Seite auswählen

Big Pharma gồm các hãng dược phẩm khổng lồ đã từng tham gia cam kết rằng, sẽ “luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của những người được tiêm vaccine lên hàng đầu“. Nhưng sự thật có phải vậy? Cũng trong năm 2020, giới khoa học đã phải chứng kiến nhiều cái chết của những chuyên gia nghiên cứu về COVID-19 trong những hoàn cảnh bí ẩn. Và trong hai tháng đầu năm 2021 này, một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu đã ghi nhận những ca tử vong sau khi tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19.

Một số quốc gia độc tài hoặc các tổ chức khủng bố nếu xét về sức mạnh hay tham vọng, họ chỉ có thể vùng vẫy một phương. Còn ĐCSTH vì tham vọng và hành động muốn thống trị thế giới nên đã trở thành đầu sỏ của thế lực tà ác quốc tế. (Pxfuel)

 

Big Pharma lấn lướt bịt miệng người tố giác

Theo rt.com, vào tháng 10/2020, một doanh nhân Ấn Độ 40 tuổi đã bị nôn mửa, đau đầu dữ dội trong suốt 10 ngày sau khi tham gia thử nghiệm vaccine COVID-19 do Đại học Oxford và hãng AstraZeneca phát triển. Ông đã đệ đơn kiện Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) với số tiền tương đương 676.000 USD, với cáo buộc đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng sau khi tham gia thử nghiệm giai đoạn ba của vaccine Covishield. Trước khi thử nghiệm, doanh nhân này được cho biết vaccine an toàn và đã chọn tham gia chương trình với “tinh thần phục vụ công chúng”.

Trong đơn kiện, ông cũng yêu cầu SII, AstraZeneca và Oxford Vaccine Group đình chỉ các cuộc thử nghiệm vaccine với 1.600 tình nguyện viên đang tham gia thử nghiệm. Tuy nhiên,  SII – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã kiện ngược lại doanh nhân người Ấn vì tội phỉ báng, bôi nhọ “ác ý” với số tiền bồi thường lên tới 13,5 triệu đô la. 

Các ông lớn dược phẩm đang dùng quyền lực để “chèn ép” lại một người tố giác đã dũng cảm lên tiếng bóc trần những phản ứng tác dụng phụ khủng khiếp mà doanh nhân người Ấn đã phải trải qua khi tiêm vaccine Covishield.

Bất chấp sự “yểm trợ” của các kênh truyền thông dòng chính tại Mỹ bưng bít các thông tin bất lợi về vaccine COVID-19, nhiều bác sĩ Mỹ đã nói lên tiếng nói công chính với công chúng về tác dụng phụ tiêu cực của vaccine.

 

“Ông lớn” dược phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong việc phát triển vaccine?

Theo cnbc.com, một nhóm bác sĩ đã thúc giục Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo cho công chúng biết về những tác dụng phụ nguy hại sẽ xảy ra với vaccine COVID-19 trong quá trình thử nghiệm gấp rút.

Tiến sĩ Sandra Fryhofer thuộc Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) lo ngại rằng, việc bưng bít thông tin trong quá trình thử nghiệm vaccine COVID-19 sẽ dẫn đến việc người dân ​​sẽ phải tiêm ít nhất hai liều.

Trong cuộc họp online với Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), Tiến Fryhofer đã chia sẻ: “Chúng tôi thực sự cần phải cho bệnh nhân biết rằng (cuộc thử nghiệm vaccine) không phải là một cuộc đi dạo trong công viên”.

“Họ (người dân) biết rằng đã có vaccine. Họ có thể sẽ cảm thấy không hiệu quả (khi tiêm mũi thứ nhất) nên có khả năng họ sẽ phải tiêm mũi thứ hai”. Tuy nhiên, CDC dường như không quá quan tâm đến việc cung cấp thông tin rộng rãi cho công chúng về sự nguy hiểm của những loại vaccine thử nghiệm này.

Các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng đối với vaccine phòng chống virus Vũ Hán do hãng AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển đã vừa phải tạm dừng, sau khi một tình nguyện viên ở Anh bị nghi là có phản ứng tiêu cực với vaccine.

Vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford đang được coi là một ứng viên nặng ký trong số hàng chục loại vaccine đang được nghiên cứu, phát triển trên thế giới.

Tờ New York Times cho biết, một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tại Anh đã được chẩn đoán mắc chứng viêm cơ ngang tủy sống, với triệu chứng sưng tấy, tác động tới dây sống có khả năng là do tình trạng nhiễm virus gây ra.

Nhóm 9 nhà phát triển vaccine Covid-19 đưa ra công chúng một cam kết “khủng” rằng, họ sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn khoa học và đạo đức trong tiến trình phát triển vaccine. “Ông lớn” Big Pharma gồm các hãng dược phẩm khổng lồ Johnson & Johnson, BioNTech, GlaxoSmithKline, Pfizer, Merck, Moderna, Sanofi và Novavax tham gia cam kết, rằng sẽ “luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của những người được tiêm vaccine lên hàng đầu”.

Nhưng sự thật có phải vậy không?

 

Những cái chết bí ẩn của các nhà nghiên cứu COVID-19

Họ là những người đã tham gia vào nghiên cứu COVID-19, hoặc có liên quan mật thiết đến sự kiện đại dịch, và đã bị giết chết hoặc được phát hiện đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn, kỳ lạ.

Cái chết gần đây của nhà khoa học người Nga, Alexander ‘Sasha’ Kagansky đã nối dài thêm danh sách những người tham gia nghiên cứu về virus Vũ Hán đã tử vong bất thường.

 

  • Nhà khoa học Nga Alexander Kagansky

Ngày 20/12 vừa qua, một phụ nữ đã phát hiện thi thể một người đàn ông nằm sõng soài dưới tòa chung cư trên phố Zamshin (thành phố St. Petersburg) trong tình trạng chỉ mặc đồ lót và có vết đâm trên cơ thể. 

Tiến sĩ Alexander Kagansky từng là Giám đốc Trung tâm Y học tái tạo và gene tại Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga ở Vladivostok. Tại đây, ông vẫn tiếp tục hợp tác nghiên cứu với trường đại học Scotland. Tờ Moskovsky Komsomolets (MK) cho biết tiến sĩ Kagansky đang nghiên cứu vaccine COVID-19 trước khi được cho là bị đâm và bị ném từ cửa sổ căn hộ tầng 14 của ông. 

 

  • Nhà khoa học Canada Frank Plummer

Nhà khoa học nổi tiếng Frank Plummer – cựu giám đốc Phòng thí nghiệm vi sinh học quốc gia Canada, nơi bị ĐCSTH đánh cắp virus, đã chết một cách bí ẩn vào ngày 4/2/2020. Ông là một nhà vi sinh học hàng đầu thế giới về Coronavirus. 

Cuộc điều tra của phóng viên tờ Greatgameindia đã đặt nghi vấn rằng: “Frank Plummer – nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra virus Corona đã bị ám sát ở châu Phi?”.

Bài báo đề cập đến việc Tiến sĩ Frank Plummer có liên quan đến một loạt các sự kiện ly kỳ vào năm 2013, khi ông nhận được một mẫu virus Corona SARS mới của Ả Rập Xê Út, và đang nghiên cứu vaccine AIDS trong phòng thí nghiệm tại Winnipeg (Canada). 

Hơn nữa ông có quan hệ mật thiết với bà Qiu Xiangguo, nhà virus học người gốc Trung cộng làm việc ở Phòng thí nghiệm vi sinh học Quốc gia Canada – nơi Tiến sĩ Plummer làm Giám đốc trong 14 năm. Bà Qiu Xiangguo cũng  bị cáo buộc là đã lấy cắp mẫu virus gửi về cho ĐCSTH, đồng thời Tiến sĩ Plummer cũng có mối quan hệ chặt chẽ với phòng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán, thuộc Viện Virus Vũ Hán.

 

  • Nhà khoa học Mỹ Bing Liu

Ngày 2/5/2020, tiến sĩ Bing Liu (37 tuổi) đã được phát hiện tử vong với nhiều phát đạn bắn vào đầu, cổ, thân và chân tay. Ngôi nhà của anh không bị mất mát đồ đạc và không có dấu hiệu bị đột nhập. Tiến sĩ Bing Liu hiện đang làm việc tại Khoa Sinh học hệ thống và Tính toán của Trường Y thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ).

Văn phòng khoa nơi tiến sĩ Liu làm việc đã ra thông cáo: “Bing sắp đưa ra những phát hiện rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu các cơ chế tế bào gây ra nhiễm SARS-CoV-2 và cơ sở tế bào của các biến chứng của căn bệnh này”. Trưởng khoa Sinh học Hệ thống và tính toán – bà Ivet Bahar cho biết tiến sĩ Liu đang thu được những kết quả bước đầu trong nghiên cứu về coronavirus Vũ Hán. 

Bà nói: “Anh ấy mới bắt đầu thu được những kết quả đáng chú ý. Anh ấy đang chia sẻ với chúng tôi về việc cố gắng hiểu cơ chế lây nhiễm, vì vậy chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục những gì anh ấy đang làm”.

 

  • Nhà khoa học Nam Phi Gita Ramjee

Gita Ramjee là một nhà khoa học xuất sắc chuyên nghiên cứu về HIV. Bà đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến virus Vũ Hán khi bà tới London để thuyết trình vào tháng 3/2020. Khi trở về Nam Phi, bà cảm thấy không khỏe và phải nhập viện. 

Với kiến thức sâu rộng về nghiên cứu dự phòng và điều trị HIV,  bà Gita Ramjee được cho là đang đi đầu trong việc thử nghiệm lâm sàng về phòng ngừa và điều trị HIV giai đoạn 3 ở thành phố Durban (Nam Phi). 

 

  • Tài xế của WHO chở mẫu Coronavirus bị bắn chết

Ngày 20/4/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận một chiếc xe chở các mẫu xét nghiệm COVID-19 của WHO tại Myanmar đã bị tấn công, khiến tài xế tử vong và một quan chức chính phủ bị trọng thương.

Vụ tấn công xảy ra tại thị trấn Mynbya, bang Rakhine, phía tây bắc Myanamr đã khiến tài xế Pyae Sone Win Maung thiệt mạng vì trọng thương trong vụ nổ súng. Thông cáo của WHO không đề cập nguyên nhân vụ việc cũng như ai đứng sau vụ tấn công, và văn phòng đại diện của Liên Hợp Quốc tại Myanmar cho biết chiếc xe bị tấn công khi đang trên đường từ Sittwe về Yangon.

 

  • Người tố giác Brandy Vaughan

Ngày 8/12/2020, cảnh sát phát hiện cô Brandy Vaughan – nhà hoạt động đấu tranh nổi tiếng, người tố cáo sự nguy hại của vaccine COVID-19 đã bị chết tại nhà riêng bên cạnh cậu con trai 9 tuổi của cô. 

Brandy Vaughan từng là Giám đốc kinh doanh của Công ty dược phẩm Merck và là người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận LearnTheRisk.org, một trang web chuyên hướng dẫn mọi người về những rủi ro liên quan đến vaccine. 

Khi còn làm việc trong ngành dược phẩm, cô Brandy đã quảng bá cho Vioxx, một loại thuốc giảm đau được cho là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ và trụy tim. Bất chấp những tác hại này, loại thuốc giảm đau này vẫn được nhà sản xuất tung ra thị trường.

Cô cho biết: “Từ kinh nghiệm đó, tôi nhận ra rằng không vì có một thứ gì đó có mặt trên thị trường thì có nghĩa là nó an toàn. Phần lớn những gì chúng ta nghe được từ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe quảng cáo đều không phải là sự thật.”

 

ĐCSTH thâm nhập vào hãng dược Giants Pfizer và AstraZeneca

Chi tiết xung quanh cơ sở dữ liệu khổng lồ rò rỉ vào ngày 13/12/2020 đã hé lộ một bản đăng ký với thông tin của 1,95 triệu đảng viên ĐCSTH bao gồm tên, chức vụ trong đảng, ngày sinh, số ID quốc gia và dân tộc của họ.

Theo Sky News Australia, cơ sở dữ liệu này cũng tiết lộ 79.000 chi nhánh của ĐCSTH đã được thành lập trên toàn thế giới, với một số chi nhánh nằm trong các tập đoàn toàn cầu.

Nhiều cá nhân trong cơ sở dữ liệu được tuyển dụng làm việc trong các công ty của Mỹ, Châu Âu và Úc mà có liên quan đến các ngành công nghiệp nhạy cảm như quốc phòng, dược phẩm (đặc biệt là phát triển vaccine COVID-19) và dịch vụ tài chính. 

Trong vụ rò rỉ dữ liệu này bao gồm tên và thông tin chi tiết của 123 cá nhân thuộc ĐCSTH đã thâm nhập thành công vào ngành công nghiệp vaccine của Mỹ, kiếm được việc làm tại Pfizer và AstraZeneca – hai trong số tập đoàn đang sản xuất vaccine coronavirus cho dân sự và quân sự Hoa Kỳ.

Những đảng viên trung thành với ĐCSTH thường xuyên ăn cắp bí mật của các tập đoàn, công ty tại Mỹ, làm tổn hại đến an ninh và tính toàn vẹn của các tập đoàn có nguy cơ cạnh tranh với lợi ích của Trung cộng.

ĐCSTH đã sử dụng gián điệp để xâm nhập và thỏa hiệp với các nhà sản xuất vaccine trên thế giới nhằm biến vaccine coronavirus thành vũ khí sinh học “làn sóng thứ hai”, với âm mưu sẽ gây tàn phế, hoặc giết chết một số lượng lớn những người sử dụng vaccine.

Điều này cũng có nghĩa là những cá nhân thuộc các hãng dược phẩm lớn đang thúc đẩy phát triển vaccine và trợ giúp cho ĐCSTH, cũng tương đương với việc họ đang tham gia vào các tội ác phản quốc chống lại nước Mỹ và người dân thế giới.

 

ĐCSTH và các “ông lớn” dược phẩm âm mưu thống trị thế giới qua kênh Y tế?

Năm 2020, Mỹ đã đổ hơn 10 tỷ đô la vào các công ty dược phẩm để nhằm phát triển thuốc và vaccine trong đại dịch virus Vũ Hán. Một trong những công ty được thụ hưởng tiền thuế miễn phí chính là “ông lớn” dược phẩm Gilead. Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 34,5 triệu đô la cho hãng Gilead để phát triển thuốc Remdesivir, một loại thuốc từng được điều trị virus Ebola.

Viện Y tế Quốc gia cũng trao cho hãng Gilead hợp đồng 6 triệu đô la để đẩy nhanh tốc độ phát triển Remdesivir, và dành thêm 30 triệu đô la vào các thử nghiệm lâm sàng để quan sát tác dụng của Remdesivir trên bệnh nhân Covid-19.

Tuy nhiên ngay sau đó, hãng Gilead lại hợp tác với Cơ quan Y tế Trung cộng để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng mới cho Remdesivir. Ngày 5/2/2020, Bộ Khoa học và công nghệ (MOST), Ủy ban Y tế quốc gia và Cơ quan Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung cộng đã thông qua quyết định ứng dụng Remdesivir vào các thử nghiệm lâm sàng. 

Tại sao một công ty Mỹ lại hợp tác với Trung cộng để thống trị thị trường thuốc? Cụ thể hơn, Gilead đã hợp tác với một hãng dược phẩm ở Trung cộng do tỷ phú góp cổ phần.

Mark Malloch Brown – quản trị viên của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và George Soros trò chuyện trong cuộc họp báo tại Trung tâm Kinh doanh Quốc tế ở Thành phố Monterrey, phía bắc Mexico, ngày 19 tháng 3 năm 2002 (Ảnh: JORGE UZON / AFP qua Getty Images)

Hãng Gilead đã hợp tác với Công ty Dược phẩm Vũ Hán (Wuxi Pharmaceuticals) thuộc sở hữu của tỷ phú George Soros. Mối liên hệ đáng kinh ngạc này đã được tiết lộ trong danh mục đầu tư tài chính của George Soros, trong đó ông ta liệt kê cơ sở đối tác này tọa lạc tại số 666 đường Gaoxin, Khu phát triển công nghệ cao East Lake tại Vũ Hán. 

Vũ Hán cũng chính là thành phố đầu tiên bùng phát dịch bệnh và Viện Virus Vũ Hán cũng là nơi được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH)  tài trợ để nghiên cứu các đặc tính của coronavirus.

NIH là cơ quan chính của chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm về nghiên cứu y sinh và sức khỏe cộng đồng, và Viện Virus Vũ Hán đã liệt kê tên Viện này trên trang web của mình như là một đối tác. 

Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID) trực thuộc NIH chính là Tiến sĩ – Bác sĩ Anthony Fauci, người đã tài trợ 3,7 triệu đô la cho Phòng thí nghiệm Vũ Hán để nghiên cứu về coronavirus.

Như vậy có thể thấy mối liên hệ giữa tài phiệt Mỹ, cơ quan chính phủ Mỹ và quan chức chính phủ Mỹ đều có mối liên hệ với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuốc, vaccine tại Trung cộng. 

Hãng dược phẩm Gilead cũng đã tham gia vào một mạng lưới phân phối thuốc có tên là UNITAID. Mạng lưới này giám sát “nhóm bằng sáng chế” cho phép các công ty dược phẩm chia sẻ bằng sáng chế thuốc của họ với các công ty khác.

Chủ sở hữu bằng sáng chế ban đầu nhận được tiền bản quyền khi họ cho phép các công ty khác sản xuất thuốc gốc từ loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế. Điều này cho phép chủ sở hữu bằng sáng chế ban đầu có quyền phân phối thuốc cho cả quốc gia giàu và nghèo, đồng thời tận dụng thu lợi của cả hai.

Hãng Gilead đã hợp tác với Trung cộng đối với loại thuốc Remdesivir. Như vậy loại thuốc gốc Remdesivir được bán với giá cao ở Mỹ, và cung cấp với giá rẻ cho các nước châu Phi, trong khi chủ sở hữu bằng sáng chế thứ cấp là Trung cộng đã thu lợi nhuận rất lớn.

Trung cộng có tên trong “nhóm dược phẩm” của UNITAID, vì vậy được hưởng “quy chế” thuốc rẻ nhất, trong khi Mỹ không thuộc mạng lưới này nên người dân Mỹ sẽ phải mua với giá cao, với hơn 3.000 đô la cho mỗi lần điều trị. Mạng lưới phân phối thuốc UNITAID này được bắt nguồn từ tổ chức Toàn cầu của Liên Hợp Quốc: WHO 

WHO là nhà hỗ trợ tài chính cho UNITAID thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, UNAIDS, Global Fund, Roll Back Malaria Partnership, và của cả tỷ phú George Soros.

Nhà sản xuất vaccine Bill Gates (Ảnh: JOHN THYS/AFP via Getty Images)

Nhà tài phiệt này không chỉ thiết lập một hệ thống để kiếm lời từ thuốc Remdesivir, mà còn cho phép ông ta lợi dụng nâng giá thuốc một cách tinh vi ở Mỹ, trong khi vẫn hưởng lợi từ việc phân phối dược phẩm trên khắp thế giới thông qua UNITAID. 

Tất cả điều này đã trở thành hiện thực sau khi hãng Gilead tuyên bố độc quyền về việc điều trị virus Vũ Hán, và tiếp tục đẩy thuốc Remdesivir lên vị trí trọng yếu trong phương pháp điều trị COVID-19. 

Bất chấp cả một hệ thống Big Media, Big Tech và Big Pharma cố gắng tuyên truyền đại dịch, gieo rắc sự sợ hãi nhằm mục đích kinh doanh vaccine và thuốc điều trị COVID-19 để kiếm lời, tháng 10/2020, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, thuốc Remdesivir không giúp giảm đáng kể số người bệnh chết vì COVID-19.

Theo báo Financial Times, kết luận từ một nghiên cứu lâm sàng do WHO thực hiện cho thấy, thuốc Remdesivir không có hiệu quả đáng kể nào đối với cơ hội sống sót của những bệnh nhân COVID-19.

Trong khi đó, thuốc chống sốt rét Hydroxychloroquine lại mang đến nhưng hiệu quả không ngờ trong điều trị và phòng ngừa COVID-19, và một trong số những yếu nhân lựa chọn và ca ngợi loại thuốc vừa hiệu quả mà vừa rất rẻ này chính là Tổng thống Donald Trump. 

Vào tháng 7/2020, một nhóm bác sĩ được gọi là Bác sĩ Tuyến đầu (Frontline Doctor) đã lên tiếng ủng hộ thuốc Hydroxychloroquine như một phương pháp điều trị COVID-19.

Trong cuộc họp báo trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Washington, nhóm bác sĩ này cũng kêu gọi một “cách tiếp cận bền vững” đối với đại dịch virus Vũ Hán, và thúc giục mở trường học và doanh nghiệp.

Facebook, Twitter và Youtube đã xóa video 45 phút về cuộc họp báo vài giờ sau khi video được chia sẻ và đã đạt được hàng triệu lượt xem, trong đó Facebook có hơn 13 triệu lượt xem.

Tổng thống Trump và con trai ông là Donald Trump Jr đã chia sẻ video của nhóm Bác sĩ Tuyến đầu này, và cũng bị Facebook và Twitter xóa nội dung, gắn cờ rằng đây là thông tin sai lệch, nhưng trước đó có khoảng hơn 17 triệu người đã xem một trong những clip này.

Trong buổi họp báo, bác sĩ Stella Immanuel – bác sĩ chăm sóc chính tại Trung tâm Y tế Rehoboth ở Houston (Texas) cho biết bà đã điều trị cho hơn 350 bệnh nhân mắc COVID-19 bằng cách sử dụng kết hợp Hydroxychloroquine, kẽm và Azithromycin, và mô tả sự kết hợp của các loại thuốc như một “phương thuốc chữa bệnh”.

Bác sĩ Stella Immanuel cũng chỉ trích các nghiên cứu, thông tin cố tình đưa ra những nhận định lệch lạc khi cho rằng Hydroxychloroquine không hiệu quả trong việc điều trị COVID-19, và gọi các nghiên cứu như vậy là “khoa học giả” được hỗ trợ bởi “các công ty dược phẩm gian dối”. 

Điều này cho thấy, các nhóm lợi ích đã ra tay chặn bất cứ thông tin về bất cứ loại thuốc nào (đặc biệt là Hydroxychloroquine) gây bất lợi cho những liều thuốc và vaccine đắt đỏ mà họ đang “ép” người dân phải “xài” chúng, bất chấp một số vaccine cho thấy có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe con người.  

 

Trùng hợp hay ngẫu nhiên? 

Ngày 20/12 vừa qua, nhà máy sản xuất dược phẩm SCI Pharmtech ở thành phố Đào Viên (Đài Loan) đã bốc cháy và phát nổ một cách bí ẩn. Đây là cơ sở sản xuất thuốc Hydroxychloroquine điều trị virus Vũ Hán, và dường như nhà máy này đã bị nhắm mục tiêu. 

Vụ nổ lớn đến mức những cư dân ở quận Tamsui, thành phố Tân Đài Bắc, cách khá xa nhà máy SCI Pharmtech cũng nghe thấy tiếng nổ, và họ còn nhìn thấy khói đen dày đặc bốc ra từ nhà máy. 

Nhà máy SCI Pharmtech được coi là nhà cung cấp thuốc Hydroxychloroquine lớn thứ hai tại Châu Á. Nếu nhà máy này bị đóng cửa, có nghĩa là nguồn cung cấp thuốc  Hydroxychloroquine cho thế giới sẽ bị gián đoạn trong thời điểm đại dịch virus Vũ Hán lại tiếp tục hoành hành. 

Vụ nổ xảy ra chỉ vài ngày sau khi các “ông lớn” dược phẩm bắt đầu tung ra các loại vaccine ngừa COVID-19 được cho là “phương pháp chữa trị” chính cho đại dịch virus Vũ Hán. Thuốc Hydroxychloroquine vừa rẻ vừa hiệu quả trong việc chống lại COVID-19, và đó có thể là lý do tại sao cơ sở sản xuất thuốc Hydroxychloroquine lớn thứ hai tại châu Á lại cháy “đúng thời điểm” như vậy.

Tuy nhiên, các loại vaccine ngừa COVID-19 có thực sự an toàn đối với sức khỏe người dân hay không lại là một câu chuyện khác, khi liên tiếp gần đây đã có khá nhiều trường hợp tử vong liên quan đến việc tiêm chủng ngừa COVID-19.

 

Vaccine COVID-19 liệu có an toàn?

Tính đến ngày 17/1, trong một thông cáo, Na Uy đã bày tỏ sự lo lắng về tính an toàn của vaccine đối với người cao tuổi có bệnh nền khi số ca tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) lên tới 29 người. Ít nhất 23 người đã tử vong ngay  sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên.  Trong đó có 13 trường hợp đã được giải phẫu tử thi và bị nghi tử vong do tác dụng phụ của vaccine. Nhà chức trách Na Uy cảnh báo vaccine COVID-19 nguy hiểm cho người già, yếu, có bệnh nan y.

Cũng trong tháng 1/2021, tại Đức, Bộ phận thuốc và an toàn thuốc Viện Paul Erich đang điều tra 10 trường hợp tử vong sau khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer BioNTech. Tại Đức, việc tiêm vaccine của Pfizer và BioNTech được triển khai từ ngày 27/12/2020. Nhóm đầu tiên được tiêm vaccine là những người trên 80 tuổi, những người sống ở viện dưỡng lão và nhân viên tại đó cùng các nhân viên y tế. 

Tính đến ngày 9/2, Cơ quan giám sát thuốc của Anh khẳng định 143 người tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, tuy nhiên cơ quan này cho biết các trường hợp tử vong này không liên quan trực tiếp tới vaccine, và phần lớn các ca tử vong là người cao tuổi hoặc có bệnh nền. Hơn 10 triệu người Anh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu tiên. Tổng cộng có gần 23.000 ca ghi nhận về các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Tại Mỹ,  Hệ thống Báo cáo về tác dụng phụ của vaccine thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận đã có 501 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine, trong đó có 453 trường hợp là người Mỹ.

 

Xuân Trường

 

Nguồn tham khảo:

(1) – https://www.rt.com/news/508134-india-covishield-vaccine-lawsuit/
(2) – https://www.ndtv.com/india-news/wife-of-vaccine-volunteer-sued-by-serum-institute-of-india-we-cant-stay-quiet-2332618
(3) – https://www.cnbc.com/2020/11/23/covid-vaccine-cdc-should-warn-people-the-side-effects-from-shots-wont-be-walk-in-the-park-.html
(4) – https://www.skynews.com.au/details/_6215946537001
(5) – https://greatgameindia.com/how-coronavirus-was-smuggled-out-of-saudi-arabia/
(6) – https://greatgameindia.com/who-driver-carrying-coronavirus-samples-shot-dead-in-myanmar/
(7) – https://greatgameindia.com/vaccine-whistleblower-found-dead/
(8) – https://www.the-sun.com/news/1940981/brandy-vaughan-anti-vaccination-dead/
(9) – https://www.marketwatch.com/story/big-pharma-is-taking-big-money-from-us-taxpayers-to-find-a-coronavirus-vaccine-and-charge-whatever-they-want-for-it-2020-06-24
(10) – https://www.dailymail.co.uk/news/article-8211291/U-S-government-gave-3-7million-grant-Wuhan-lab-experimented-coronavirus-source-bats.html
(11) – https://www.foxnews.com/media/gaetz-end-nih-grant-wuhan-virology-lab
(12) – https://taiwanenglishnews.com/pharmaceutical-factory-on-fire-after-explosion-2-injured/

Theo NTDVN (09.02.2021)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen