Seite auswählen

Trong bài Tin hay không tin và câu chuyện của những người đấu tranh, mẹ Nấm một phần bị chỉ trích vì những tuyên bố liên quan đến đại dịch virus Vũ Hán ở Mỹ. Mình cho đăng bài này có quan điểm ủng hộ với tinh thần là cho người đọc tiếp cận với nhiều ý kiến khác nhau.

Vấn đề đáng đọc ở đây là những người viết bàn về thế nào là tự do ngôn luận.

Tâm điểm của bão là từ bài này

 Cuộc tranh luận về thuốc điều trị sốt rét sẽ đi đến đâu?? 

PDF

 

Nhã Duy

27-3-2020

Theo sau MC Nguyễn Ngọc Ngạn, blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trở thành người của công chúng bị chỉ trích, bị tấn công, qua các phát biểu trên trang mạng xã hội của họ. Cả hai người, MC Nguyễn Ngọc Ngạn và nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói sai điều gì?

Năm ngoái, trong một chương trình ca nhạc tại Đức, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã đưa số liệu trong một bài báo đăng ngày 29/9/2019, trích từ cơ quan di trú Canada của đài CBC – một cơ quan truyền thông quốc gia, có uy tín của Canada – rằng đã có gần 50 ngàn người đến Mỹ rồi vượt biên giới, xin tị nạn tại Canada và Mỹ đang có chính sách khó khăn hơn với những người chưa là công dân Hoa Kỳ.

Cho dù ông Ngạn chỉ nhắc con số 50 ngàn người mà không hề chỉ trích trực tiếp bất cứ ai, cũng như lời nói cá nhân của ông tại một chương trình văn nghệ nhỏ, không phải thu hình trực tiếp, quảng bá đến hàng triệu người Việt, nhưng cộng đồng mạng người Việt cho rằng, ông đã “bịa đặt” hay “tấn công” tổng thống Mỹ, là người mà họ đang ủng hộ. Chiến dịch tấn công rầm rộ và lan rộng, dù nhất thời, nhưng cho thấy một cuộc “lên đồng tập thể” của một số người trong cộng đồng gốc Việt đã diễn ra như thế nào.

Câu chuyện lặp lại với blogger Mẹ Nấm hiện nay, sau bài viết trên trang Facebook của cô vài ngày trước.

Câu nói khá phổ biến tại Mỹ và trên thế giới, như “dịch bệnh thì tin vào chuyên gia, bác sĩ, đừng tin lãnh đạo (*) hay “nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ“, là những câu nói rất bình thường, có thể nghe từ miệng của nhiều người Mỹ thốt ra, nhưng nó đã làm cho một số người Việt, hay người Mỹ gốc Việt, tức giận. Đơn giản là vì, dù không trực tiếp, nhưng cô đã đụng chạm đến tổng thống của họ.

Cuộc “lên đồng tập thể” lần này diễn ra với cường độ dữ dội, hơn cả khi nó diễn ra trước đó với MC Nguyễn Ngọc Ngạn, thậm chí có ai đó đã khởi động kiến nghị, thu thập chữ ký trên trang change.org để chống lại cô Quỳnh. Những ý kiến thẳng thắn, bộc trực của cô dù không có gì sai, nhưng cô bị tấn công dữ dội, bởi cô đã dám đụng vào thần tượng của họ.

***

Trở lại chuyện nước Mỹ, dù Hoa Kỳ đã thành lập ban đặc nhiệm chống dịch bệnh quốc gia, trong các cuộc họp báo vừa qua, TT Donald Trump là người đứng ra tuyên bố và trả lời một số câu hỏi chuyên môn mà lẽ ra phải từ các nhà chuyên môn. Thậm chí những điều ông Trump nói, trái ngược với giới chuyên môn, như ý kiến của bác sĩ Anthony Fauci, là người đứng đầu Viện Bệnh Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, đã dẫn dắt nước Mỹ chống lại dịch bệnh trong vài thập niên qua, từ tổng thống Reagan cho đến nay. Bác sĩ Fauci đã thẳng thắn phản bác lại ý kiến của TT Trump, ngay tại buổi họp báo, cũng như trong những lần trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông.

“I feel” – Tôi có cảm giác… là lời ông Trump thường lặp lại trong các cuộc họp báo. Khoa học hay y học nói riêng, không có chỗ cho trực giác, mà cần sự chính xác, chắc chắn. Thăm dò của NPR /PBS New Hours cho thấy, có đến 60% người được thăm dò không tin vào lời tổng thống nói về dịch bệnh, mà họ chỉ tin vào giới chức y tế với tỉ lệ 84%.

Điều đó có thể thấy, nhận xét của cô Quỳnh, “dịch bệnh thì nghe lời bác sĩ, không nghe lời lãnh đạo” hay bất cứ người nào khác. Điều này không có gì sai trong bất cứ xã hội nào và nó cũng tương tự như suy nghĩ của bao nhiêu dân Mỹ qua thăm dò nói trên. Người bệnh đến gặp bác sĩ, bệnh viện, không ai đến công sở hay gặp lãnh đạo để tham vấn hay được chữa trị.

Về hiện trạng dịch bệnh, rõ ràng là nước Mỹ cũng “chẳng vĩ đại” gì hơn các quốc gia khác. Cũng hoảng hốt, cũng thiếu thốn phương tiện, các doanh nghiệp bị đóng cửa và sa thải nhân viên, kinh tế nguy cấp. Thị trường Mỹ chứng khoán nhiều ngày rơi tự do, phải “cắt cầu dao“, tạm ngừng giao dịch, hơn một tháng qua, đã mất nhiều ngàn tỉ đồng. Dù Mỹ có gần hai tháng chuẩn bị trước các nước khác, nhưng đến hôm nay, số người được xác nhận bị nhiễm coronavirus ở Mỹ đã dẫn đầu thế giới và chắc chắn còn lên cao trong những ngày tới.

Vậy tại sao người ta chống Nguyễn Ngọc Như Quỳnh? Đơn giản vì cô nói lên suy nghĩ của cô về hiện tình dịch bệnh trái ngược với lãnh tụ của họ. Hơn nữa, cô là người được công chúng biết đến, lời nói của cô được phát tán rộng rãi, không giống như sự tin tưởng, sùng bái của một số người Việt. Họ chống cô với lời lẽ cay độc, họ xem cô như kẻ thù và kêu gọi Mỹ trục xuất về VN, giống như cuộc đấu tố của đảng dành cho “kẻ thù giai cấp”.

Như Quỳnh đã đối diện với ngục tù tàn khốc của cộng sản ở trong nước nhưng cô đã vượt qua. Tôi tin rằng, cô có đủ bản lĩnh để vượt lên đám đông muốn trừ khử cô ngoài kia. Chắc chắn cô không đơn độc khi còn có những người Việt công chính đang ủng hộ cô.

Nước Mỹ vĩ đại bởi đã từng gặp thử thách, khó khăn như bao nhiêu quốc gia khác nhưng dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo tài ba, họ đã hợp lực, đoàn kết với người dân, để đưa nó trở lại mạnh mẽ hơn. Nước Mỹ không vĩ đại vì sự chia rẽ, kích động hận thù và trấn áp quyền biểu đạt của người khác.

Tiểu thuyết gia George Orwell từng viết: “Nếu tự do có nghĩa là bất cứ điều gì, thì nó có nghĩa là quyền được nói điều mà người khác không muốn  nghe“. Ở đây, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – chỉ nói lên sự thật, dù sự thật đó không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe.

Tuy nhiên, cô Quỳnh đến Mỹ không phải để bị bịt miệng, bởi ở trong nước CSVN cũng không thể bịt miệng được cô, thì không lý nào cô có thể bị bịt miệng dễ dàng ngay trên đất nước mà quyền tự do ngôn luận đã được tu chính án số một của Hiến pháp Mỹ bảo vệ.

____

(*) Ngày 21/3, nhà báo Dan Spinelli cũng đã có bài viết trên báo Mother Jones: Làm ơn nghe lời khuyên từ bác sĩ của bạn, đừng nghe lời tổng thống.

Tiếng Dân

Chuyện Mẹ Nấm, “Qua” có đôi lời thưa chuyện cùng anh chị em

30-3-2020

Mấy hổm rày “Qua” rất phiền muộn về việc chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) bị những người anh chị em thiện lành của “Qua” phê phán và chỉ trích gay gắt vì phát ngôn “nước Mỹ chưa vĩ đại” và “đừng tin lời lãnh đạo (ám chỉ tổng thống Trump)” của chị Quỳnh.

Sự việc của chị Quỳnh, nhưng mà không phải là chuyện riêng của chị Quỳnh, mà nó là chuyện chung vì nó liên quan đến quyền tự do ngôn luận, các định kiến phân biệt đối xử, và nhân phẩm của tất cả chúng ta. Vì vậy, “Qua” có đôi lời xin thưa chuyện với anh chị em.

Anh chị em thiện lành thân mến! Trở về hơn 10 năm trước, đó là khi chị Quỳnh còn ở trong nước, Chị lên tiếng phê phán các vấn đề chưa tốt, chưa vĩ đại của Việt Nam, trong đó nhiều quan điểm chỉ trích giới lãnh đạo Việt Nam, thì chị Quỳnh đã phải hứng chịu những gì?

Hồi đó chị Quỳnh cũng bị gọi là kẻ vô ơn. Đang sống trong đất nước VN mà lại đi nói xấu đảng và nhà nước. Rồi chị Quỳnh nghe không ít tiếng xua đuổi, kiểu như “nói xấu VN như vậy thì cút qua Mỹ mà sống”.

Kế nữa là người ta lôi chuyện đời sống hôn nhân riêng tư của chị Quỳnh ra xào nặn, mô tả Chị như một người phụ nữ có đời sống hôn nhân thiếu chuẩn mực, thiếu lành mạnh, đôi khi mang tính bôi nhọ, xúc phạm.

Rồi từ tên Mẹ Nấm, chị Quỳnh bị mỉa mai thành tên Nấm độc. Cuối cùng chị bị bắt và kết án 10 năm tù vì lý do “tuyên truyền gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với lãnh đạo”.

Trong các anh chị em chúng ta ngày đó, khi nghe những lời lẽ như vậy, anh chị em rất dị ứng đúng không, và hay gọi đó là tư duy lập luận của đám “bò đỏ”, “Ak 47”, hoặc Dư luận viên.

Và giờ chị Quỳnh qua Mỹ, vẫn nói như cách mà chị vẫn hay bày tỏ ở VN, phê phán các vấn đề công của nước Mỹ, bao gồm giới lãnh đạo nước Mỹ, thì lại bị các anh chị em phản ứng. Nếu như sự phản ứng đó được thực hiện bằng phương pháp tranh luận lý lẽ thì không có gì để nói. Còn đằng này, nhìn cách phản ứng của anh chị em, “Qua” thấy nó rất giống như điều mà chị Quỳnh đã từng nếm trải khi còn ở Việt Nam. Vẫn là cách gọi Nấm độc, vẫn là lập luận gọi chị là kẻ vô ơn, rồi đem chuyện đời sống hôn nhân riêng tư của Quỳnh ra bêu riếu, rồi lập trang kiến nghị thu thập chữ ký đòi đuổi Quỳnh về lại Việt Nam.

Như vậy là đối xử không công bằng, mang định kiến phân biệt đối xử với chị Quỳnh. Nói theo ý ta thì sống, trái theo ý ta thì chết, có phải vậy không?

“Qua” biết không phải anh chị em nào ở Mỹ cũng hành xử với chị Quỳnh như vậy. Đó chỉ là một số ít thôi, nhưng số ít này sẽ không dừng lại. Điều “Qua” lấy làm tiếc là một số anh em của “Qua”, vì có mâu thuẫn, hiềm khích trước đó với chị Quỳnh, nhân lúc chị Quỳnh bị hắt hủi, nếu không chìa tay ra được sao đành nỡ lòng… đưa chân đạp luôn. Như vậy là không ổn chút nào.

Chị Quỳnh, hay “Qua”, cũng như bao người khác cũng đều có những khiếm khuyết trong quan hệ ứng xử, từ công việc cho đến chuyện tình cảm. Điều đó có thể làm nhiều anh chị em không thích hoặc ghét bỏ. Nhưng đừng vì sự yêu hay ghét mà vùi dập nhau một cách không thương tiếc bằng các ngôn từ khiếm nhã và ứng xử thiếu khoan dung với nhau.

Thấy thích thì chơi, thấy hợp thì làm việc cùng nhau. Nếu không được như vậy thì ít ra khi gặp nhau trên mạng lẫn ngoài đời thì cũng nên chào hỏi nhau mang tính chất xã giao cũng được. Chứ kéo nhau lên mạng vạch mặt nhau để làm gì, lên án nhau để làm gì? Để rồi ngày hôm nay người này theo phe này, người kia theo phe kia, lời qua tiếng lại để được gì?

Điều “Qua” muốn nói với các anh chị em là, chúng ta nên lưu ý đến quyền tự do ngôn luận của chúng ta, trong đó cần phân biệt rõ giữa vấn đề công và chuyện cá nhân. Đối với các vấn đề công như chính sách, quốc gia, giới lãnh đạo chính trị… các anh chị có thể thoải mái vô tư phê phán hay châm biếm. Nhưng đối với vấn đề thuộc về tính cá nhân, chẳng hạn như đề cập đến một cá nhân không có quyền lực, mong anh chị em cân nhắc thận trọng khi phát ngôn để không gây tổn thương đến họ, ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của người ta.

Về việc chị Quỳnh bày tỏ quan điểm của mình gần đây, rõ ràng chị ấy chỉ nêu lên các hạn chế về các vấn đề công tại Mỹ, đó là “vấn đề y tế của nước Mỹ”, “nước Mỹ chưa vĩ đại” và “đừng tin lời lãnh đạo”. Các anh chị có thể phản biện lại bằng cách lập luận đối đáp lại các vấn đề này, nhưng xin đừng tấn công vào tính cá nhân của chị Quỳnh như ví chị Quỳnh là kẻ vô ơn, nhân cách xấu xa, hay miệt thị tên gọi của chị, và đòi tống khứ chị ấy về lại VN.

Nói một cách dễ hiểu, nếu chị Quỳnh vẽ một bức tranh đen tối về nước Mỹ. Phản biện đúng của anh chị trong trường hợp này là vẽ lại một bức tranh về nước Mỹ tươi đẹp hơn, chứ không được phép vẽ một bức tranh biến chị Quỳnh thành ác quỷ hay gái đứng đường.

Đó mới chính là tự do ngôn luận trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt!

Các anh chị em thiện lành của “Qua” thân mến. Điều cuối cùng mà “Qua” muốn thưa chuyện với anh chị em là, chúng ta đang lên tiếng đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, trong đó Nhân phẩm và Nhân quyền cần phải được đặt lên hàng đầu. Thiếu tôn trọng hai yếu tố này trong lời nói và trong hành động là chúng ta đã đi ngược lại giá trị mà chúng ta đang theo đuổi. Điều này sẽ thật sự nguy hiểm hơn khi chúng ta trở thành một nhà lãnh đạo chính trị hay một nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng đến công chúng.

Thực tế cho thấy, các tội ác thường bắt nguồn từ sự thiếu tôn trọng chính kiến khác biệt, thiếu lòng khoan dung khi đối xử với nhau, và khinh miệt nhân phẩm và nhân quyền. “Qua” mong anh chị em, cũng như “Qua”, nếu có bất đồng hãy đối xử với nhau bằng tình anh em.

“Qua” yêu thương tất cả các anh chị em!

Về chuyện Mẹ Nấm

Trịnh Hữu Long

30-3-2020

Tôi viết tút này không phải để bênh vực Mẹ Nấm, mà là để bênh vực cho thứ tôi luôn theo đuổi, đó là một môi trường ngôn luận tốt hơn. Và hơn nữa, cũng là để đứng bên cạnh những tiếng nói tương tự, vốn ít ỏi và có phần bị lấn át, như ý kiến vừa nêu của bạn Phạm Lê Vương Các.

Chuyện Mẹ Nấm mấy ngày qua thực sự là có rất nhiều lớp lang, mà nếu không bóc tách ra thì không có cách nào phán xét cho hợp lý: Chuyện chị ấy phê phán Trump, chuyện Trần Đình Thu và phe ủng hộ Trump phê phán và/hoặc mạt sát Mẹ Nấm, chuyện một số người khác có bất đồng cá nhân với Mẹ Nấm, v.v.

Tôi thực sự không quan tâm Mẹ Nấm nói gì về Trump, hay những khúc mắc cá nhân của chị ấy với một số người khác. Cái tôi muốn nói tới là cách chúng ta đối xử với một ý kiến trong xã hội.

Ở đây không cần thiết phải đặt ra vấn đề tự do ngôn luận theo nghĩa hẹp (tôi sẽ nói rõ sau tại sao lại hẹp), vì không có ai trong cuộc bị cấm nói hay bị trừng phạt sau khi nói.

Tuy vậy, một ý kiến liên quan đến một vấn đề công cộng, dù đúng hay sai, dù thái độ có kẻ cả hay ngạo mạn đến đâu, cũng không nên là cái cớ để mạt sát và xúc phạm cá nhân người nói. Thái độ như của Mẹ Nấm có thể được tìm thấy ở tất cả các phe chứ không riêng gì chị ấy. Và tôi thấy ý kiến, quan điểm hay thái độ của Mẹ Nấm cũng hết sức bình thường. Chắc ai cũng nhiều lần có ý kiến và thái độ kiểu đó.

Ở cả phe ủng hộ lẫn chống đối Trump, luôn có những người coi việc mạt sát, xúc phạm đối phương là cần thiết. Đó là điều, dù là lẽ dĩ nhiên trong xã hội, vẫn không phải là thứ hay ho gì. Ta dìm chết quan điểm của người khác và dìm cơ hội đối thoại cởi mở xuống bùn. Dù phe nào thắng thì tất cả cũng đều bại.

Tôi viết điều này với tư cách là người có rất nhiều bất đồng với Trump. Nhưng tôi thành thật tôn trọng những ai ủng hộ ông ấy, và cực kỳ không tán thành với cách một số bạn chống Trump đang thể hiện.

Ta thường đòi bình quyền, tự do ngôn luận, ứng xử đẹp đẽ khi bản thân mình bị đau. Người khác cũng nghĩ tương tự khi ta làm họ đau. Ngày nay ta dìm Mẹ Nấm xuống bùn, ngày mai kẻ xuống bùn rất có thể chính là ta. Vòng xoáy bạo lực ngôn từ cứ thế tiếp diễn, nghiền nát mọi ý kiến, và vô hình trung, hủy hoại tự do ngôn luận theo nghĩa rộng.

Tự do ngôn luận theo nghĩa hẹp chỉ quan tâm đến việc chính quyền có can thiệp vào quyền nói của thường dân hay không. Tự do ngôn luận theo nghĩa rộng lại quan tâm đến việc nền văn hóa của một xã hội có nuôi dưỡng được những hạt mầm ngôn luận hay không. Hai vấn đề rất khác nhau, và tôi luôn cho rằng vấn đề sau lớn hơn nhiều vấn đề trước.

Nếu mảnh đất văn hóa của chúng ta quá cộc cằn, hoặc quá độc hại, không ý kiến nào có thể nảy mầm trên đó được, chứ chưa nói tới phát kiến. Cái thay đổi mà ta muốn con cháu ta được hưởng, là một mảnh đất lành, nơi chúng có thể tự do bay nhảy mà không sợ dẫm phải mảnh chai.

Tôi viết ra điều này, hoàn toàn ý thức được chuyện sẽ chẳng thay đổi được ai. Ai đang ở phe nào thì vẫn ở yên phe đó. Và tôi thậm chí cũng sẽ ăn chửi. Tôi chỉ muốn nói với những bạn còn trăn trở với một môi trường ngôn luận tốt hơn rằng, luôn có tôi góp một tay cùng với các bạn. Cảm ơn các bạn đã lên tiếng.

Blogger Mẹ Nấm qua vụ lên tiếng về nước Mỹ và Tổng thống Mỹ

Jackhammer Nguyễn

25-3-2020

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị chỉ trích, chửi mắng tơi tả trên mạng xã hội vì cả gan chỉ trích Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và nước Mỹ.

Bà Quỳnh viết hai ý: 1/ Ông Trump, Tổng thống Mỹ loan báo thuốc sốt rét trị được bệnh COVID-19 (Cô Vi) là sai. 2/ Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người tưởng.

Ý thứ nhất là một chuyện đã diễn ra, có hàng tỉ người làm chứng, rằng ông Trump đã nói bậy hoàn toàn, như cái thói thường của ông ấy, và lần này dẫn tới chết người khi một số người nghe lời ông uống thuốc sốt rét để trị Cô Vi. Những người ủng hộ ông Trump, chỉ trích bà Quỳnh, nói rằng ông Trump nói thế nhưng ai uống thuốc mà chết thì… ráng chịu, vì không theo toa bác sĩ!

Ý thứ hai của bà Quỳnh là, một quan điểm có thể đúng, có thể sai, và có thể không bao giờ được chứng minh.

Bà Quỳnh là một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, bị đảng cộng sản bỏ tù, rồi bị trục xuất sang Mỹ cùng hai con. Từ khi bà Quỳnh xuất hiện trước công chúng hơn 10 năm nay, người ta thấy bà là một người có ý thức chống chế độ toàn trị cộng sản một cách rất rõ ràng.

Thế nhưng, bà lại bị một cộng đồng, được cho là chống cộng của người Việt tại hải ngoại chỉ trích tơi tả vì hai ý kiến mà tôi vừa nêu trên và chụp cho bà cái mũ “nằm vùng”.

Họ nói rằng bà Quỳnh vô ơn, vì bà Melania, vợ ông Trump, đã đem bà Quỳnh sang Mỹ mà bà dám chỉ trích ông ấy và nước Mỹ (sic). Nước Mỹ không có văn hóa sùng bái lãnh tụ, không có kiểu “ơn đảng, ơn bác” như ở một số nước độc tài đảng trị.

Chuyện bà Quỳnh qua Mỹ không phải “nhờ” ông Trump hay bà Melania mang qua, mà nó nằm trong chính sách người tị nạn chính trị của Mỹ từ trước tới nay. Dù tổng thống hiện tại là ông Trump hay là người khác đi nữa, cũng không ảnh hưởng tới chuyện tị nạn của bà Quỳnh.

Tôi thấy có vài nguyên nhân của những phản ứng kỳ lạ của những người chửi mắng bà Quỳnh. Họ là những người sùng bái lãnh tụ. Điều này bắt nguồn từ những tăm tối trong làng xã Việt Nam thời phong kiến, rồi sau đó một số lại lớn lên dưới chế độ toàn trị cộng sản, nên có tư tưởng sùng bái lãnh tụ.

Có một “nhà báo” (?!) đưa ra một lời chỉ trích bà Quỳnh, bảo vệ ông Trump, rất ngộ nghĩnh. “Nhà báo” đó viết rằng, ông Trump là một cụ già hơn 70 tuổi mà vẫn còn vì nước vì dân, vì thế bà Quỳnh nên kính yêu ông Trump thay vì chỉ trích. Nói thế thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng hơn 70 tuổi, người dân Việt Nam không có quyền chỉ trích ông ta, khi ông ta nói bậy như: ‘Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn như ngày nay’?

Lời bình luận của “nhà báo” nói trên rõ ràng là mang hơi hướng của “Đông phương Hồng, chúng ta có Mao Trạch Đông” bên Tàu, hay là “Lãnh tụ ca” bên Việt Nam. “Nhà báo” này không biết rằng, với một góc nhìn từ xã hội dân trị, Donald Trump chỉ là một công bộc của dân, tức là một kẻ làm thuê cho người dân Mỹ!

Điều thứ hai là, rất nhiều người Việt không phân biệt đâu là chuyện xảy ra, đâu là quan điểm, như tôi đã trình bày trong một bài trước đây. Hơn nữa trong chuyện chống dịch Cô Vi, nước Mỹ nào có chứng minh là mình vĩ đại đâu!

Cho đến tận lúc tôi viết bài này nước Mỹ vẫn loay hoay như gà mắc tóc với hơn 60.000 người nhiễm, từ dưới 1.000 người nhiễm hôm 16/3. Chỉ trong vòng hai ngày tới, số ngưỡi nhiễm ở Mỹ sẽ qua mặt các nước, trở thành nước đứng đầu thế giới về số người nhiễm virus corona! Hãy nhìn vào thực tế đau lòng này để xem những tiếng nói chỉ trích người đứng đầu nước Mỹ là cần thiết, để nước Mỹ khá hơn.

***

Theo dõi bà Quỳnh đã lâu, cũng như cộng đồng “chống cộng” hải ngoại, tôi thực sự không ngạc nhiên chuyện bà Quỳnh bị “ném đá”. Một số tổ chức, hội đoàn trong cộng đồng khá ồn ào, không có thực chất, trong đó có một số người rất thích “chiếu trên, chiếu dưới”, cho nên ai lên tiếng phản bác thần tượng của họ, là họ phản ứng tới tấp. Thực sự họ không hiểu cộng sản là gì cả, dẫn đến đôi khi họ hành xử như cộng sản.

Chứng minh cho nhận định của tôi không có gì khó. Chế độ cộng sản tồn tại trên toàn cõi Việt Nam 45 năm rồi, mà không một chút suy suyển.

Với cái tâm lý phong kiến, làng xã, bộ lạc, sùng bái lãnh tụ, hiện nay họ bị cuốn vào sự phân cực của chính trị Mỹ, về phe một vị tổng thống được chứng minh là bất tài bậc nhất lịch sử Mỹ quốc, mà tôi có trình bài ở một bài khác.

Trở lại chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, có một “Biệt lệ Mỹ” hay không, xin trở lại thời nước Mỹ trước cuộc khủng hoảng toàn cầu sau Thế chiến thứ Nhất. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã ban hành chính sách New Deal, mà nhiều người thuộc phái bảo thủ hiện nay nhìn vào sẽ bảo là … cộng sản.

Bên cạnh đó, các nhà báo, nhà văn, nhà tư tưởng ở Mỹ đã có những cuộc tranh luận về nhiều chủ đề rất khác nhau về nước Mỹ. Trong những vấn đề mà họ nêu lên, có chủ đề: Những người di dân đã đóng góp gì cho nước Mỹ. Và chủ đề này vẫn còn có giá trị cho đến ngày hôm nay.

Tôi có thể trả lời rằng, di dân đã mang đến cho nước Mỹ những người như bà Quỳnh, những người can đảm, sẵn sàng lên tiếng chỉ trích chính phủ và những người cầm quyền. Đó chính là điều làm cho nước Mỹ vĩ đại!

Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco

Tiếng Dân

Mẹ Nấm, nước Mỹ, quyền có ý kiến và quyền phê bình


Mẹ Nấm và TT Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, 7 tháng 11, 2019. (Hình: Facebook Nguyen Ngoc Nhu Quynh)

Vào ngày 23 tháng Ba, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (NNNQ), tức Mẹ Nấm, viết một bài trên trang Facebook của mình, với tựa “Cuộc tranh luận về thuốc điều trị sốt rét sẽ đi đến đâu?”. Trong bài này, NNNQ bày tỏ sự quan tâm khi một số người Việt, trong cũng như ngoài Việt Nam, xem thuốc điều trị sốt rét có thể chữa Covid-19. NNNQ biện luận rằng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng vì tác hại của thuốc này là rất lớn. Bài viết gây nhiều tranh cãi và thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Cho đến lúc viết bài này (28 tháng Ba) thì đã có 697 người thích, 992 còm, và 745 chia sẻ (share).

Xin mở ngoặc một chút ở đây. Tôi không biết NNNQ. Nhưng tôi có dịp xem phim Mẹ Vắng Nhà do VOICE thực hiện. Tôi đã viết một bài về đề tài này. Chưa đầy ba tháng sau bài này, nghe tin NNNQ được trả tự do và đang trên đường bay sang Mỹ vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, tôi rất mừng cho NNNQ, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, và hai con của cô. Tôi luôn cảm phục tinh thần dấn thân, quyết tâm và can trường của những người như NNNQ. Không phải ai cũng làm được. Đó là một cái giá đắt phải trả, không chỉ riêng NNNQ mà còn bao nhiêu người khác. Mẹ cô và hai con cô không có tội tình gì mà cũng bị liên lụy. Điều đó rất bất công. Chỉ có một xã hội cộng sản và độc tài mới đối xử công dân của mình như thế! (*)

Trở lại status của NNNQ về đề tài thuốc sốt rét, thì lý do tại sao nó gây nhiều tranh cãi gây gắt đến thế?

Hẳn nhiên có rất nhiều lý do mà người ta ủng hộ hoặc chống đối status này. Nhưng tôi xin tóm gọn vào ba điều sau đây, theo nhận xét riêng của tôi: đụng chạm đến ông Trump, đến một số người Việt tại Mỹ, và vì có những nhận xét hơi vội vàng.

Một, là vì đụng chạm đến Tổng thống Donald Trump. Hiện tại có một số người ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt, và sẵn sàng phản ứng một cách nhiệt thành, đối với những ai phê bình chỉ trích ông. Đi xa hơn, đã có người thực hiện một thỉnh nguyện thư yêu cầu trục xuất NNNQ vì cô đã phê bình tổng thống, nói ông không giữ lời hứa và hay quên v.v… Cho đến nay (thời điểm viết bài này) đã có hơn 10 ngàn người ký thỉnh nguyện thư này. Cho dù có đến 100 ngàn chữ ký trong vòng 30 ngày đi nữa, thỉnh nguyện có được cứu xét không, và kết quả ra sao, là chuyện khác. Công tâm mà nói thì những điều NNNQ bày tỏ trong các status vừa qua, tuy có phần phê bình tổng thống Mỹ, nhưng không phải là chủ đích chính của cô.

Chúng ta cần hiểu rằng NNNQ bị tù tội tại Việt Nam, bị kết án 10 năm tù, vì dám lên tiếng chống lại một chế độ độc tài với cả một hệ thống quyền lực trấn áp bằng mọi thủ đoạn đê hèn nhất. Vâng, NNNQ đã từng xác nhận những gì mình làm là sai lầm; nhưng bao nhiêu người can trường khác, Việt hay không Việt, đứng trước các thủ đoạn khủng bố trấn áp, có sự chọn lựa nào tốt hơn đâu. Kẻ vi phạm ở đây không phải là NNNQ mà là toàn hệ thống cai trị sai trái của ĐCSVN. Còn khi NNNQ được sống trong một xứ sở tự do, hiển nhiên cô không có gì để sợ, và sẽ không khuất phục trước những ngôn từ thiếu lễ độ hay những lời hăm dọa. Cho nên những phản ứng của cô, dù đúng hay sai, dù khó nghe và mất lòng, cho thấy rằng trước sau cô chỉ muốn được sống một cách tự do để bày tỏ các ý kiến của mình.

Hai, là vì đụng chạm đến một số người Việt tại Mỹ. NNNQ, vì vô tình hay cố ý, đã thiếu sự cân nhắc trong ngôn từ sử dụng, nên đã tạo nhiều hiểu lầm trong các bài của cô. Các điều này đã đụng chạm đến một số người Việt đang sống tại Mỹ. Chẳng hạn, trong status này, NNNQ dùng những từ những câu như sau:

“Từ bao giờ chữ “lãnh đạo” được dành để ám chỉ duy nhất một mình ông Trump vậy!?

Và từ bao giờ mà nước Mỹ, nơi tôn trọng các ý kiến khác biệt lại có quy định về lãnh tụ như vậy!?”; và

“Các anh chị ở Mỹ, status này tôi viết là dành cho các anh chị, các anh chị nên nhớ sự tôn trọng ý kiến khác biệt và tự do báo chí là hai giá trị đặc thù của Hoa Kỳ. Nó làm nên sự khác biệt của nước Mỹ.”; và

“Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ,

Thiếu khẩu trang y tế, thiếu bộ xét nghiệm, tổng thống kêu nhân viên sử dụng lại khẩu trang, có khác gì Vũ Hán không!?

Không khác gì cả các anh chị ạ! Và đây là đại dịch, chưa có nhiều kiến thức về virus thì chúng ta dù ở đâu cũng phải vật lộn với nó hết, cho nên dù ở quốc gia nào, lời khuyên của tôi vẫn là hãy theo dõi lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia y tế, thay vì nghe lời lãnh đạo.”

Có người đồng quan điểm với NNNQ, và có người không, được thể hiện rõ trong các “còm.” Dù đồng ý hay không, những điều NNNQ là quan điểm cá nhân của NNNQ, trong một cộng đồng Việt Nam nhỏ, trong một diễn đàn truyền thông điện tử nhỏ hơn nữa. Nên sẽ không có tác động nào đến Nhà Trắng hay toàn nước Mỹ.

Nhưng tôi hiểu rằng NNNQ đã đụng chạm đến một số người Việt tại Mỹ.

Có người nghĩ nước Mỹ đã cưu mang cô, sao cô lại “vong ơn bạc nghĩa”, chẳng hạn. Nhưng NNNQ khẳng định phê bình ông Trump, hay nói nước Mỹ không vĩ đại, chẳng hạn, là thể hiện quyền tự do ngôn luận của cô. NNNQ cho rằng nước Mỹ là nước Mỹ, một nước đa nguyên, trong đó ông Trump là tổng thống. Cô cũng khẳng định không theo đảng phái nào, chỉ nói lên quan tâm của mình trước hiện tình đại dịch chung.

Điều chúng ta cần nhớ ở đây là NNNQ chỉ đến Mỹ gần 1,5 năm qua, nên cô nhìn nước Mỹ chắc chắn khác với những người đã sống lâu, trong đó có người từng sống trên 20, 30 hoặc ngay cả 40 năm. Sự gắn bó với nước Mỹ của mỗi người mỗi khác. Có thể NNNQ xem Mỹ là nước tạm dung, mà một ngày nào đó cô sẽ về lại Việt Nam chăng! Tôi không biết. Dù sao đây là phạm trù tình cảm và gắn bó có tính cách cá nhân. Tranh luận về điều này sẽ không đi đến đâu cả, và chỉ gây thêm chia rẽ. Những người xem nước Mỹ vĩ đại sẽ cảm thấy bị tổn thương bởi lời nói trên của NNNQ. Ngược lại, áp đặt tình cảm riêng tư của mình lên người khác, lên NNNQ chẳng hạn, là điều không nên.

Ngoài ra, khi dùng ngôn từ như ‘các anh chị’ trong “Các anh chị ở Mỹ, status này tôi viết là dành cho các anh chị…”, phải chăng NNNQ muốn nói với toàn người Việt tại Mỹ? Nếu như thế thì phải chăng NNNQ cho rằng người Việt tại Mỹ quên, hay không biết, rằng “sự tôn trọng ý kiến khác biệt và tự do báo chí là hai giá trị đặc thù của Hoa Kỳ?” v.v… (Xin mở ngoặc ở đây để chia sẻ rằng nếu nghĩ tôn trọng ý kiến khác biệt và tự do báo chí là đặc thù của Mỹ, như NNNQ trình bày, thì không đúng, bởi đó cũng là điều kiện chung của các nền dân chủ cấp tiến khắp nơi, không riêng gì Mỹ.) Còn nếu NNNQ chỉ muốn nói với một thiểu số người nào đó, thì nên tìm các từ ngữ thích hợp để người đọc biết cô đang ám chỉ ai một cách rõ ràng. Một số status khác của NNNQ cũng dễ rơi vào trường hợp mà người khác đọc xong có thể hiểu lầm rằng cô cố tình vơ đũa cả nắm, mà thật ra chưa hẳn NNNQ đã có ý như thế.

Ba, là vì NNNQ đã đưa ra những nhận xét có lẽ hơi vội vàng hoặc thiếu cân nhắc. Chẳng hạn, cũng từ các trích dẫn ở status trên, thì tôi có vài chia sẻ như sau.

Tôi đồng ý rằng trong lúc này cần phải lắng nghe lời khuyên của chuyên gia y tế, chứ không nên nghe lãnh đạo chính trị trong các vấn đề chuyên về y tế. Ở Úc này, khi đụng đến lĩnh vực y tế, thì Thủ tướng Scott Morrison nhường lời liền cho Tổng Viên Y Tế (Chief Medical Officer) Brendan Murphy trong các cuộc họp báo liên quan đến Covid-19. Ông Trump thì khác. Chưa đợi ý kiến chính thức từ giới chuyên gia y tế, ông dám xác định thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine và azithromycin cùng nhau có thể chữa trị được Covid-19. Trong khi đó bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm, không ủng hộ điều này và khẳng định rằng “Công việc của tôi là sau cùng phải chứng minh mà không nghi ngờ gì rằng một loại thuốc không chỉ an toàn mà còn có tác dụng.”

Nhưng việc làm sạch và dùng lại khẩu trang, thì ông Trump nói chung chung, không rõ ông ám chỉ khẩu trang loại nào. Có loại tái sử dụng được, chứ không phải không. Chính bác sĩ Anthony Fauci cũng không hoàn toàn bác bỏ ý kiến này. Tất nhiên nếu có đủ hoặc dư thừa thì không cần bàn làm gì. Nhưng trong lúc thiếu thốn thì phải biết tiết kiệm. Mà thời đại hiện nay là thời đại của tái sử dụng, tái chế, trong đó có lý do tốt cho môi trường. Tuy nhiên làm sạch lại khẩu trang có bảo đảm được an toàn y tế hay không là chuyện cần phải thử nghiệm kỹ lưỡng, điều mà chưa có câu trả lời chắc chắn hiện nay.

Vì vậy nên phải tránh đi vào các cuộc tranh luận ai đúng ai sai về khẩu trang hay thuốc men chữa trị Covid-19 cho đến khi được các cơ quan thẩm quyền xác định hoặc quyết định. Đó cũng là điều mà cô NNNQ tìm cách chia sẻ trên trang Facebook của mình. Đó là ý tốt của NNNQ. Tuy nhiên, trong lúc tranh luận, và nhu cầu phải bênh vực quan điểm của mình, với kẻ bênh người chống, người ta dễ dàng đi quá xa các điểm cần tranh luận.

Tự do ngôn luận: một quyền thiêng liêng

Như đã viết trong một bài trước đây, tự do ngôn luận là nền tảng, và là thước đo đánh giá mức độ, dân chủ tại một nước nào đó.

Freedom House, tổ chức đánh giá nền dân chủ của mọi quốc gia trên toàn cầu và thực hiện báo cáo hàng năm, cũng khẳng định rằng tự do ngôn luận và bày tỏ (freedom of speech and expression) là mạch sống của dân chủ, bởi vì nó “tạo điều kiện cho cuộc tranh luận mở, xem xét đúng đắn các lợi ích và quan điểm đa dạng, và đàm phán và thỏa hiệp cần thiết cho các quyết định chính sách mang tính đồng thuận”.

Nói về tự do ngôn luận, tôi chỉ muốn tập trung đến khía cạnh phê bình, chỉ trích.

Còn nói để ca tụng tâng bốc, quảng cáo đánh bóng, hay để làm vừa lòng, những kẻ đang nắm quyền hành trong tay, thì không cần quyền tự do ngôn luận vẫn nói được. Lại còn được kẻ cầm quyền khuyến khích nữa.

Phê bình, ngược lại, là một, nếu không phải là, phần quan trọng nhất, của tự do ngôn luận. Nó thách thức mọi uy quyền, mọi quan điểm hay tiếng nói tự cho mình là sự thật duy nhất hoặc tuyệt đối. Nó thách thức độc đoán và độc tài của mọi loại quyền lực. Cho nên những nhà phê bình, trong văn học, chính trị hay nói chung mọi lĩnh vực, đều là những cái gai cần bứng trong mắt của các chế độ độc tài. Họ chỉ thật sự an toàn và, hơn nữa, được trọng dụng trong xã hội dân chủ cấp tiến.

Quyền để đưa ra các quan điểm, ý kiến khác biệt, tức phê bình, đã được ghi nhận trong điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (**).

Vài suy nghĩ cuối

Cũng vì các quyền này chỉ có trên văn bản, trên hiến pháp Việt Nam, chứ không hề hiện hữu trên thực tế, nên bao triệu người Việt đã bỏ nước ra đi kể từ 30 tháng Tư năm 1975.

Và hiện nay vẫn còn. Và vẫn còn bao nhiêu người tiếp tục chết vì nó.

Ở trong nước, cả cái Đảng (ĐCSVN) bao lâu nay tiếp tục đề cao ông Hồ Chí Minh để làm bình phong cho đảng. Ai nói ngược lại những gì ông Hồ hay Đảng dễ dàng bị liệt kê là phản động, và bị tù đầy.

Trong khi đó, một số người tại Mỹ có vẻ tin rằng ông Trump nói gì cũng đúng. Đó hiển nhiên là quyền của họ. Nhưng người khác không tin ông Trump, cũng là quyền bất khả xâm phạm của họ. Cho nên việc tấn công những ai phê bình ông Trump, không cần biết đúng hay sai, thì không chỉ sai mà còn rất nguy hiểm cho nền dân chủ.

Điều mà tất cả chúng ta không nên quên, đó là dù một người có vĩ đại đến đâu đi chăng nữa, có công dựng nước và giữ nước như George Washington, Thomas Jefferson, John Adams v.v… cũng không có nghĩa là họ đại diện cho toàn dân Mỹ. Các tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ như George Washington, Abraham Lincoln, Franklin Delano Roosevelt, có công rất lớn để hướng dẫn người dân và quốc gia Mỹ vượt qua những thử thách lớn lao của thời đại, từ cuộc chiến giành độc lập, cuộc nội chiến hoặc Thế Chiến II, nhưng không có nghĩa là họ nói gì cũng đúng. Họ không phải là thánh nhân. Họ cũng chỉ là con người và có những sai lầm của mình.

Vì nhận thức được tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận như thế nên một số nhà lập quốc Hoa Kỳ đã ngay lập tức đệ trình tu chính án 1 đến 10 sau khi Hiến pháp được thông qua năm 1789, và mãi đến năm 1891 mới trở thành chính thức, mà sau này được biết đến là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights).

Tất nhiên Hoa Kỳ chưa thể gọi là dân chủ hoàn toàn cho đến năm 1964 khi các Đạo luật về Quyền Dân sự 1964 và Đạo luật về Quyền Bầu cử 1964 được thông qua và có hiệu lực, để mọi công dân Mỹ có quyền bầu cử ứng cử và các quyền dân sự khác như nhau. Nhưng nhờ quyền tự do ngôn luận và báo chí mà nền dân chủ của Hoa Kỳ, cho đến nay, tuy có lúc lên lúc xuống, nhưng chưa bao giờ bị nguy cơ trở thành độc tài.

Khi nào các quyền tự do ngôn luận, báo chí bị xâm phạm, và tính độc quyền về sự thật và sự tôn thờ lãnh đạo lên ngôi, thì đó là lúc cả nền dân chủ sẽ bị đe dọa.

Nhưng chúng ta có thể lạc quan rằng, chỉ có một thiểu số nhỏ đang tìm cách “khống chế” các tiếng nói khác biệt; trong khi đa số vẫn ủng hộ sự đa dạng trong suy nghĩ, hành xử và phát biểu ý kiến. Đó chính là điều khiến nước Mỹ trở thành hấp dẫn. Tôi cho rằng những người ủng hộ ông Trump không phải ai cũng vô lý hay cực đoan. Không nên vơ đũa cả nắm. Nước Mỹ là nước có truyền thống văn hóa chính trị lâu đời nhất, và người Việt lánh nạn cộng sản hiểu rõ tác hại khủng khiếp của độc tài toàn trị ra sao. Vì thế tôi mong rằng những kinh nghiệm và bài học lịch sử, của Việt Nam và trên thế giới, nhắc nhở chúng ta rằng tôn thờ lãnh tụ, dù lãnh tụ đó có chính đáng và chính nghĩa đến đâu, sẽ là một rủi ro lớn cho nền dân chủ mọi nơi.

Đấu tranh vận động dân chủ cũng có nghĩa là phải làm sao để quyền lực không tập trung vào một thiểu số, như tôi từng trình bày trong bài “Tự do và quyền lực”. Mục tiêu là để các tiếng nói khác biệt trong xã hội được tôn trọng, dù khác biệt đến mấy. Chính vì thế, dù có những suy nghĩ khác với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi thật sự trân quý và ca ngợi sự can đảm của cô trước và cả sau khi rời Việt Nam. Tôi mạnh mẽ tin rằng tiếng nói của cô, cũng như của bất cứ ai, cần được bảo vệ và tôn trọng, miễn sao chúng ta đồng thuận về các nguyên tắc và giá trị dân chủ căn bản.

Phạm Phú Khải

Úc Châu, 29/03/2020

Chú thích:

(*) Tôi quan niệm rằng cuộc đấu tranh chống lại độc tài áp bức để xây dựng một đất nước Việt Nam nhân bản, dân chủ và giàu mạnh, là bổn phận và trách nhiệm, trên hết, của người dân Việt Nam. Không phải của ai khác. Mà người dân Việt Nam ở đây là mọi người, không riêng cá nhân ai cả. Không riêng gì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đất nước Việt Nam không phải của riêng NNNQ. Cô NNNQ đã dấn thân, đã đóng góp nhiều trong khả năng của cô. Nhưng một mình cô không thể tạo lại thay đổi. Nó đòi hỏi trách nhiệm của rất nhiều công dân trong xã hội này cùng nhau góp phần mang lại thay đổi.

(**) Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (viết tắc UDHR, tức Universal Declaration of Human Rights) nói: “Mọi người đều có quyền tự do ý kiến và bày tỏ; quyền này bao gồm quyền tự do nắm giữ ý kiến mà không bị can thiệp, và tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và bất kể biên giới.”

Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (viết tắc là ICCPR, tức International Covenant on Civil and Political Rights) khai triển thêm Điều 19 của UDHR.

“1. Mọi người đều có quyền tự do nắm giữ ý kiến mà không bị can thiệp; 2. Mọi người đều có quyền tự do bày tỏ; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của mọi thể loại, bất kể biên giới, có thể bằng nói, viết hoặc in, bằng dạng nghệ thuật, hoặc bằng mọi phương tiện truyền thông nào mà người đó chọn”. Phần phụ số 3 trong điều 19 ghi rằng quyền này phải đi đôi với bổn phận và trách nhiệm, và có thể bị đặt vào một số giới hạn nào đó, để tôn trọng quyền và uy tín của người khác, hoặc để bảo vệ an ninh, trật tự của quốc gia, hoặc sức khỏe và đạo đức công cộng.

UDHR và ICCPR đều đến sau Hiến Pháp Hoa Kỳ 1789, nhất là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights năm 1791), gần 160 năm sau.

 

 

Người Buôn Gió – Vừa hợp tác vừa đấu tranh

 

25/02/2014

Người Buôn Gió

  • Dân Luận: Những thủ thuật của An Ninh VN mà tác giả Bùi Thanh Hiếu tức blogger Người Buôn Gió đề cập đến trong bài viết này không phải là quá khó để mọi người quan tâm đến thời cuộc không nhận thấy, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tác giả nêu đích danh một khuôn mặt khá quen thuộc trong hàng ngũ những người vận động cho tiến trình dân chủ ở trong nước đó là Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vì vậy tôi (BTV Hồ Gươm) khá đắn đo khi quyết định đưa bài viết này về Dân Luận để phổ biến, nhưng như tác giả đã nói:

    “Đọc một bài viết, phụ thuộc vào cảm nhận của chính các bạn đọc.”

     

    Bạn đọc Dân Luận hãy tự cảm nhận và rút ra kết luận khi đọc bài viết này, nhưng những chi tiết được tác giả nêu lên trong bài viết như trích dẫn dưới đây, là điều có thể kiểm chứng được:

    “Điều độc ác hơn là khi những người đấu tranh nào đó bị bắt, chúng phân tán dư luận bằng những luận điệu như với Tạ Phong Tần chúng bảo là an ninh trá hình, với Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh chúng bảo đó là do nghe theo thế lực chính trị bên ngoài. Với Huỳnh Thục Vy chúng gây sự, với Lê Thị Công Nhân chúng moi móc thông tin cá nhân để dèm pha.”

    Có lẽ ít người biết đến cụm từ này cụ thể là hành động thế nào. Tôi thấy một số người vẫn thắc mắc tại sao đối tượng A, nhóm B cũng đấu tranh mà lại đi đánh phá người khác.

    Hợp tác có nghĩa là làm cho an ninh một số việc, đồng thời được an ninh cho phép làm nhà “đấu tranh” trong mức độ có lợi cho an ninh. Tất nhiên trong vế này, an ninh bao giờ cũng hời hơn. Vì họ được cả một cuộc chiến. Còn những kẻ kia về cá nhân họ cũng được hời. Ở giá cả trao đổi như vậy hai bên đều cảm thấy hài lòng.

    Có những người vì thiếu hiểu biết, đố kỵ, ghen tức nhau mà vô tình để những lời an ninh nói nhập vào đầu mình. Dẫn đến tự nguyện làm một người vừa đấu tranh mà vừa hợp tác trong khi chính họ không biết.

    Nhưng có người thì nhận thức được điều đó, và họ bằng lòng với việc này. Bởi họ hy vọng sẽ mượn tay an ninh triệt phá các nhóm đấu tranh cạnh tranh với họ, hòng dành được nguồn tiền trợ lực từ hải ngoại cho nhóm của mình. Sâu xa hơn là họ hy vọng vào sự thay đổi xã hội, họ sẽ là lực lượng được ĐCS chọn làm đối thoại trong buổi giao thời. Bởi thế họ luôn tạo cho mình vẻ ngoài là ôn hòa, là chừng mực, là vì một chuyển biến tốt đẹp cho dân tộc mà cả hai bên đều thấy ổn thỏa, hài hòa.

    Hợp tác là năng chịu khó cà fe với an ninh, kể những chuyện mình nghe, mình biết về người nào đó đang làm gì, đang định thế nào. Qua câu chuyện cà fe này, an ninh có thông tin về thằng kia đang yêu một con bé dưới tuổi thành niên, thằng này đang khó khăn trong việc thuê nhà, kiếm việc làm, con nọ là vợ hai của lão này, con kia dây dưa với bọn Việt Tân, Dân Chủ, 8406…

    Cái việc gặp gỡ kể chuyện tưởng như đối thoại tầm phào như hai người bạn trao đổi quan điểm đó, thực chất là một cuộc cung cấp thông tin về nhóm khác, người khác đang hoạt động hay tình trạng thế nào cho anh ninh nắm bắt. Đổi lại họ nhận thêm từ phía an ninh những thông tin về người đấu tranh này đã có những gì không xứng đáng là nhà đấu tranh, ví dụ như nhận tiền để đấu tranh, theo đảng nọ kia…

    Sau đó hai bên ra về, khai thác sử dụng thông tin theo cách của mình. An ninh thì gia tăng việc ngăn cản thuê nhà, xin việc hay triển khai bắt người (như trường hợp Dũng Aduku).

    Còn kẻ “đấu tranh” thì từ nguồn tin an ninh về sẽ rỉ tai rằng người này, người kia có vấn đề.

    Những kẻ “đấu tranh” này rất chịu khó làm quen với các trang truyền thông lớn quốc tế hoặc những trang báo ngoài lề. Để khi cần thiết có thể lái dư luận hoặc cô lập thông tin về vấn đề nào đó. Chúng cũng hay chịu khó ghi danh vào bất cứ nhóm nào để chiếm vị trí trong nhóm, khi cần đưa ra những ý kiến làm phân tán sức mạnh của nhóm. Được cái bề ngoài nhiều người lầm tưởng kẻ “đấu tranh” này đang nỗ lực hoạt động vì tham gia nhiều nhóm. Nhưng nhìn thực chất thì chúng không làm gì hiệu quả thực sự. Thậm chí chúng còn lái các hoạt động đấu tranh đi sang hướng khác, chúng nhanh chân chiếm vị trí để nắm thông tin hoạt động của nhóm. Khi nhóm có việc gặp các cơ quan ngoại giao, chúng sẽ chiếm một phần tiếng nói trong đó. Đôi khi nội dung phát biểu của chúng với cơ quan ngoại giao chỉ nhằm mục đích lấy đi thời gian của người khác mà nội dung cần thiết hơn.

    Chúng tập trung một số thanh niên trẻ quanh mình, lợi dụng sự khác biệt giữa lớp già với lớp trẻ để khoét sâu mâu thuẫn, gia tăng sự hiềm khích. Khiến cho các hoạt động của nhóm lớn tuổi và nhóm trẻ trở thành riêng rẽ. Đồng thời chúng cũng thâm nhập vào các nhóm để làm phân hóa, tan rã các nhóm bằng cách kích động tự ái của một số người, xúi dục họ tách ra lập nhóm này nhóm kia. Sau khi lập nhóm mới xong, chúng cho hoạt động vài ba trò rồi để nhóm tự tan rã. Bởi mục đích của chúng chỉ là phân hóa nhóm ban đầu.

    Điều này giải thích vì sao nhiều nhóm đầu voi đuôi chuột. Lúc đầu rất hăng hái bên nhau, sau cứ mâu thuẫn dần, các hoạt động nhạt dần rồi tan rã.

    Điều độc ác hơn là khi những người đấu tranh nào đó bị bắt, chúng phân tán dư luận bằng những luận điệu như với Tạ Phong Tần chúng bảo là an ninh trá hình, với Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh chúng bảo đó là do nghe theo thế lực chính trị bên ngoài. Với Huỳnh Thục Vy chúng gây sự, với Lê Thị Công Nhân chúng moi móc thông tin cá nhân để dèm pha.

    Nhiều người e ngại không dám nói, vì có thể trước đó có chút giao du, hoặc có thể để an phận mình, hoặc có thể chúng đánh nhóm khác mà mình cũng không ưa. Hoặc họ nghĩ nhầm đây là mâu thuẫn giữa những người đấu tranh, không tham gia làm gì.

    Xin thưa, đây là cả một chiến dịch có âm mưu kết hợp bài bản của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ. Nếu đọc được sách hướng dẫn “đấu tranh chống diễn biến hòa bình “. Bạn sẽ thấy hoạt động này nằm hẳn trong một chương về “phân hóa”. Và đã gọi là “phân hóa” diễn biến bên trong thì tất nhiên kẻ tham gia phải nằm trong hàng ngũ những người đấu tranh.

    Một số bạn trẻ vẫn nghĩ rằng, con người này vẫn đấu tranh, mình làm việc với họ thấy thế mà. Ở đây cũng nằm trong sách lược, vì cơ quan an ninh tính rằng ngăn chặn từ đầu hơn là bắt bớ. Nên họ ngầm để bạn theo những kẻ này, hoạt động trong vòng kiểm soát, ở những mức độ họ có thể thấy chấp nhận. Ví dụ như phong trào xuống đường biểu tình lên cao, họ sợ bạn tham gia, họ để bạn theo kẻ kia để biểu tình trong nhà. Họ sợ bạn tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nên họ để các bạn tham gia các nhóm nhỏ này nọ để thỏa mãn sự đấu tranh trong bạn. Vì họ biết không thể dập tắt thì họ chọn một lối đi cho bạn cũng là đấu tranh khác. Cũng như nguồn nước sẽ xuôi theo về với sông lớn. Họ cho bạn chảy riêng theo một dòng khơi, bạn không hòa vào con sông lớn, bạn có bản sắc của riêng mình, thỏa mãn cái tôi của bạn, cái tiếng đấu tranh của bạn. Mục đích của những người bảo vệ chính trị nội bộ là không để cho một con sông lớn được hình thành. Những dòng suối nhỏ chảy mãi rồi cũng thấm dần vào đất và mất tích êm đềm, đúng như các nhóm nhỏ đã sinh ra và mất đi như thực tế.

    Sẽ có người hỏi, tại sao chúng hợp tác với an ninh mà thỉnh thoảng vẫn bị làm khó dễ?

    Nhìn thực chất thì những khó dễ đó không nhiều, nó chỉ mang tính nhất thời trong một vụ việc nào đó. Mà do các cơ quan an ninh không kịp phối hợp trao đổi cho nhau. Hoặc vì ngăn chặn cả một đám đông thì chúng lọt vào đó nếu đẩy ra cũng khó. Nhưng cũng phải thẳng thắn công nhận là có lúc để cần thể hiện mình là nhà “đấu tranh” chúng đi quá những gì mà an ninh mong muốn.

    Tôi là kẻ chưa học hết phổ thông, từng đâm chém thuê, tàng trữ vũ khí, buôn ma túy, trấn lột tài sản, tổ chức cá độ cờ bạc…một kẻ từng làm những điều như thế để kiếm lợi thì khó có gì bảo đảm lời nói của mình là trong sáng, khách quan. Tôi thực sự thú nhận không hề có danh dự gì để bảo đảm lời mình nói là đúng. Cũng có thể tôi nói lời này vì không kiềm chế được cơn giận khi Bùi Thị Minh Hằng đương trong lao tù mà bị bên ngoài đánh phá.

    Đọc một bài viết, phụ thuộc vào cảm nhận của chính các bạn đọc.

    Nhưng nếu các bạn được tiếp cận hồ sơ những vụ án của tôi nói, sẽ thấy một điều là vụ nào lời khai của tôi cũng chỉ có một mình tôi phạm tội.

    Một kẻ đã từng dám làm những điều như vậy, thì không thể viết một bài viết dài mà không có tên tuổi ai, khiến thiên hạ đoán mò.

    Người mà tôi nói trên là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm Gấu. Người đứng đằng sau trong các vụ đánh phá Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng lần này.

    Còn có những người đứng đằng sau MNG ở Hải ngoại và một số chân rết ở trong nước. Nhưng thiết nghĩ động cơ của họ chỉ vì muốn đấu tranh dân chủ mà có những hướng đi nhất thời chưa khớp với thực tế. Nên không nhắc tên họ ở đây sẽ ảnh hưởng đến việc đấu tranh của họ sau này.

    Bức tranh toàn cảnh đấu tranh Việt Nam rất đa dạng, mỗi con người là một nét vẽ, mỗi nét vẽ có những xuất xứ, động cơ khác nhau. Chính thế khi nhìn vào bức tranh đó, người ta khó trông cậy được một điều gì hoàn chỉnh, tổng thể.

    Người Buôn Gió 

Blogger Mẹ Nấm – Thế nào là “Hợp tác”, và thế nào là “Đấu tranh”?

 

  • 25/02/2014
         

    Blogger Mẹ Nấm

     

    Bài viết này, tôi gửi cho Người Buôn Gió – một người đã block nick tôi từ rất lâu nhưng vừa viết bài vu khống rằng tôi hợp tác với an ninh.

    Cá nhân tôi không lạ gì với tin đồn cho rằng blogger Mẹ Nấm hay với bất kỳ ai đang tranh đấu cho tự do, dân chủ là người của an ninh, hoặc có hợp tác với an ninh để phá hoại phong trào dân chủ hay chỉ điểm. Tôi cũng biết chuyện có người cho rằng sự đối xử của an ninh với cá nhân tôi khác biệt với nhiều người khác và từ đó đã tạo ra những nghi ngờ dành cho tôi.

    Có một số người đặt câu hỏi, tại sao tôi không bị khó dễ, không bị đánh đập, không bị gây sức ép trong khi đa phần nhiều người khác đều bị như vậy.

    Tôi không thể trả lời vì sao, bởi người có thể thoả mãn mọi thắc mắc đó chỉ có thể là an ninh.

    Sự “ưu ái” của an ninh tạo ra khoảng cách giữa tôi và những người khác, có thể đó là chủ đích.

    Và hơn nữa, tôi chấp nhận những mất mát đã xảy ra mà không cần phải chia sẻ, lu loa trên mạng bởi càng an nhiên đón nhận nó thì tôi càng đứng vững hơn với những lựa chọn của mình.

    Tôi không thông báo cho mọi người biết chuyện tôi và con trai tôi cũng bị hành hung cùng với blogger Nguyễn Hoàng Vi tại nhà của bạn ấy vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền vì tôi không muốn Mẹ và con gái tôi phải lo lắng mỗi khi tôi vào Sài Gòn sinh hoạt với các thành viên trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

    Tôi khác nhiều người khác, tôi không chọn cách đối đầu với an ninh trong mọi tình huống vì tôi còn gia đình. Không thể đẩy người thân mình vào thế căng thẳng đối đầu không cần thiết, và hôm nay tôi dấn thân để mong đạt được giá trị tự do đích thực chứ không nhân danh tự do của mình để làm ảnh hưởng đến sự tự do tối thiểu của những người xung quanh.

    Nhưng quan trọng hơn hết tôi chọn lối đấu tranh có chiến lược, có tính toán để làm bằng mọi cách gia tăng phạm vi hoạt động của mình và giảm thiểu những tổn thất.

    Đối với lực lượng an ninh, nhất là những người theo dõi, sách nhiễu tôi, tôi đã vạch ra một lằn ranh rõ ràng: họ là những người thừa hành mệnh lệnh, tận trong thâm tâm họ không có thù hằn cá nhân gì với tôi. Do đó tôi không có nhu cầu chồng thêm vào động cơ nghiệp vụ của họ với động cơ thù ghét cá nhân. Điều đó nếu xảy ra chỉ làm gia tăng gấp nhiều lần những khó khăn cho tôi.

    Tôi xác định rất rõ ràng rằng, sức mạnh của đám đông đến từ nhận thức, và nhận thức ấy phải đến từ khả năng tiếp cận thông tin thật sự mà không bị cắt xén hay nhào nặn nhằm phục vụ mục đích cá nhân nào. Trong đám đông ấy, mỗi người cần thay đổi mà bản thân mình muốn trước khi thay đổi xã hội chung quanh. Điều đó có thể bắt đầu từ việc nhỏ nhặt nhất là phải sòng phẳng và thành thật với bản thân, cũng như với những người xung quanh mình nếu muốn đi cùng nhau.

    Năm 2009, sau khi bị tạm giữ 10 ngày, tôi có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, để nghiên cứu các mối quan hệ xung quanh mình và lý do vì sao dẫn tới việc mình bị bắt giữ.

    Đến giờ phút này, tôi chưa kết tội một ai, nhưng không thể phủ nhận rằng việc tôi bị bắt giữ ở thời điểm đó là do bị tình nghi có liên quan đến đảng Việt Tân.

    Nhắc lại chuyện này, hẳn Người Buôn Gió còn nhớ Lê Ánh – thành viên Việt Tân ở Sydney, người mà Người Buôn Gió giới thiệu cho tôi quen biết với cái tên là Cường. Lúc ấy tôi không biết ông Cường này là thành viên của Việt Tân. Cũng chính người này thông qua NBG đã nhờ tôi in áo và tôi nhận lời vì nghĩ đây là việc tốt. Và cũng chính NBG đã để lộ số áo in ở nhà và bị bắt trước tôi vài ngày.

    Tôi đã không trách móc gì ai việc này, bởi ở thời điểm đó, tôi không hiểu bản chất sự việc, lại càng không biết được rằng đảng Việt Tân có kế hoạch tiếp cận với những blogger quan tâm đến chính trị xã hội như một chiến dịch tìm người.

    Tôi cất giữ những chuyện này, như một bài học kinh nghiệm xương máu cho mình để khôn ngoan và cẩn thận hơn khi tiếp xúc bên ngoài.

    Hôm nay, tôi nghĩ mình cần nói rõ ràng suy nghĩ của mình về những gì người ta đồn thổi sau lưng mình, nói một lần rồi thôi cho những ai chưa biết cần biết.

    Bất cứ cá nhân nào cho rằng, tôi đánh phá những người đấu tranh như Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Thị Minh Hằng… thì xin mời đưa ra bằng chứng.

    Tôi sẵn sàng mở một buổi đối thoại online (hoặc offline) để làm rõ vấn đề này.

    Tính tôi rất rõ ràng, nếu tôi sai tôi sẽ nhận, những gút mắc cá nhân tôi đều tìm trực tiếp người có liên quan để nói chuyện, chưa bao giờ tôi phải qua bất kỳ một ai để nhờ họ nói thay và nói giùm.

    Chuyện cá nhân giữa chị Hồ Lan Hương và chị Tạ Phong Tần là câu chuyện của hai người đó. Đừng ai bắt tôi phải chịu trách nhiệm vì phát ngôn của một người trưởng thành bởi họ là bạn tôi.

    Liên quan đến việc chị Bùi Thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ mới đây tôi đã nói rất rõ:

    “Mỗi người có một cách phản ứng, một thái độ ứng xử tuỳ theo tính cách.

    Có người khinh ghét thì phải chửi cho hả dạ, cũng có người nói thẳng với thái độ kiềm chế rồi bỏ đi, cũng có người im lặng không phản ứng.

    Điều quan trọng là ở những nơi mà quyền con người được tôn trọng, không có tình trạng chính quyền tìm cách lừa bẫy những người bất đồng chính kiến bằng cách sử dụng lực lượng côn đồ để khích tướng, vu vạ hay ném đồ dơ bẩn vào nhà họ hòng tạo ra xô xát.

    Tôi nghĩ, tất cả những trò đã diễn với những người như chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ không làm người khác sợ, mà sẽ làm chị ấy có thêm những người ủng hộ cùng chọn phương pháp như chị ấy mà thôi.

    Không thể yêu cầu những người như Bùi Hằng phải “có lời lẽ văn minh” khi các trò bẩn luôn diễn ra xung quanh họ.

    Và việc bắt giam những người bị đánh đập ở Lấp Vò, Đồng Tháp thêm một lần nữa chỉ ra sự lạm quyền của lực lượng công an mà thôi.”

    Thế nào là “hợp tác”?

    Nhiều người thường khuyên rằng hợp tác vì cái chung. Cần phải đặt câu hỏi cụ thể rằng cái chung là cái chung nào ở đây? Tôi không hy sinh sự tự do của mình cho những toan tính chính trị không rõ ràng.

    Và không thể có một cái chung khi người ta chưa biết rõ từng mối riêng quy tụ về cái chung ấy.

    Thế nào là “cái chung” khi người ta phải hy sinh tự do của mình cho những toan tính sai lầm mà họ không được biết đến?

    Thế nào là “đấu tranh”?

    Tôi không đấu tranh cho một sự độc tài kiểu mới mà ở đó người ta sẵn sàng miệt thị, mạt sát người khác vì họ nói khác mình.

    Tôi không đấu tranh cho một thứ quyền lực tự phong bằng cách nghi ngờ chụp mũ những người nghĩ khác mình là an ninh hay dư luận viên.

    Tôi không đấu tranh để hướng những người đang khao khát thông tin và sự thật vào một mớ hỗn loạn rối ren mới đầy ảo tưởng.

    Gửi Người Buôn Gió,

    Trên đây là những điều tôi cần nói công khai về những gì đồn thổi sau lưng tôi, riêng với cá nhân anh, tôi sẽ chỉ nói một câu thế này: cám ơn anh đã kết nạp thêm cho lực lượng an ninh một nhân sự nhưng rất tiếc, sự mai mối này không có kết thúc mong đợi như anh đã từng giới thiệu tôi với thành viên của đảng Việt Tân.

    Lâu nay tôi thường chọn cách đứng ngoài thị phi và im lặng vì tôi nghĩ rằng mỗi người có một con đường, một sự lựa chọn, và không cần thiết phải gây thêm chia rẻ vì những mất mát cá nhân so với thực trạng rối ren hiện nay. Lần này vì anh có những cáo buộc đích danh tôi, nên tôi phải lên tiếng để trắng đen cho rõ.

    Chúng ta có gì để đấu tranh với Cộng sản? – Chỉ có sự thật.

    Đúng – sai hãy để người đọc tự suy xét.

    Tôi nhắc để anh nhớ rằng, với Cộng sản, thì những trò lưu manh đểu cáng sẽ không thắng được họ đâu. Đừng kết nạp thêm người cho lực lượng an ninh chỉ vì tôi khác anh từ suy nghĩ đến cách hành động.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen