Tại đây, lập luận về thực thể bụi đời, không những nói lên hậu quả gia đình

tạo ra hậu nạn xã hội bụi đời, mà nhân học nhận thức phải song hành cùng

xã hội học tri thức để nhận ra những bất bình đẳng luôn song đôi với bất

công trong một xã hội, từ đó cướp đi tất cả điều kiện sống bình thường cùng

cơ may được sống yên, được sống lành trong một mái ấm. Vì có mái ấm thì

sẽ không có bụi đời!

 Từ đây, giải luận về bi nạn bụi đời, phải tìm từ gốc tới ngọn, tại sao là dân

chúng mà một sớm một chiều lại trở thành dân oan, từ những người có mái

ấm dung thân, giờ lại lâm vào cảnh tứ cố vô thân, rồi màn trời chiếu đất, rồi

đầu đường xó chợ. Vậy nên nhân học nhận thức phải sẽ chung đôi cùng xã

hội học chính trị để nhận ra đường đi nước bước của bạo quyền lãnh đạo

độc tài, có chung chia với tà quyền tham quan sống nhờ tham nhũng từ

trung ương tới địa phương, rồi chia chác với đám ma quyền tham tiền qua

buôn đất, không những biến dân chúng thành dân oan, mà còn biến họ

thành tro bụi ngay trong cuộc sống, xô đẩy họ vào kiếp bụi đời!

 Sau đó, diễn luận từ lỗi cơ chế tới tội lãnh đạo nơi mà những kẻ bụi đời

không còn là những cá nhân riêng rẽ, mà là một thành phần xã hội ngày

càng đông, sống trong nheo nhóc của cùng cực đói nghèo, mất trắng an sinh

xã hội, mất trọn nhân quyền, quyền được sống bình thường của những công

dân trong một xã hội pháp quyền.

 Kết cục là đẩy ra, vất ra, quăng ra đường phố, chợ búa, những đứa trẻ không

nhà, những thiếu nhi mất nhà, xa cha mẹ, nên nhân học nhận thức phải sánh

đôi cùng tội phạm học phân tích để kết luận trong tỉnh táo và sáng suốt là

biến trẻ thơ, biến thiếu nhi thành bụi đời là một tội ác!

  

 

Từ xã hội học tới nhân học:

từ giải luận tới diễn luận

Nhân học tri thức

Bụi và phận: các chỉ báo về hiện trạng thân bụi

 Thân phận không phải là số phận, thân phận mang không gian của hiện

tại, số phận phải đèo số kiếp dài theo thời gian; nhưng thân phận hiện tại

nói lên số phận tương lai; vì thân phận là chỉ báo (vì là điềm báo) cho số

phận, vì cả hai vừa là nhân và vừa là quả, gắn liền với nhau trong nhân

kiếp.

 Thân phận bụi đời không nhất thiết là thân phận mồ côi, vì có kẻ có cha

mẹ có nhà nhưng thành bụi đời, có người mồ côi nhưng suốt kiếp không

thành bụi đời; nhưng mồ côi cha lẫn mẹ, rồi không người bao bọc, chở

che, và hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa rất dễ rơi vào bi nạn bụi

đời.

 Thân phận bụi đời làm nên số phận bụi đời, không phải là một đường

thẳng từ đầu tới cuối kiếp người, mà thân phận bụi đời là những đoạn

đường rất khác nhau, tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh, nhất là tùy thuộc vào

các chính sách an sinh xã hội, trong đó chính quyền phải chịu trách

nhiệm, chính phủ phải nhận trọng trách trước thực trạng xã hội này.

 Thân phận bụi đời có thể bắt đầu rất sớm từ lúc còn là thiếu nhi, đây là

trung tâm nghiên cứu và ngã tư khảo sát của tiểu luận này, có khi kéo dài

cả đời, rồi để lại rơi vào chuyện tái sản xuất hiện trạng thân bụi, mà xã hội

học gia đình và giáo dục gọi tên là: tái sản xuất xuyên thế hệ.

Thân phận bụi đời cũng có thể là những đoạn đường của một cá nhân, một

gia đình, phải chịu nhiều lần thảm cảnh thân bụi; đã thoát ra được họa

cảnh bụi đời, nhưng họ luôn là con mồi trước mọi áp bức, bất công, bạo

lực… đẩy đưa họ lại con đường cũ: bụi đời. Đây là hệ lụy của các nạn

nhân ngắn cổ bé họng, trong một hệ thống hàng dọc của bạo quyền lãnh

đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất vì tham tiền, biến dân lành

thành dân oan, rồi thành dân bụi, mà không có một cơ chế công lý nào

bảo vệ các nạn nhận này.

 Thân phận bụi đời nói lên thảm kịch của bất công trong xã hội, tại đây các

nạn nhân bụi đời bị xem như sống ngoài lề của đời sống xã hội hiện tại, bị

loại ra khỏi trong sinh hoạt xã hội hằng ngày, bị bứng gốc khỏi quan hệ

xã hội bình thường. Họ vô hình trong cách tính của chính quyền, họ vô

dạng trong thống kê của chính phủ. Nhưng họ là kết quả tất yếu làm ra

hậu quả tức thời tới từ bạo quyền lãnh đạo vô luân, tà quyền tham quan vô

cảm, ma quyền tham tiền vô giác. Chính ba cấu trúc: đời sống xã hội, sinh

hoạt xã hội, quan hệ xã hội là nội công của xã hội học nạn nhân hóa, làm

nên nội lực cho nhân học nhận thức về các nạn nhân trong một xã hội,

trong một dân tộc, trong một đất nước.

 

Nhân học tâm thức

Bụi và nghiệp: các chỉ báo về họa nghiệp

 Họa nghiệp bụi đời có thể chỉ là một thời gian ngắn, có khi lại là cả kiếp

người, nơi mà xã hội học góc độ (sociologie des trajectoires) đề nghị xét

nghiệm một đời người như một hành khách đi những chặng đường của

cuộc sống, qua hình tượng của phương tiện lưu thông công cộng: có trạm,

có đi, có ngừng, có đổi, có tới…

 Trong đó có đoạn đường (trajet), nhiều người lên cùng một chuyến xe

cùng khởi hành một trạm xe, nhưng họ xuống các trạm khác nhau, và có

khi tới trạm cuối thì không còn ai. Một ngày kia, xã hội Việt không còn

trẻ em Việt bụi đời, ngày ấy là ngày xã hội Việt thật sự bước vào đoạn

đường văn minh.

 Trong đó có những đoạn đường di chuyển chấp nối (correspondance)

nhau, qua các thời điểm khác nhau, qua các không gian không giống nhau.

Khi còn là thiếu nhi thì đã là bụi đời tại Hà Nội, miền Bắc; khi thiếu niên

thì cũng là bụi đời nhưng tại Huế, miền Trung; khi thanh niên thì vẫn là

bụi đời nhưng sinh tồn tại thành Hồ, miền Nam. Tổng thể của mọi sự chấp

nối là hình ảnh trung thực của hoạn trạng bụi đời.

 Trong đó có dừng chân (pause), giữa những đoạn đường khác nơi, khác

vùng, và một cá nhân có thể sống liên tục kiếp bụi đời (ngựa quen đường

cũ); mà cũng có các cá nhân khác tạm thời tìm ra việc làm, có thể nhất

thời có hội ngộ với một quý nhân, có hạnh ngộ với một ân nhân, và được

chăm sóc được sống vài tháng, vài năm… có nơi nương thân ổn định, với

một gia đình trong một mái ấm, dù là tạm bợ (nhờ duyên ta biết quê người

nơi đây).

Và có trạm cuối (terminus) của một cá nhân, một gia đình, sống mà không

có lối ra về kinh tế, không có lối thoát về nghề nghiệp, không còn con

đường sống bình yên trong một cuộc sống bình thường, vì bị mất tất cả

vốn xã hội. Mà xã hội học về vốn xã hội (sociologie des capitaux) khi

phối hợp với nhân học chính trị (anthropologie politique) đề nghị nghiên

cứu các nạn nhân bụi đời bị lâm vào môi trường nghiện ngập và tội phạm,

vì cuộc sống hàng ngày đã đưa đẩy họ vào đường cùng, mà chính họ cũng

là các con mồi, là các nạn nhân bị giật dây vào các hành động phạm pháp.

 Có khi là trạm thoát, nơi đây là trạm đến (arrrivée) mang nhân tố tích

cực, khi một cá nhận bụi đời, hoặc một tập thể bụi đời được hổ trợ từ học

hành tới huấn nghiệp, từ kinh tế tới xã hội, từ giáo dục tới văn hóa… để

thoát kiếp bụi đời. Tại đây, khoa học giáo dục và xã hội học chính trị lập

được một liên minh trong phân tích để nhận ra các thành công của các

chương trình cứu trẻ bụi đời; trong đó có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa

chính quyền và các hội đoàn từ thiện, giữa chính phủ và các chủ thể thiện

nguyện; nơi mà ý nguyện của hội lành, người tốt, cùng đồng tâm, đồng

cảm, đồng giao với ý lực của chính quyền, chính phủ, tất cả cùng nhau

tâm nguyện phải cứu cho bằng được các trẻ bụi đời!

Nhân học nhận thức

Bụi và kiếp: các chỉ báo về loạn kiếp

 Lọan kiếp là không có được nghĩ ngơi trong bình thường của trong ấm

ngoài êm, trong thực cảnh không nơi nương náu. Nhưng nghiên cứu, khảo

sát, điều tra, điền dã… về trẻ mồ côi của Việt Nam có không gian đặc thù

của nó, có thời gian đặc biệt của nó, có thời điểm mang đặc tính của nó.

Nó không giống như tác phẩm văn chương hiện thực Những kẻ khốn cùng

(les Misérables) của V.Hugo, thực trạng của các trẻ bụi đời Việt hiện nay

mang cường độ và mức độ bạo động tới từ bạo quyền của một chế dộ

công an trị. Bạo lực lãnh đạo sinh ra bạo động trong một xã hội Việt đã

mất phương hướng về giáo dục và đạo đức, với một chính quyền độc đảng

chọn độc tài nhưng bất tài trong quản lý, chọn độc trị nhưng lại không biết

quản trị, chọn độc tôn nhưng không tôn vinh được một đạo lý nào cho dân

tộc, một luân lý nào cho đồng bào.

 Lọan kiếp là không có mái ấm gia đình, mất đi mọi quy luật từ cha mẹ

sinh thành tới tổ ấm có gia phong, trong đời sống bình thường có gia

giáo: con cái ở đâu, ông bà ở đó. Tại Âu châu, có sắc dân Tzigan (Gitan),

là cộng đồng du mục nơi mà tập thể chọn: ăn xin, ăn mày… để sinh nhai

hằng ngày, để sinh sống hằng năm, trong một thời gian dài qua nhiều thế

hệ, nhưng họ không tự nhận là bụi đời. Hiện trạng trẻ bụi đời tại Việt Nam

có dây dưa rễ má của một đất nước bị loạn tâm bởi chiến tranh trong thế

kỷ qua, bị loạn thần qua nghèo đói, lại vô phúc song hành cùng bạo quyền

lãnh đạo, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền, với túi tham không

đáy, tạo ra vô cảm “ai chết mặc ai”, làm ra vô nhân “bây chết mặc bây”.

Loạn kiếp có ngay trong văn hóa thân tộc, nơi mà thống tộc trong quy luật

“cùng máu mủ”, khinh kẻ ngoại nhà, ngoại họ: “người dưng nước lã”, rồi

đặt tên ác để vinh danh bạo quy luật khép kín này: khác máu tanh lòng.

Chính vòng kín này đã loại đi các cơ may, các cơ duyên để kẻ lạ được

chấp nhận vào nhà, vào xóm, vào làng… Tại Việt Nam, hiện nay có các

nhà, các xóm, có khi có cả làng chọn: ăn xin, ăn mày… như một nghề,

dính tới một nghiệp, đã có từ bao đời. Nhưng chính các kẻ cùng nhà, cùng

xóm, cùng làng này làm nghề này, họ không hề tự xem họ là: bụi đời; vì

họ có nhà, có họ, có thân tộc… và họ vẫn hãnh diện về họ hàng của họ:

chim có tổ, người có tông, nhưng họ không hề có tình tương trợ, cụ thể là

nơi nương tựa của những nạn nhân bụi đời mà không có quan hệ thân tộc

với họ.

Nhân học luận thức

Bụi và kiếp: các chỉ báo về nhân kiếp

Lý thuyết luận văn hóa

Văn hóa của cộng đồng song hành cùng giáo dục của gia phong, Việt tộc vinh

danh lòng đoàn kết, thăng hoa tình tương trợ: máu chảy ruột mềm, lại cùng lúc

xiết kín lối vào cửa ra của các cá nhân cùng thân tộc: trâu đồng nào ăn cỏ đồng

nấy. Đây là thực tế của văn hóa, nó như con dao hai lưỡi, nó biết củng cố quan hệ

gia đình họ hàng, nhưng lại đóng cửa với: người dưng nước lã; rất tương trợ trong

thân quyến, nhưng hững hờ, lạnh nhạt với đồng loại. Thậm chí họ lại dễ dàng

dùng luân lý gia tộc để buộc tội tha nhân trong hoạn nạn: đem con bỏ chợ. Tiểu

luận này đề nghị xem lại để xét lại văn hóa cộng đồng, giáo dục gia tộc, trên các

chỉ báo của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó nhân học đóng vai trò chủ đạo

để lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận về thực trạng bụi đời Việt.

Phương pháp luận thực nghiệm

Có thực mới vực được đạo, tại đây phương pháp luận thực nghiệm nhận diện ngữ

văn: thực, phải làm nên hai ngữ pháp: thực (phẩm) và (sự) thực, dùng điền dã,

điều tra, khảo sát, nghiên cứu hiện tượng bụi đời với thượng nguồn là hệ: thực

(phẩm), tại đây trẻ bụi đời thiếu ăn, thiếu uống, tức là thiếu thực (phẩm), không có

cơm ăn, áo mặc tức là không có các điều kiện vật chất bình thường. Nhưng từ

phân tích tới giải thích, chủ đề bụi luận đi xa và đào sâu để hiểu hệ: (sự) thực qua

các chặng đường của các nạn nhân bụi đời trước bạo quyền tham nhũng, trước tà

quyền tham quan, trước ma quyền tham tiền, nguồn gốc của bất bình đẳng, có cha

sinh mẹ đẻ là bất công. Từ đây, hai hệ: thực (phẩm) và (sự) thực, đã nhập một để

giải luận rõ là bất công luôn trá hình dưới ngữ thuật: bất hạnh để chỉ kẻ bụi đời,

môt kẻ đã mất tất cả. Mất gia đình lẫn họ hàng, vì đã mất trọn (chú như cha, dì

như mẹ). Mất thân quyến lẫn thân tộc, vì đã mất trắng (sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp

vú dì). Mất đạo lý lẫn luân lý lẫn thân tộc, vì đã mất luôn gia giáo (Thà đui mà giữ

đạo nhà/ Còn hơn có mẹ có cha không thờ).

Khoa học luận phản chứng

Nhất con nhì cháu, thứ sáu người dưng đẩy xuống hạng thấp nhất người dưng, rồi

đạp xuống tận cùng kẻ mồ côi cha lẫn mẹ, đã rơi vào họa bụi đời: sống bờ chết

bụi, với cách xếp hạng để xếp loại: cháu mười đời hơn còn hơn người dưng;

không cho kẻ gặp nạn mồ côi có cơ may: ngẩng cổ ngóc đầu. Khoa học luận phản

chứng dùng phản biện để lập ra phản diện, bằng xác chứng là: ngựa chạy có bầy,

chim bay có bạn chỉ dùng những ai có cha mẹ, gia đình, mái ấm có đủ tâm lực, trí

lực, lý lực để thực thi được đạo đức: một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, trong khung

khép kín giữa với ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu trong cùng gia đình; kiểu tứ

đại đồng đường; hay có thể dùng rộng hơn vì có đủ ý nguyện, ý chí, ý lực phá vỡ

khung khép kín của gia tộc, để thực hiện trí khoan dung, tâm dung thứ, lòng vị tha

với đồng bào, đồng loại hay không?

Xem Bụi Luận (phần 2)

___

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp các tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), Dân Luận (l’argumentation démocratique), Tự Luận (l’argumentation libre), Chính luận (l’argumentation politique), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen