Seite auswählen

„Hàng triệu người đã sống qua chuỗi ngày đau thương đó và không ngừng kể cho thế hệ sau. Bạn không chỉ biết qua các câu chuyện, hình ảnh, video mà còn nhìn thấy trên khuôn mặt của ông bà cha mẹ. Vết thương chiến tranh và thảm hoạ lý tưởng độc tài vẫn còn ghi khắc.“

Ku Búa

Khi tranh luận về bản chất của chiến tranh Việt Nam thì một trong những câu được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất là “Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng.” 

Những người nói câu đó không hề sai. Từ ngàn xưa đến nay, sau một cuộc xung đột thì phe chiến thắng thường tồn tại lâu hơn cho nên có thế để định hướng những gì được chép lại. Phần lớn là họ dùng cơ hội này để đánh bóng tên tuổi để quảng bá bản thân. Từ Hy Lạp cho đến Rome, Alexander và Caesar trở thành những huyền thoại quân sự và chúng ta ít nhiều tin như vậy. 

Trước đây khi sách vẫn còn là vật hiếm và khả năng lưu giữ kiến thức phần lớn thuộc về bên giữ quyền lực thì họ nắm toàn phần quyết định. Bên thất bại thì thường bị đẩy vào nô lệ hoặc tiêu diệt hoàn toàn cho nên chúng ta biết rất ít về họ. Đó là vì sao Carthage mặc dù có thời ngang tầm với Rome nhưng bị trôi vào quên lãng. Nhưng điều đó không hề ngăn chặn những người khác âm thầm lưu lại và truyền cho thế hệ sau. Tuy nắm đa phần chứ không phải là tất cả.

Khi nhân loại tiến bộ và công nghiệp phát triển, sách có thể được xuất bản rộng rãi và thông tin lan truyền nhanh chóng hơn thì tình trạng trên cũng dần suy giảm. Kẻ chiến thắng tuy nắm lợi thế nhưng khó mà ngăn chặn người khác đưa ra nhận xét trái chiều hoặc lưu lại những gì xảy ra mà không đáp ứng quan điểm của họ.

Trong thời kỳ hiện đại và kỷ nguyên kỹ thuật số thì nguyên lý kẻ chiến thắng quyết định lịch sử gần như trở nên bất khả thi. Bởi vì cực khó để kiểm soát dư luận khi có hàng triệu nhân chứng và bàn tay để truyền lại cho thế hệ sau.

Chiến tranh Việt Nam khác với những cuộc va chạm xảy ra trước bởi vì nó được tường thuật liên tục bởi báo chí và truyền thông. Trong suốt những ngày tháng khói lửa, dân chúng thế giới luôn được cập nhật tình hình. Có thể không để lộ những chuyện nhỏ nhưng khó mà che giấu được tất cả. 

“Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng” trở nên vô nghĩa hoàn toàn.

Khi cuộc chiến chấm dứt, bên thắng cuộc tiến hành những chính sách tàn bạo. Tiếp nối là những chuỗi quyết định sai lầm chết người đưa đất nước từ đói khổ đến tuyệt vọng. Khi nhận ra, họ tìm cách quay lại. Để che giấu những tai hại đó, họ viết lại những bài học lịch sử để đánh lạc hướng người học và không cho thế hệ sau biết quá nhiều về những gì đã xảy ra. Nếu có ai thắc mắc thì tìm cách chối bỏ. Khi có ai nói khác thì tìm cách bịt miệng. Rồi nếu không thể nào phản bác, nguỵ biện “Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng” được dùng. 

Nhưng những người sử dụng nguyên lý trên mắc sai lầm giữa lịch sử và sự thật. Bạn có thể viết cái đầu, nhưng không thể nào chối cái còn lại.

Bất chấp nỗ lực để định hướng dư luận, không có lịch sử nào được viết bởi kẻ chiến thắng có thể giấu được những điều sau.

1. Quân Bắc Việt xâm chiếm Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia chính thức.

2. Phe Bắc Việt đã nhận được sự viện trợ của Liên Xô và Trung cộng lên đến hàng trăm triệu đô và trăm ngàn quân nhân, nhưng luôn tự hào rằng đây là cuộc phấn đấu của dân tộc.

3. Năm 1968 phe Bắc Việt và đồng minh ở phía Nam đã hứa tạm ngừng chiến để cả nước ăn Tết, nhưng lại rút lời để dẫn đến cuộc thảm soát toàn quốc. Để rồi mỗi khi xuân về, thay vì ăn vui thì hàng trăm nghìn gia đình coi đây là ngày giỗ.

4. 500,000 thanh niên miền Bắc và 300,000 thanh niên miền Nam đã hy sinh.

5. Hơn 2 triệu người dân vô tội ở hai phía đã bỏ mạng.

6. Sau khi đầu hàng, thay vì được quay lại gia đình và cuộc sống bình thường, một triệu quân nhân và viên chức chế độ Sài Gòn đã phải đi cải tạo. Hơn 165,000 đã không quay về và vô số đã mất liên lạc.

7. Khi chính quyền mới cai quản, ước tính 950,000 người miền Nam đã bị tước tài sản và đẩy đi kinh tế mới.

8. Vì quá bất mãn và không tìm thấy tương lai, hơn 1.5 triệu người đã phải vượt biên và trong số đó 300,000 đã chết dưới biển.

9. Chính sách kinh tế tập trung theo CNXH đã dẫn đến nạn đói toàn quốc để rồi bobo và khoai mì thay cơm và thịt. Sự cơ cực đó vẫn còn làm ám ảnh người dân cho đến tận bây giờ.

10. Rồi cuối cùng, chính quyền hiện tại phải thực hiện chính sách Đổi Mới, tái bình thường hoá quan hệ với cựu địch thủ và dùng cơ chế kinh tế thị trường để phát triển.

Khi đối mặt với những điều không thể chối cãi và bác bỏ, thay vì nhìn nhận và sửa sai để rồi hoà giải, những kẻ tẩy não luôn sử dụng phương pháp ngốc nghếch trên. Đó không chỉ là sự thất bại về hình thức mà còn là thảm hoạ về nhận thức. 

Hàng triệu người đã sống qua chuỗi ngày đau thương đó và không ngừng kể cho thế hệ sau. Bạn không chỉ biết qua các câu chuyện, hình ảnh, video mà còn nhìn thấy trên khuôn mặt của ông bà cha mẹ. Vết thương chiến tranh và thảm hoạ lý tưởng độc tài vẫn còn ghi khắc.

Họ có thể nói một ngàn lời hay in một vạn tờ giấy thì vẫn không có gì thay đổi. Bên thắng cuộc có thể viết lịch sử nhưng chỉ người dân mới có thể viết sự thật.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

https://lh3.googleusercontent.com/wdTRWlShwZ3DT9lToVir1JONQKcZMAbyr115LlF5YAzVy9WRVbZiQgrItZQA_ZA

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen