Seite auswählen

1—–NƯỚC MỸ ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI MỘT DI SẢN TỆ HẠI HƠN CẢ ĐẠI DỊCH COVID-19

Nước Mỹ đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng liệu mọi thứ có trở lại bình thường như trước hay không?

Những gì đã và đang xảy ra trong và sau thời đại dịch đã cho chúng ta thấy, nước Mỹ đang có một con đường rất dài và đầy chông gai phía trước. Những khó khăn, trở ngại trong đời sống thậm chí còn khủng khiếp hơn khi chúng ta trải qua đại dịch Covid-19. Các chính trị gia cực đoan cánh hữu đảng Cộng Hòa đã tận dụng sự hỗn loạn của một chính quyền bất nhất, đảng phái đấu đá nhau để lèo lái nước Mỹ đi theo hướng cực đoan nhất có thể.

Đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc vào tháng 1 năm 2021. Đảng Dân Chủ đã tiếp nhận một Quốc Hội đầy phe phái đấu đá nhau, một chính quyền mất sạch uy tín từ trong nước đến quốc tế và một xã hội đầy chia rẽ, công chúng nghi ngờ nhau qua lăng kính chính trị của cá nhân và đảng phái, hệ thống truyền thông báo chí phải chiến đấu không ngừng với những thuyết âm mưu và tin giả hàng ngày, nói tóm lại, một cuộc đổi đời, một chính phủ mới xuất hiện, lịch sử đã sang trang, nhưng chẳng có điều gì tích cực cả.

Đảng Dân Chủ với sứ mệnh thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, dập tắt đại dịch, vực dậy nền kinh tế, hàn gắn chia rẽ trong xã hội, cộng đồng. Tại Hạ Viện với tổng số 435 ghế, đảng Dân Chủ chỉ nắm đa số với 4 phiếu chênh lệch. Tại Thượng Viện, đảng Dân Chủ đang ở thế bế tắc với số ghế được phân đều cho hai phe Dân chủ-Cộng hoà là 50-50 và thế đa số mong manh nhờ vào lá phiếu quyết định của Phó Tổng Thống Kamala Harris.

Đảng Dân Chủ đang nắm giữ ngành hành pháp với ghế Tổng Thống nhưng lại không có đa số ủng hộ trên Toà Án Tối Cao với cán cân quyền lực hiện đang là 6 thẩm phán bảo thủ và 3 thẩm phán tự do.

Trong nhiều thập niên, hai phe cánh tả-cánh hữu, mà chúng ta thường gọi theo tên đảng phái, là Dân Chủ-Cộng Hòa, sự hợp tác giữa những người theo chủ nghĩa tự do, cấp tiến và những người bảo thủ truyền thống xen lẫn cực đoan luôn chìm trong bế tắc, không một bên nào áp đảo được hoàn toàn bên kia, hoặc thậm chí không bên nào chịu thua bên nào. Hiện giờ, cả hai bên đều rút lui về vùng an toàn của mình với những quan điểm cực đoan cánh hữu và cấp tiến cánh tả. Có thể nói, Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Mỹ đang trong một cuộc chiến gay gắt với chính mình.

Bất chấp những tác động khủng khiếp của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ lại một lần nữa trên đà khởi sắc, khiến cả thế giới phải ghen tị với những tin tốt: Thị trường chứng khoán giữ ở mức kỷ lục – Lượng việc làm mới đang tăng vọt – Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 5,8% – Nước Mỹ đang trở lại thời kỳ thịnh vượng giống như dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Nhưng, tin xấu cũng không ít: Người lao động thất nghiệp vẫn đang không có việc làm, nhưng vấn đề không phải là tìm không ra việc mà họ chọn ngồi nhà nhận để các khoản trợ cấp hào phóng của chính phủ hơn là đi làm, trong khi có khoảng 10 triệu việc làm đang cần người. Một số chính quyền tiểu bang đang tiến hành cắt khoản trợ cấp thất nghiệp ngay lúc này hoặc muộn nhất là tháng 09.2021.

Đại dịch vừa có dấu hiệu giảm bớt nhờ vaccine, nhiều người lao động đang làm việc đã lên tiếng đòi hỏi mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, nếu không họ sẽ nghỉ việc. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với thảm cảnh: khi công ty hoạt động trở lại, họ sẽ phải trả lương cao hơn cho người lao động.

Ngoài ra, nước Mỹ đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng ở mức cao hơn nhiều so với dự kiến của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đưa ra trước đó. Lý do: Chi phí lao động, chi tiêu tiêu dùng và kinh doanh tăng, cùng với việc chính phủ giải ngân nhiều ngân khoản cứu trợ và kích thích kinh tế có giá trị hàng ngàn tỷ Mỹ kim.

Tổng Thống Joe Biden, đã không ngần ngại coi mục tiêu công bằng xã hội là chủ đề chánh trong nhiệm kỳ của mình. Cần chú ý rằng, trong các chính quyền trước đây, ngay cả dưới thời ông Barack Obama, các Tổng Thống chưa bao giờ coi công bằng xã hội là ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng không lấy gì làm khó hiểu, vì xã hội Mỹ đã bị chia rẽ trầm trọng dưới thời của một người lãnh đạo chủ trương phân biệt chủng tộc một cách công khai, khiến nhu cầu cần thiết để hàn gắn xã hội, cộng đồng và người dân lại trở thành mục tiêu cũng quan trọng không kém việc vực dậy nền kinh tế hay làm sống lại quan hệ đối ngoại đã bị tụt sâu dưới mức thấp nhất của nước Mỹ dưới thời Trump.

Qua lăng kính chính trị dưới thời Donald Trump, người chủ trương kỳ thị, nước Mỹ đã bị đánh giá là một quốc gia “phân biệt chủng tộc có hệ thống“, vận hành trên nền tảng của chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng và đặc quyền” chỉ để mang lại lợi ích cho người da trắng và kìm hãm các nhóm thiểu số da màu.

Tất cả các cơ quan chính phủ hiện nay đang nỗ lực đưa ra các chính sách hỗ trợ công bằng xã hội và tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo dành cho nhân viên với mục tiêu loại bỏ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống.

Sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen, do cảnh sát gây ra thì bạo lực súng đạn, giết người và xả súng đang hoành hành ở nhiều thành phố của Mỹ ở mức cao kỷ lục, chủ yếu vì chính sách phân biệt chủng tộc màu da của tên bại hoại, bạo quyền Donald Trump đã và đang chia rẽ nước Mỹ hơn bao giờ hết và tình trạng này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Đặc biệt, các tiểu bang do đảng Cộng Hòa kiểm soát đang tiến hành một loạt các hoạt động đàn áp quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu, ra luật buộc sinh viên phải công khai quan điểm chính trị, cải cách luật bầu cử theo hướng có lợi cho đảng Cộng Hòa, loại bỏ các chương trình tuyên truyền về công bằng xã hội trong các trường phổ thông và trường đại học.

Tóm lại, dường như nước Mỹ đang bị chia đôi, giữa một bên là những người muốn chia rẽ đất nước và biến nước Mỹ thành một xã hội dân tuý cực đoan cánh hữu, phân biệt chủng tộc và đề cao chủ trương da trắng thượng đẳng và bên kia là những người muốn phát triển nước Mỹ trên cơ sở các giá trị được tôn trọng, xã hội cởi mở và cấp tiến, hợp thời với xu hướng phát triển của thế giới để chống lại những nỗ lực khiến đất nước đi thụt lùi.

Không rõ bên nào sẽ thắng trong “trận chiến giành lại linh hồn của nước Mỹ“, như lời phát biểu của Tổng Thống Joe Biden.

Người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, đây là một mốc thời gian quan trọng để chứng tỏ sự đổi mới tích cực của chính quyền Tổng Thống Biden là đúng đắn và nghiêm túc, đem lại kết quả khả quan về các mặt y tế, sức khỏe, kinh tế và quan hệ đối ngoại cho đất nước. Kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 cũng đặt dấu chấm hết cho những lời nói dối, những thuyết âm mưu và tin giả sẽ không còn đất sống, những cuộc rally xuống đường của những thầy cúng đeo kính đen và những con cừu bại não cũng sẽ chấm dứt, trả lại sự yên bình và nét đẹp vốn có của một nước Mỹ cách đây hơn 4 năm.

Tham khảo:

https://www.nytimes.com/2020/04/11/us/politics/coronavirus-trump-response.html

https://www2.deloitte.com/uk/en/pages/public-sector/articles/an-emerging-legacy-how-corona-virus-could-change-the-public-sector.html

Việt Linh

 

***

2—–JOE MANCHIN VÀ KYRSTEN SINEMA ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI SỨC NẶNG CỦA LỊCH SỬ

Các đảng viên Dân Chủ và các nhóm dân quyền đang theo đuổi chiến lược để thông qua một dự luật liên bang về quyền bỏ phiếu trên toàn quốc.

Những người ủng hộ đang đặt cược rằng sự kết hợp của những gì có thể được gọi là bằng chứng bên trong và áp lực bên ngoài sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để thuyết phục các tổ chức Dân Chủ đồng ý hạn chế sử dụng quy tắc filibuster mà đảng Cộng Hòa đã sử dụng vào thứ Ba vừa rồi để ngăn chặn việc xem xét quyền bỏ phiếu sâu rộng và luật cải cách chính trị của đảng Dân Chủ.

Bằng chứng bên trong là một nỗ lực mạnh mẽ để tạo thêm áp lực cho những đảng viên Dân Chủ nữa vời, miễn cưỡng, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Joe Manchin của West Virginia và Kyrsten Sinema của Arizona, rằng không có dự luật liên bang nào về quyền bỏ phiếu có thể thu hút được 10 đảng viên Cộng hòa hiện đang được yêu cầu phá vỡ một cuộc tranh chấp.

Đó là những bằng chứng bên trong Quốc Hội, còn với áp lực từ bên ngoài. Một liên minh dân quyền gồm khoảng 70 nhóm tiến bộ ủng hộ luật liên bang về quyền bầu cử vào đầu tháng này đã công bố kế hoạch cho hơn 115 sự kiện sắp tới ở 32 tiểu bang. Một số tổ chức đã tiết lộ kế hoạch mua quảng cáo qua các phương tiện truyền thông  để thúc đẩy hành động liên bang và thể hiện rõ tầm quan trọng và sự sống còn của nền dân chủ vào mùa hè này.

Chẳng có gì bảo đảm rằng, sẽ có sớm một dự luật liên bang về quyền bỏ phiếu gởi tới bàn của Tổng Thống Joe Biden. Đảng Dân Chủ khó có cơ hội để thông qua một dự luật liên bang để chống lại làn sóng các dự luật đàn áp và hạn chế quyền bỏ phiếu mà các tiểu bang đỏ của đảng Cộng Hòa đang tiến hành.

Dù vậy, vẫn có một sự lạc quan từ đảng Dân Chủ tin rằng, cuối cùng những người miễn cưỡng nhất, khó đồng thuận nhất của đảng Dân Chủ là Joe Manchin và Kyrsten Sinema sẽ đồng ý cải cách quy tắc filibuster nếu một đảng Cộng Hòa liên tục dùng quy tắc này để chặn hầu hết các dự luật của đảng Dân CHủ và các chính sách của Tổng Thống Joe Biden, đặc biệt là dự luật về quyền bỏ phiếu. Và một điều ngạc nhiên tích cực đã xảy ra: đó là Joe Manchin đã đồng ý cùng với tất cả các đảng viên Dân Chủ khác bỏ phiếu để mở cuộc tranh luận về luật pháp.

Chiến lược mới của đảng Dân Chủ đã đặt Joe Manchin và Kyrsten Sinema vào vị trí trung tâm và họ bị rơi vào tình cảnh là những người phải chịu trách nhiệm chính, những người sẽ bị lịch sử ghi lại như những kẻ phản thần đã góp tay cùng với những thành phần nổi dậy để lũng đoạn chính trị đất nước và huỷ hoại nền dân chủ Mỹ.

Hai người họ có sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm quá sức của họ hay không?

48 lá phiếu từ bên trong Quốc Hội, từ ngay trong đảng của họ là một lời khẳng định quyết tâm từ bên trong và từ bên ngoài, một liên minh dân quyền với 70 nhóm tiến bộ bên ngoài Quốc Hội đã đặt cả Joe Manchin và Kyrsten Sinema vào cảnh trên đe dưới búa, đứng lại không được mà bỏ chạy cũng không xong.

Joe Manchin và Kyrsten Sinema có trách nhiệm sẽ phải phối hợp với nhau để tìm cho ra 10 thành viên đảng Cộng Hòa ở Thượng viện sẽ đồng ý với bất kỳ hành động liên bang nào về quyền biểu quyết. Và, nếu nỗ lực tìm kiếm này thất bại, thì toàn bộ 50 đảng viên Dân Chủ phải đồng ý cải tiến quy tắc filibuster để thông qua dự luật về quyền bỏ phiếu trên toàn quốc và nhiều dự luật khác trong tương lai một cách suông sẽ hơn.

Và lần đầu tiên, Quỹ Hành động Thống nhất của Công dân, cuối cùng đã hợp tác với Ủy ban Phân chia lại Dân chủ Quốc gia, do cựu Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder lãnh đạo, trong một chiến dịch truyền thông dự kiến sẽ chi 30 triệu Mỹ kim với khẩu hiệu lớn ghi rõ: “THƯỢNG NGHỊ SĨ MANCHIN; STOP THE FILIBUSTER”, đây được xem là lời cảnh báo cuối cùng, gay gắt nhất trước khi những cơn thịnh nộ xảy đến.

Joe Manchin là một đảng viên Dân Chủ có khuynh hướng cực hữu, từ lâu đã không tỏ ra sợ hãi trước những cuộc tấn công và những lời chỉ trích từ trong đảng của mình và từ liên minh dân quyền cũng như hệ thống truyền thông, nhưng lần này thì khác, đây là một cuộc chiến sinh tử giữa cái thiện và ác, giữa những kẻ chỉ muốn đạp đổ, huỷ hoại nền dân chủ và những người muốn hàn gắn, xây dựng, Joe Manchin không còn được phép lưỡng lự, ba phải và ương ngạnh như trước được nữa, vì ông ta biết rằng, những cơn thịnh nộ khủng khiếp đang chờ ông ta và Kyrsten Sinema, nếu lần này, sự chịu đựng của những người khác đã đi đến giới hạn.

Cả hai Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema và Joe Manchin đang phải đối mặt trực tiếp với áp lực từ công chúng theo hướng mạnh nhất, hai người họ đều cảm nhận được sức nặng qua lực đẩy của lịch sử, chắc chắn không ai trong số hai người này muốn đứng về phía sai lầm của cơ hội lịch sử này để sửa chữa và khôi phục nền dân chủ của chúng ta tại một thời điểm đầy khó khăn và thách thức.

Tham khảo:

https://www.theatlantic.com/politics/archive/2021/06/manchin-filibuster-voting-rights/619281/

https://apnews.com/article/joe-biden-health-coronavirus-pandemic-government-and-politics-aaa89928a206103c1245707f15d1a9a4

Việt Linh

***

3—–KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ ĐỂ DOJ CỦA BIDEN BẢO VỆ TRUMP ĐẾN CÙNG!

Hiện nay, nói đến sự lạm quyền và tác hại nguy hiểm của Trump ảnh hưởng đến chính trường Mỹ và gây chia rẽ trong xã hội, có một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm nhất, thật ngắn gọn: “Tại sao Trump vẫn chưa bị ngồi tù?

Và câu trả lời dễ chấp nhận nhất hiện nay là: “Các luật sư của Bộ Tư Pháp Biden đang bảo vệ đặc quyền của Tổng Thống hơn là bảo vệ bản thân Trump.”

Richard Painter, cựu luật sư Tòa Bạch Ốc, thì nói thẳng: “Các công tố viên liên bang yêu thích quyền lực tổng thống hơn công lý thực tế.”

Chế độ độc tài thời Donald Trump đã biến chính phủ Hoa Kỳ, toàn bộ hệ thống tư pháp và hành pháp thành một băng nhóm phạm tội và bảo vệ tội phạm. Thế nhưng, cho đến giờ phút này, gần nữa năm sau khi chính quyền mới nhậm chức và hoạt động, thì hầu như chưa một ai trong cả 2 ngành tư pháp và hành pháp của chính quyền phạm tội và bảo vệ tội phạm bị buộc tội hay phải trả lời trước tòa án cả.

Đây là những câu hỏi mà tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong 4 năm dưới thời Trump và sau nỗ lực đảo chính bất thành của Trump ở điện Capitol, đặc biệt hơn nữa là khi ngày càng có nhiều “tiết lộ mới” về mức độ sai phạm các tội ác của Trump chống lại nền dân chủ, pháp quyền và người dân Mỹ.

Nhiều người Mỹ có cùng câu hỏi về hành động của hệ thống luật pháp Mỹ hiện nay sẽ hoạt động như thế nào đối với Donald Trump và các thành viên trong chế độ của ông, mà tại thời điểm này bao gồm gần như toàn bộ đảng Cộng Hòa.

Có nhiều câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi này. Tất nhiên có những hành động có thể là trái đạo đức, sai trái hoặc xấu xa nhưng không phải là bất hợp pháp về mặt kỹ thuật. Những màn dựng tuồng hoàn hảo, dối trá, tàn nhẫn và cố chấp trong hầu hết các trường hợp không phải là tội có thể bị truy tố trước tòa. 

Chính quyền của Tổng Thống Joe Biden và ban lãnh đạo cấp cao của đảng Dân chủ dường như cảm thấy rằng một cuộc điều tra thích hợp về chế độ Trump, chẳng hạn như thông qua việc triệu tập một ủy ban sự thật hoặc một cơ quan độc lập nào đó, sẽ là một “sự xao lãng, phí thời gian” khỏi chương trình chính sách của họ.

Có lẽ Tổng Thống Biden và các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ biết rõ rằng, quy mô phạm tội khá rõ ràng của chế độ Trump là quá lớn, lớn đến mức nếu tiết lộ sự thật đầy đủ sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn hơn về tính hợp pháp trong các thể chế quản lý của đất nước. Nên, nếu xét về bản chất, thì đảng Dân chủ có thể đang cố gắng “bảo vệ” người dân Mỹ khỏi sự thật xấu xí và che giấu một nỗi “hổ thẹn” trước cộng đồng thế giới.

Ngoài ra, còn có một thực tế thô tục và xấu xí vẫn đang tồn tại ở Hoa Kỳ, đó là những người đàn ông da trắng giàu có ở Mỹ hiếm khi phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, và điều đó tăng gấp đôi đối với đảng Cộng Hòa và phe bảo thủ. Nếu Donald Trump là một người da đen hoặc da nâu hoặc là đảng viên Đảng Dân chủ, thì rất có thể ông ta và nhóm nha trảo của ông ta đã bị kết án và bị tống vào tù vài tháng hoặc vài năm trước. Đó là sự thật.

Trong một nỗ lực để hiểu tại sao Trump và những thành viên trong đám nha trảo của chế độ Trump lại không bị truy tố vì nhiều tội ác quá rõ ràng của họ – và có thể là không bao giờ – thì Richard Painter, ông này là cố vấn đạo đức của Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống George W. Bush và là khách mời thường xuyên trên MSNBC, CNN và cuốn sách gần đây nhất của ông, đồng tác giả với Peter Golenbock, có tựa đề là “American Nero: Lịch sử của sự hủy diệt của nhà nước pháp quyền, và tại sao Trump là người phạm tội tồi tệ nhất .”

Có nhiều người có thể chưa hiểu hết ý nghĩa của hai chữ “American Nero” nên nhân đây tôi xin giải thích ngắn gọn một chút về “Nero” là gì? Đây là tên của vị Hoàng Đế thứ 5 và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius thuộc đế quốc La Mã, có tên đầy đủ là Nero Claudius Ceasar, triều đại của Nero Claudius Ceasar là những gì tượng trưng cho một bạo chúa lạm quyền, xa xỉ, giết người không gớm tay trong đó có cả người anh họ và người mẹ ruột của ông ta vì không chấp nhận sự giàn xếp người vợ do mẹ ruột ấn định nhưng ông ta không thích, trong thời gian nắm quyền, đã xài hoang phí của công quỹ, cưới mấy người vợ của những người khác, cướp được vợ thì giết luôn người chồng, đến lúc cuối đời, bị lật đổ bởi thân vương Galba, Nero chạy trốn và tự sát bằng cách tự đâm vào cổ, cuộc đời tung hoàng ngang dọc, quyền uy bao trùm của một bạo chúa Nero Claudius Ceasar chết trong cô đơn, lặng lẽ. Richard Painter đã ghép tên gọi “Nero” cho đầu đề cuốn sách của mình “American Nero” để miêu tả Trump không khác gì một tên bạo chuá, nhiều vợ, giết người không gớm tay, tham nhũng, vô đạo, nhưng đoạn kết của tên bạo chúa này là thời gian sắp tới, chúng ta chờ xem có cái kết giống như một bạo chúa Nero của đế quốc La Mã khi xưa hay không.

Richard Painter giải thích tại sao dường như có rất ít sự quan tâm từ Bộ Tư Pháp của Biden trong việc truy tố Donald Trump. Điều này một phần là do sự lãnh đạo của Bộ này dưới quyền của Tổng chưởng lý Merrick Garland sợ đặt ra một tiền lệ như vậy, nhưng quan trọng hơn, DOJ của Biden đã cam kết về mặt thể chế với quan điểm cho rằng có rất ít giới hạn đối với quyền lực của một Tổng Thống, kể cả người đó đã mãn nhiệm.

Richard Painter cũng cho rằng, việc Bộ Tư pháp dưới thời Tổng Thống Biden chọn biện hộ cho Donald Trump trước tòa với nhiều vụ kiện, bao gồm cả những vụ liên quan đến vai trò của ông ta trong việc kích động cuộc tấn công điện Capitol vào ngày 06.01 và âm mưu đảo chính hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Richard Painter cũng cảnh báo rằng, việc từ chối điều tra và truy tố chế độ Trump, được xem như hành động thừa nhận sự bất lực của Bộ Tư Pháp và ngầm trao quyền rộng rãi hơn cho các Tổng Thống tương lai tha hồ phạm tội mà không phải lãnh hậu quả, những điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền dân chủ Mỹ và trở thành nền một nền thống trị độc tài, chẳng khác mấy với chế độ của bạo chúa Nero của đế quốc La Mã cổ xưa.

Với tất cả các tội ác công khai và các hành vi sai trái khác của Trump và đám nha trảo, nhiều người trong số này vẫn đang tiếp tục phạm tội, đang lan truyền những thuyết âm mưu và tin giả để lũng đoạn nền chính trị Mỹ và xã hội cộng đồng hàng ngày, nhưng hầu như đa số họ hoàn toàn không bị một vấn đề gì cả?

Đối với vụ việc ở New York và quận Manhattan, chúng ta sẽ biết kết quả trong những tháng sắp tới.

Nhưng, tại thời điểm này, rõ ràng là Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, đang trực tiếp bảo vệ Trump trong một số vụ kiện dân sự. Những trường hợp này gốm có Lafayette Park và các yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin từ Tổ Chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức ở Washington đối với bản ghi nhớ của DOJ về việc liệu họ có thể truy tố Donald Trump vào năm 2019 hay không [tại thời điểm báo cáo của Robert Mueller].

DOJ đã cho biết là họ sẽ không tiết lộ bản ghi nhớ đó và Tổ Chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức ở Washington đã kiện, kết quả sẽ thế nào? Bộ Tư pháp Biden đang bảo vệ đặc quyền hành pháp của chính quyền Trump đối với bản ghi nhớ đó. Họ không muốn công khai nó trước công chúng. Bộ Tư pháp Biden cũng ra lệnh hạn chế cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc, Don McGahn về những gì ông ta có thể nói khi ra điều trần trước Quốc Hội.

Bộ Tư Pháp Biden đã một lần nữa khẳng định đặc quyền luật sư-khách hàng và đặc quyền hành pháp đối với một số liên lạc giữa Donald Trump và Don McGahn. Và, có thể, Bộ Tư Pháp Biden sẽ đứng ra bảo vệ Donald Trump về hành vi của ông ta trong ngày 06.01.

Đúng ra, Bộ Tư Pháp cần phải truy tố cựu Tổng Thống Donald Trump vì tội cản trở công lý, như được trình bày trong phần thứ hai của báo cáo của Robert Mueller cùng một lúc với tội danh đã kích động nổi dậy và bạo loạn trong ngày 06.01. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư Pháp lại đi theo hướng ngược lại, DOJ của Biden đã ngõ ý muốn bảo vệ Donald Trump và ý tưởng về quyền lực Tổng Thống và các đặc quyền của Tổng Thống.

Tôi nghĩ đó là điều đáng tiếc nhất. Có rất nhiều sự rụt rè và e ngại khi theo đuổi việc truy tố một cựu Tổng Thống đã mãn nhiệm, vì đây là điều chưa từng xảy ra trước đây trong lịch sử Hoa Kỳ.

Làm thế nào để các luật sư Bộ Tư Pháp Biden có thể bằng mọi cách để bảo vệ Donald Trump khi ông ta đã và đang và sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thể chế dân chủ của đất nước này? Về bản chất, rất đơn giản để nói rằng, nếu không trừng phạt những tên tội phạm này, có nghĩa là Bộ Tư Pháp đang khuyến khích một cuộc đảo chính khác.

Đó là hành động rất nguy hiểm. Tôi tin rằng các luật sư và học giả pháp lý có thể được chia thành hai nhóm riêng biệt. Có nhiều người lo lắng về quá nhiều quyền lực dành cho Tổng Thống. Tôi nằm trong nhóm đó. Tôi tin rằng ngay cả với một Tổng Thống đang đương nhiệm cũng phải bị truy tố vì bất kỳ tội ác nào mà ông ta phạm phải, còn đối với một Tổng Thống đã mãn nhiệm thì chắc chắn phải bị truy tố nếu ông ta phạm tội khi còn đương chức. Khái niệm về đặc quyền hành pháp đã bị Trump lạm dụng quá mức, một khi Tổng Thống sa thải giám đốc FBI, hoặc đe dọa sa thải Robert Mueller, rõ ràng là cản trở công lý. Tổng Thống Hoa Kỳ không thể đứng trên luật pháp.

Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp, William Barr từng cho rằng, Tổng Thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nên ông có quyền sa thải bất cứ ai.

Nếu Tổng Thống không thể bị truy tố và có quyền hạn rộng rãi để thuê và sa thải bất kỳ ai mà ông ta muốn mà không phải chịu trách nhiệm hình sự, và ông ta cũng có thể sử dụng quân đội cho bất cứ điều gì mình muốn, thì ông ta sẽ dễ dàng phạm tội và sử dụng quyền hạn của mình để tiếp tục nắm quyền lâu nhất có thể. Đó là một khuôn mẫu mà một số nhà độc tài đã làm, với quyền lực được tập trung vào tay của một cá nhân duy nhất.

Trong thời điểm nay, điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng Thống Biden với vai trò lãnh đạo, ra lệnh cho Bộ Tư Pháp tiến hành truy tố Donald Trump và đám nha trảo? 

Nhưng, tôi chắc chắn, ông Joe Biden sẽ không làm điều đó. Điều duy nhất ông có thể làm mà không bị hậu quả, đó là giao cho Bộ Tư Pháp cử ra một hay nhiều công tố viên đặc biệt và hoạt động độc lập để điều tra và đưa ra quyết định sau cùng. Báo cáo của ông Robert Mueller đã quá rõ ràng, nhưng Bộ Tư Pháp của William Barr đã thay đổi kết quả, không làm đúng chức trách của họ.

Tóm lại, những thể chế “tư pháp” và “hành pháp” hiện tại, họ sợ điều gì khi truy tố Trump, những kẻ âm mưu đảo chính và các thành viên khác trong chế độ của ông? Có phải vì những lý do “ổn định đất nước” – “đoàn kết lưỡng đảng” và “bảo vệ thể chế“?

Càng thụ động, bàng quang trước những tội ác rõ ràng của Donald Trump bao nhiêu thì tên bạo chúa này càng thấy vững tâm để tiếp tục huỷ hoại nền dân chủ Mỹ bấy nhiêu, sự việc quan trọng gần đây nhất, văn phòng đại diện của Trump tại tiểu bang Florida đã ra thông báo về các cuộc biểu tình nhằm quy tụ những thành phần cuồng điên ủng hộ trong hôm nay 26.06 tại Wellington, tiểu bang Ohio và sau đó một loạt tại các tiểu bang như Georgia và Bắc Carolina và đặc biệt nhất, là Trump sẽ tổ chức một cuộc biểu tình quy tụ hàng ngàn người ủng hộ ở Sarasota, tiểu bang Florida vào ngày 03.07.2021, một ngày trước lễ Độc Lập July 4th.

Donald Trump, sẽ được thế hệ mai sau dễ nhớ đến như vị Tổng Thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội đến hai lần. Là vị Tổng Thống không chấp nhận thua cuộc và kêu gào chiến thắng đã bị cướp mất và là kẻ cầm đầu kêu gọi người ủng hộ tiến hành cuộc nổi loạn trên đồi Capitol để phản đối việc xác nhận phiếu Đại Cử tri, can thiệp vào hoạt động của chính phủ theo Hiến Pháp.

Nếu Donald Trump có nhận thức và hiểu biết đúng đắn, không tham quyền cố vị theo hướng gia đình trị, theo gương của những người tiền nhiệm và nhận thua cử một cách nhã nhặn và ôn hòa, có thể Donald Trump lẽ ra sẽ được thế hệ mai sau nhớ đến như một vị lãnh đạo dân túy có ảnh hưởng trong lịch sử Hoa Kỳ.

Và một tác hại khác về mặt chính trị lâu dài mà ít người nghĩ đến đó là, Trump đã được cho là thành công trong việc mang lại thay đổi và ảnh hưởng lâu dài trong khoảng 20 đến 30 năm nữa về mặt chính sách đối với các thẩm phán bảo thủ thuộc ảnh hưởng của đảng Cộng Hòa, cho dù đối với bất kỳ Tổng Thống của đảng nào lên nắm quyền. Vì phần lớn, theo lịch sử ghi lại, đa số các thẩm phán này sẽ làm theo những gì mà họ tự cho là phù hợp với quan điểm chính trị và xuất thân đảng phái của họ.

Tóm lại, Tổng Thống hiện tại của nước Mỹ là ông Joe Biden, trước Hiến Pháp và Quốc Hội, trước thế giới, nhưng thực tế, ông chỉ là Tổng Thống được hơn phân nữa số người dân Mỹ nhìn nhận một cách chính thức, ông Joe Biden sẽ không thể nhận được mức đa số phần trăm người dân Mỹ tán thành và công nhận nếu chính quyền của ông, Bộ Tư Pháp dưới quyền ông, giữ nguyên sự thụ động, không làm gì để giải quyết vấn nạn mức ảnh hưởng đến mức nguy hiểm còn đang lan rộng của Donald Trump trên nhiều tiểu bang, tai họa vẫn còn hiện hữu.

Và nói một cách công bằng, thì Bộ Tư Pháp nào hầu như luôn luôn bảo vệ các đặc quyền của Tổng Thống đối với nhiều chính quyền bất kể là Tổng Thống đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Tư Pháp có thể có các quan điểm về các vấn đề chính trị và đảng phái chính trị khác nhau. Nhưng họ có một điểm giống nhau, đó là họ nghĩ rằng, họ được đặt vào vị trí đó để bảo vệ đặc quyền, quyền lực và quyền miễn trừ của Tổng Thống. Quan điểm này không tốt cho một nền dân chủ thật sự.

Bộ Tư Pháp cần chỉ định một công tố viên độc lập và yêu cầu công tố viên độc lập đưa ra quyết định về việc liệu Donald Trump có nên bị truy tố hay không sau cuộc điều tra. Và Bộ Tư Pháp nên ngừng bảo vệ Donald Trump trong bất kỳ vụ kiện nào, ngừng bảo vệ đặc quyền Tổng Thống của ông ta. Cần phải hoàn toàn minh bạch, đưa ra ánh sáng những khuất tất, sai phạm của Trump và đám nha trảo ra trước công chúng Mỹ.

Ngày 06.01 là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta, không ai được phép quên, nếu Trump và đám nha trảo không bị truy tố, thì có lẽ, sẽ còn nhiều nữa những ngày 06.01 khác xảy ra trong tương lai, đặc biệt, nếu chủ trương của ông Joe Biden, Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland là bỏ qua những sai phạm để đoàn kết đảng phái và người dân Mỹ, thực sự là là một chủ trương sai lầm, không có tác dụng đối với một tên tham vọng, luôn tìm mọi cách để quay trở lại nắm quyền lực. Sau cùng, không có lý do gì để Bộ Tư Pháp của Tổng Thống Biden tiếp tục bảo vệ Trump đến cùng cả.

Tham khảo:

https://www.wpr.org/biden-doj-plans-continue-defend-trump-e-jean-carrolls-defamation-lawsuit

https://www.reuters.com/world/us/bidens-justice-dept-may-defend-trump-capitol-riot-lawsuits-2021-06-22/

https://www.vanityfair.com/news/2021/06/merrick-garland-doj-donald-trump-capitol-riot

https://www.independent.co.uk/news/world/americas/us-politics/trump-biden-doj-capitol-riot-b1870802.html

 

Việt Linh

(NVRADIO in Washington D.C)

NVR channel: https://www.youtube.com/channel/UCUobybmO_XHe9_MP7gyn2tw

Câu chuyện Thời sự: https://www.youtube.com/playlist?list=PLdi0I-tlMYfoNgKxNCJrcuVxoYpPze0RO

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen