Seite auswählen

“Nền kinh tế thì trì trệ, đang cố gắng hồi phục sau đại dịch Covid-19, nhưng với những chính sách kinh tế sai lạc của Joe Biden gần đây chúng ta ít có hy vọng, mà ngược lại đang phải đương đầu với nạn lạm phát rất tai hại hiện nay.”

Đỗ Ngọc Hiển

 

LỜI MỞ ĐẦU.

  Hoan hô Tổng Thống Joe Biden vĩ đại với lòng quảng đại và thương dân tuyệt vời. Đây có thể là ý nghĩ tưởng tượng của người viết hay có thể là một thực tế của đại đa số dân chúng Hoa Kỳ qua bàn tay phù thủy của Tổng Thống Joe Biden mà 2,000 đô la kích cầu từ trên trời rơi xuống cho mỗi người lớn và 500 đô la cho một trẻ em Hoa Kỳ trong khối kích cầu gần đây.

  Người viết đã quan sát thấy đủ mọi thành phần trong xã hội tỏ ra sung sướng và biết ơn Tổng Thống Joe Biden, già có trẻ có, mọi sắc dân, trí thức hay thường dân, người thất nghiệp hay đang đi làm và không phân biệt theo đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Ai nấy đều khoe với bạn bè hay hàng xóm tấm chi phiếu 2,000 đô la thơm phức vừa mới nhận được qua bưu điện hay được ký thác vào trương mục ngân hàng.

  Riêng người viết thì không cảm thấy khích lệ mà có phần lo sợ cho mức sống vật chất trong tương lai. Trên bình diện kinh tế vĩ mô, người viết xin được phân tích và đánh giá hiệu ứng của khối kích cầu này dưới đây .

 

Nền kinh tế Hoa Kỳ- Ngược dòng thời gian.

  Trong suốt 24 năm dưới 3 đời tổng thống Bill Clinton, George Bush con và Barack Obama nền kinh tế Hoa Kỳ ngoi ngóp trong tình trạng trì trệ với mức thất nghiệp khoảng 8% lực lượng lao động 180 triệu người, tức có khỏang 14 triệu người thất nghiệp.

  Trong suốt thời kỳ này, tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) hay tổng sản lượng quốc gia xổi (Gross National Product-GNP) hằng năm thay đổi trong khoảng 0.5% và 1.5%. Như vậy, có nhiều năm tổng sản lượng quốc gia không tăng đủ để nuôi sống dân số gia tăng trong năm khoảng 1.2% và đưa đến mức sống vật chất của dân chúng có phần giảm sút.

  Đây là tình trạng mà trong kinh tế học gọi là “Stagflation) chữ ghép của Stagnancy (trì trệ) và Inflation (lạm phát) tức là nền kinh tế vừa có thất nghiệp vừa có lạm phát. Tuy nhiên lạm phát không xảy ra, nghĩa là giá cả tổng quát không tăng vẫn ở khoảng 2% nhờ nhập siêu ở mức 500 tỷ hàng năm.

  Những nguyên nhân sau đây gây ra tình trạng trì trệ kinh tế.

 

I/ Bill Clinton – Nhiệm kỳ 8 năm (1992 – 2000).

Câu nói để đời của Đặng Tiểu Bình “Mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn là mèo nào bắt được chuột” phát biểu khoảng năm 1976 là tiền đề cho chủ trương đổi mới kinh tế để cứu vãn nền kinh tế Cộng sản Trung cộng đang trên bờ vực thẳm. Đặng Tiểu Bình, theo thiển ý người viết, là một chính trị và kinh tế gia sáng suốt (Clairvoyant) và thực tiển (Pragmatic) đã đưa Trung cộng lên ngôi một cường quốc kinh tế và quân sự hiện nay. Chủ trương đổi mới kinh tế này tiếp tục được Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Đặng Tiểu Bình theo đuổi và phát triển mạnh.

  Đặng Tiểu Bình đã thức tỉnh và nhận ra chủ thuyết kinh tế tập trung Cộng sản ở Nga Xô Viết và ở nước ông dưới thời Mao Trạch Đông theo mô thức kinh tế tập quyền trung ương (Centrally-controlled economic model) đã hoàn toàn thất bại không mang lại thịnh vượng và nâng cao mức sống vật chất của người dân.

  Năm 1976, Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế nội địa và chào đón các công ty tư bản toàn cầu với hai viên kẹo ngọt hấp dẫn, một thị trường tiêu thụ 1.4 tỷ người và nguồn nhân công dồi dào với mức lương rẻ mạt. Tuy nhiên trong thời kỳ ban đầu, chỉ có một số ít công ty ngoại quốc nhảy vào đầu tư thăm dò. Vã lại thị trường tiêu thụ nội địa rất hạn hẹp vì mức tiêu thụ rất thấp. Lợi tức đầu người hằng năm chỉ ở mức 600 đô la.

  Cơ  quan tình báo Trung cộng đánh mùi được thống đốc Arkansas, Bill Clinton, một chính trị gia sáng giá sẽ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1992 nên ngầm yêu cầu Mochtar Riady, một tỷ phú Nam Dương gốc Hoa kinh doanh ở Trung cộng và có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung cộng. Mochtar Riady đã quen biết Bill Clinton khi làm tổng chưởng lý bang Arkansas .

  John Huang, một tay phù thủy gây quỹ đại tài. Huang cũng có liên hệ với cơ quan tình báo Trung cộng từ năm 1976. Huang quen biết tỷ phú Nam Dương Riady tại một cuộc họp do Bill Clinton tổ chức lúc ông là Thống Đốc tiểu bang Arkansas .

  John Huang là người Hoa, có quốc tịch Mỹ năm 1977, đảng viên Dân Chủ, có chức vụ cao trong uỷ ban quốc gia Dân Chủ (National Democratic Committeee) và sau này do sự can thiệp của Hallary Clinton giữ chức phụ tá chính (Principal Assistant) cho bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ do áp lực của Riady. Âm mưu gài người này Riady gọi là “Người của tôi trong chính phủ Hoa Kỳ (My man in the American Government – Xin đọc The Year of the Rat – Edward Timperlake).

  John Huang đã gây được quỹ 10 triệu đô la từ Riady và các doanh nhân Trung cộng để tài trợ cho đảng Dân Chủ và Bill Clinton tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1992.

  Nói tóm lại, trong nhiệm kỳ 8 năm Bill Clinton làm tổng thống, cơ quan tình báo Trung cộng thâm nhập vào mọi cơ quan công quyền và nền kinh tế để lấy tin tức, đặc biệt là ăn cắp sở hữu trí tuệ và kỷ thuật sản xuất  công nghệ cao trong mọi lãnh vực, kể cả quốc phòng.

 

II/ George Bush Con – Nhiệm kỳ 8 năm 2001 – 2008

  Người viết chưa tìm được cuốn sách nào đề cập tới sự tiếp tay trực tiếp hay bị mua chuộc của Tổng Thống Bush con giúp con rồng đỏ Trung cộng tiếp tục bay cao.

  Trong nhiệm kỳ tổng thống 8 năm Bush con quá bận rộn với hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nên không mấy quan tâm đến tình hình kinh tế nội địa, tiếp tục đường lối của Bill Clinton và quý vị đừng quên gia đình Bush con là nhà tài phiệt dầu hỏa ở Texas. Nếu có sự tiếp tay thì đó là  việc ký cho Trung cộng được gia nhập Tổ chức Thương Mai Quốc Tế ( World trade Organization) năm 2001.

  Sau khi Trung cộng được gia nhập WTO và chủ thuyết “Toàn cầu hóa kinh tế” (Economic Globalization) xuất hiện và phát triển mạnh, có cả nhiều ngàn công ty lớn nhỏ quốc tế từ các nước tư bản như Hoa Kỳ, Anh,, Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc v..v… ồ ạt bỏ nước ra đi và chuyển sang Trung cộng đầu tư vì thị trường tiêu thụ lớn và công nhân rẻ mạt.

  Tóm lại, trong thời kỳ này cơ quan tình báo Trung cộng càng hoạt đông mạnh thâm nhập sâu hơn vào mọi bộ ngành và cơ quan chính quyền Hoa Kỳ, đặc biệt là các đại học nổi tiếng Hoa Kỳ như Harvard, MIT, Stanford và các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành để đánh cắp các tài liệu bí mật. Nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu được tài trợ bởi Trung cộng. Các chương trình trao đổi các khoa học gia, giáo sư đại học, sinh viên và các nghiên cứu sinh phát triển mạnh không ngoài mục đích thâu thập tài liệu bí mật về kỹ thuật công nghệ cao.

 

III/ Barack Obama – Nhiệm kỳ 8 năm 2008 – 2016

  Trong lãnh vực kinh tế, trong nhiệm kỳ 8 năm của Obama nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ và chưa có nạn lạm phát, mức giá cả trung bình tổng quát vẫn ở mức 2% năm nhờ nhập siêu. Tổng sản lượng quốc gia thay đổi trong khoảng 1% – 2% đủ để nuôi sống dân số gia tăng 1,2% năm. Như vậy mức sống vật chất của dân chúng trong nhiệm kỳ 8 năm cũng không được cải tiến và có năm giảm sút.

  Mức thất nghiệp giảm từ 8% lúc mới nhận chức xuống 4,8% lực lượng lao động ở cuối nhiệm kỳ qua sắc luật phục hồi kinh tế (Economic Recovery Act) với khối kích cầu 760 tỷ đô la giúp giảm mức thất nghiệp.

  Khối kích cầu 760 tỷ đô la giúp tạo ra một số việc làm bán thời gian, phần lớn số tiền còn lại chi cho các chương trình phúc lợi xã hội, khuyến khích một số người lười biếng không chịu đi kiếm việc làm.

  Chi tiêu của chính quyền Obama tăng gấp đôi thời Bush con, đẩy mức nợ công từ 10 ngàn tỷ lên đến 20 ngàn tỷ đô la nhưng giá cả trung bình tổng quát vẫn ở mức 2% năm nhờ nhập siêu hàng hóa.

  Trên phương diện tổ chức công quyền các “Nhà Nước Ngầm” (The Deep State – Jason Chaffetz) mọc lên như nấm trong mọi bộ ngành như bộ Ngoại Giao, Thương Mại, Nội Vụ, Giáo Dục và Giao Thông v..v…và các cơ quan chuyên biệt như FBI, CIA và thuế khóa IRS v..v…. Các viên chức cao cấp lập phe nhóm tranh dành quyền lực và tham nhũng.

  Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế tiếp tục trì trệ và nền tảng sản xuất trong nước gần như sụp đỗ hoàn toàn vì hàng ngàn công ty lớn nhỏ bỏ nước chuyển sang Trung cộng kinh doanh.

  Tóm lại trong nhiệm kỳ II của Barack Obama Hoa Kỳ như chiếc thùng rỗng bị rút ruột vì các công ty lớn nhỏ tiếp tục bỏ nước sang Trung cộng, sở hữu trí tuệ bị đánh cắp, kỹ thuật cao về mọi ngành kể cả quân sự và thám hiểm không gian qua các viện Khổng Tử trong các đại học Hoa Kỳ và chương trình đào tạo ngàn nhân tài do cơ quan tình báo và mạng lưới gián điệp Trung cộng tài trợ và quản trị.

  Ngược lại, dưới ba đời tổng thống bất tài và nhu nhược, dưới sự chỉ đạo phù thủy phản quốc của Henry Kissinger Trung cộng đã phát triển phi thường về kinh tế và quân sự, trở thành con rồng đỏ đáng sợ ở Á Châu và còn tiến rất xa hơn nữa trong những thập niên tới.

 

IV/ Cú đêm Henry Kissinger

  Nhiều thập niên trước đây xuất hiện hai nhóm “Xã hội bí mật (Secret Society Group) là Bilderberg ở Âu châu và nhóm “Đầu sọ – Hai xương chéo” (Skull Bone)

  Nhóm Bilderberg gồm một số chính trị gia và những tài phiệt triệu và tỷ phú có khuynh hướng cấp tiến khuynh tả. Họ hoạt động trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, truyền thông và ngân hàng  v..v…trở nên giàu có qua những quan hệ với Trung cộng

  Nhóm Đầu sọ – Hai xương chéo gồm các nhà trí thức và giáo sư đại học cấp tiến thiên tả phát xuất từ đại học Yale rôi lan sang một số đại học khác như Harvard và Berkerly v..v…

  Nhóm Bilderberg gồm những hội viên kỳ cựu như Henry Kissinger, David Rock- Feller, Tony Blair, Margaret Thatcher, Bill-Melinda Gates, Donald Rumsfeld George Soros, Bill-Hillary Clinton và Barack Obama. Henry Kissinger là đầu não (Mastermind) và đã đỡ đầu cho Clinton và Obama tiến thân trong sự nghiệp chính trị.

  Cả hai nhóm này chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tư bản và thể chế chính trị Cộng Hòa Hoa Kỳ vì cho rằng có quá nhiều bất công, phân biệt chủng tộc và hố sâu giàu nghèo và thay thế bằng một thể chế xã hội chủ nghĩa và cuối cùng tiến tới một thế giới cộng đồng (World Community) không biên giới và một chính phủ duy nhất thống trị.

  Đây cũng chính là mục tiêu tối hậu của gìòng Hán tộc Trung cộng nhằm ngôi vị cường quốc số một bá chủ thế giới. Cầu nối của hai chủ đích trên phải chăng là cú đêm Henry Kissinger ?

  Henry Kissinger gốc Do Thái, một nhà trí thức lừng lẫy vượt trội trong giới trí thức trong thập niên 60’S và 70’S. Ông cũng là một chính trị gia lão thành, rất thông minh  và mưu lược. Người viết không rõ ông thuộc đảng nào, chắc phải là đảng viên Cộng Hòa mới được Tổng thống Nixon và sau đó Ford mời giữ chúc ngoại trưởng. Tổng thống Richard Nixon đã cử Kissinger đi đêm thương lượng với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa và ép ngồi vào bàn hội nghị ký hiệp ước Paris năm 1972 để rồi bị bức tử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

  Cũng từ ngày đó 1972, theo một số nhà quan sát quốc tế, đến nay cú đêm Kissinger đi lại Trung cộng cả trăm lần, giao dịch với các nhà lãnh đạo cao cấp Trung cộng và sinh sống nhiều thời gian dài ở Trung cộng đến mức một vài quan sát viên quốc tế nhận xét dường như ông đã coi Trung cộng là quê hương thứ hai của mình.

  Henry Kissinger là tổng giám đốc một công ty cố vấn luật thương mại rất lớn và nổi tiếng quốc tế. Công ty này cố vấn cho các công ty ngoại quốc làm ăn tại Trung cộng và các công ty Trung cộng kinh doanh tại Hoa Kỳ và khắp thế giới. Tất nhiên Kissinger có liên hệ mật thiết với các đảng viên cao cấp trong đảng Cộng sản Trung cộng. Bố dượng của Obama làm trong công ty này và đã giới thiệu Obama với Kissinger để bảo trợ và hướng dẫn trong sự nghiệp chính trị.

  Một cách tổng quát, có thể kết luận cú đêm Henry Kissinger là đầu mối cùng với Bill Clinton, George Bush và Barack Obama gây ra thảm họa về chính trị và kinh tế tại Hoa Kỳ cho tới ngày Tổng Thống Donald Trump thắng cử tổng thống năm 2016.

  Theo người viết Henry Kissinger cũng có thể là một người theo Dân Chủ cấp tiến thiên tả đội lốt Cộng Hòa, là một RINO (A Republican in name only)

  Henry Kissinger xem chừng rất coi thường Donald Trump, là người ngoại cuộc, không có kinh nghiệm chính trị, không ở trong giới trí thức thượng đẳng và chỉ là một tỷ phú hạng thấp kinh doanh trong ngành địa ốc.

  Nếu người viết không lầm, Henry Kissinger đã bỏ phiếu ủng hộ Hillary năm 2016 và trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của Donald Trump, Kissinger đả kích và chống đối chính sách kinh tế của Donald Trump kịch liệt. Nhưng người viết phải khen ông Henry Kissinger là một trí thức thành thật (An honest intellectual) Ông có can đảm sửa sai trong một  cuộc nói chuyện với dân chúng Hoa Kỳ trên một đài truyền hình cuối năm 2020 mà người viết có nghe. Ông xác nhận chính sách kinh tế của Tổng Thống Donald Trump đi đúng hướng và có kết quả tốt, giúp phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ bị trì trệ trong suốt ba đời tổng thống tiền nhiệm.

  Thưa quý vị đồng hương, người viết cũng rất mong muốn một số trí thức khoa bảng và truyền thông Việt Nam hãy can đảm gạt bỏ thiên kiến mặc cảm và ghen ghét cá nhân Tổng Thống Donald Trump và trả lại sự công bằng cho ông.

 

Hiệu ứng kích cầu 2,000 đô la của Joe Biden.

1/ Thực trạng nền kinh tế hiện nay.

  Như quý vị biết, nền kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi tình trạng trì trệ trong ba đời tổng thống tiền nhiệm, phát triển mạnh và thịnh vượng tới đầu năm 2020. Nhưng vì Corona-Virus Vũ Hán nên nền kinh tế bắt đầu suy trầm (Decline). Tổng sản lượng quốc gia từ từ suy giảm vì nạn thất nghiệp tăng.  

  Nhờ các loại thuốc chủng xuất hiện kịp thời đầu năm 2020 do công lao của Tổng Thống Donald Trump, thảm họa Covid-19 đã được khắc phục và kiểm soát khá lạc quan. Hàng triệu việc làm đã trở lại trong 6 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên nạn thất nghiệp vẫn ở mức 6.1%, lực lượng lao động 180 triệu người trong tháng 6 vẫn còn khoảng 11 triệu người thất nghiệp không tự ý. Nhưng vấn nạn kinh tế tai hại hiện nay là “Lạm Phát”.

  Nói một cách bình dân “Lạm phát là quá nhiều tiền theo đuổi it tài hóa”  (Too  much money chases few goods) hay nói cách khác giá cả trung bình tổng quát gia tăng, mặc dầu nhập siêu vẫn ở mức cao 500 tỷ đô la hàng năm.

Tại sao tình trạng này xảy ra ?

 

  2/ Gia tăng  công chi (Government expenditures).

 Sự gia tăng công chi vì những yếu tố sau đây:

   a/ Trợ cấp thất nghiệp cao, đặc biệt trong các tiểu bang Dân Chủ. Công nhân viên không chịu đi làm lại

   b/ Gia tăng chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội như phiếu thực phẩm v..v..

   c/ Gia tăng chi tiêu cho chương trình phá thai toàn quốc.

   d/ Chi tiêu tài trợ các xí nghiệp lớn nhỏ để cầm chân nhân công và tránh phá sản.

   e/ Trở lại đóng góp cho cơ quan y tế quốc tế (World Heath Organization) ở Nữu Ước.

   f/ Xóa tiền nợ cho các sinh viên đại học, tức làm tăng số cung tiền tệ lưu hành

   g/ Chi tiêu cho di dân bất hợp pháp ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ.

   h/ Chi tiêu tăng cường các lực lượng kiểm soát biên giới.

   i/ Chi tiêu cho khối kích cầu 2,000 đô la cho người lớn và 600 đô la cho trẻ em..

   k/ Ngoài ra còn biết bao công chi phí phạm khác mà dân chúng không biết.

  Tất cả các khoản công chi tiêu nêu trên cộng lại lên tới hàng trăm ngàn tỷ đô la gây ra áp lực lạm phát

 

  3/ Số cung tài hóa kinh tế hay tổng sản lượng quốc gia giảm

vì những yếu tố sau đây :

   a/ Gia tăng thuế suất doanh lợi từ 21% lên 28% làm nản lòng các doanh nhân nên giảm đầu tư đưa đến thất nghiệp làm giảm tổng sản lượng quốc gia.

   b/ Thuế suất doanh lợi cao khuyến khích các công ty Hoa Kỳ trở lại Trung cộng hay chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam , Mã Lai Á và Phi Luật Tân v..v… vì nhân công còn tương đối rẻ. Việc này làm giảm tổng sản lượng quốc gia.

   c/ Vì ảnh hưởng của Covid-19 nhiều xí nghiệp lớn nhỏ đóng cửa hay chỉ hoạt động cầm chừng làm giảm sản lượng quốc gia.

   d/ Với sắc lệnh hành pháp hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu thô từ Canada tới bang Texas để lọc thành xăng dầu trị giá 10 tỷ đô la khiến hàng chục ngàn công nhân mất việc và tức khắc làm giảm số cung xăng dầu và phải nhập cảng dầu thô từ Trung Đông với giá ngày càng cao. Việc bãi bỏ khai thác dầu thô qua phiến đá thạch trên đất liền hay ngoài khơi cũng làm giảm số cung xăng dầu trong nước khiến giá xăng ngày càng tăng cao.

   e/ Dòng di dân bất hợp pháp tới nay lên tới hơn một triệu người phải nuôi làm giảm số lượng tài hóa tiêu thụ dành cho công dân Hoa Kỳ.

  Như quý vị biết xăng dầu như máu trong cơ thể. Thiếu xăng dầu, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tê liệt. Không có gì mà không cần tới chuyên chở.

  Thưa quý vị, trên đây chỉ là một số nguyên nhân làm tăng số cung tiền tệ khổng lồ đang lưu hành và làm giảm tổng sản lượng quốc gia đang được trao đổi trong nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay.

  Những nguyên nhân này tiềm ẩn trong một số sắc lệnh hành pháp kinh tế mà ông Joe Biden đã ký trong 6 tháng qua, gây ra tình trạng lạm phát hiện nay, quá nhiều tiền chạy theo ít tài hóa.

 

Hiệu ứng 2,000 đô la kích cầu.

1/ Hiệu ứng đoản kỳ.

  Dưói đây người viết chỉ phân tích hiệu ứng kích cầu 2000 đô la riêng biệt, không nói tới các khối kích cầu khác.

  Thưa quý vị, tự nhiên 2000 đô la từ trên trời rơi xuống, tiền thuế của quý vị đã đóng cho chính phủ, qua bàn tay phù thủy của Joe Biden khiến ai cũng phấn khởi và sung sướng. Những tờ giấy 100 mới tinh, chưa có nếp gấp lảnh từ ngân hàng ra đưa lên ngửi thơm phức và tất nhiên trong  lòng vang lên lời “Cảm ơn, Tổng thống Joe Biden muôn năm”

  Nhưng thưa quý vị, đừng vui sướng vội, xin đọc những dòng phân tích trên bình diện kinh tế vĩ mô dưới đây.

  Tình trạng giá cả đã gia tăng toàn diện. Đầu tiên là giá xăng dầu tăng ngay sau dự án đường ống dẫn dầu thô Keystone XL bị ngưng, khi Joe Biden vừa mới nhận chức. Người viết còn nhớ cuối tháng 12/2020 một ga lông xăng loại tốt  (premium) ARCO tại California là 2.50 đô la, tiểu bang có giá xăng cao nhất nước, và hôm nay 14-7-2021 có nơi tăng lên 4.50 đô la, tăng thêm 2 đô la tức 88%. Giá xăng tăng làm tăng giá mọi sản phẩm và dịch vụ. Quý vị đi sắm sửa hay đi chợ mua thực phẩm đều thấy mọi thứ gia tăng, từ thực phẩm như thịt cá, rau trái và hoa quả, đến các vật dụng thường nhật như giấy lau tay, giấy cầu, tã lót trẻ em v..v..

  Tại các tiệm ăn, một bát phở đặc biệt cách đây 6 tháng 10 đô la nay tăng 12 đô la tức 20% và có nhiều nơi tăng tới 15 đô la, tức 50%.

  Nếu tính trung bình, tỷ lệ gia tăng giá cả cho 100 phẩm vật hay tài hóa, theo người viết là 20%.

  Hãy lấy vài thí dụ để làm sáng tỏ vấn đề 

   a/ Gỉả thử một gia đình hai ông bà già lãnh 4000 đô la kích cầu. Trước đây, khoảng cuối năm 2020, khi chưa có lạm phát, tổng chi tiêu gia đình gồm mọi thứ chi tiêu hết 2000 đô la. Nay vì có lạm phát 20% phải trả 2,400 đô la, tức tăng thêm 400 đô la (2000 x 20%) hàng tháng nhưng mức sống không thay đổi, nghĩa là số lượng tài hóa mua được không thay đổi trong vòng 10 tháng (4000 đô la : 400)

   b/ Một gia đình với hai người con nhận 5,000 dô la kích cầu (4,000 + 1,000) Tổng chi tiêu hàng tháng cho mọi thứ là 3,000 đô la khi giá cả chưa tăng. Khi giá cả tổng quát tăng 20% chi tiêu hàng tháng bây giờ là 3,600 đô la (3,000 + 3,000 x 20%) tức tăng 600 đô la. Mức sống không thay đổi, hòa vốn, nghĩa là số lượng tài hóa mua được không thay đổi trong vòng 8 tháng (5,000 : 600).

   c/ Một gia đình với 5 người con nhận 6,500 đô la kích cầu (4,000 + 2,500). Tổng chi tiêu gia đình hàng tháng trước khi lạm phát 20% là 3,500 đô la, nay phải chi tiêu cho mọi thứ là 4,200 đô la (3,500 + 3,500 x 20%) tức trả thêm 700 đô la và mức sống không thay đổi, hòa vốn trong vòng 9 tháng (6,500 : 700).

  Xin lưu ý quý vị người đọc, thời gian hòa vốn hay không thay đổi mức sống tùy thuộc vào giả thuyết tỷ lệ lạm phát và mức chi tiêu gia đình hàng tháng.

  Đây chỉ là những chứng minh trong đoản kỳ với 2,000 đô la kích cầu, mức sống hàng tháng của mỗi gia đình không thay đổi.

 

2/ Hiệu ứng trường kỳ.

  Đây mới là “ HỌA” của 2,000 đô la kích cầu trong trường kỳ nếu lạm phát vẫn tiếp tục ở mức 20% hay cao hơn trong tương lai.

  Hiệu ứng trường kỳ là sau thời gian hòa vốn hay mức sống không thay đổi với 2,000 đô la kích cầu đã xử dụng hết để bù đắp cho gia tăng giá cả 20%. Chuyện gì sẽ xẩy ra, nếu lạm phát vẫn ở mức 20% và còn cao hơn nữa ?

  Thưa quý vị, để duy trì mức sống hiện tại, quý vị phải bỏ tiền túi ra từ nguồn tiết kiệm quá khứ hay phải vay mượn để bù đắp vào mức chi tiêu gia đình hàng tháng. Mãi lực (Purchasing power) của đồng đô la giảm chỉ còn 80 xu nên mua được ít tài hóa hơn trước khi có lạm phát đưa đến hậu quả dân chúng ngày càng nghèo hơn vì tiết kiệm giảm sút và mức sống giảm theo.

  Vấn nạn lạm phát này chỉ được giải quyết khi có sự gia tăng tương ứng giữa khối tiền tệ lưu hành và tổng sản lượng quốc gia đang được trao đổi trong thị trường Nói khác đi phải tăng sản xuất tài hóa và giảm bớt công chi bừa bãi thiếu hiệu năng.

  Hãy cho dân chúng cái cần câu, tức việc làm thay vì con cá, tức tiền mặt.

 

3/ Ai là nạn nhân của lạm phát ?

  Thưa quý vị , mọi người dân Hoa Kỳ đều là nạn nhân đau khổ của lạm phát với mức độ khác nhau.

   a/ Đối với nhóm người giàu có triệu tỷ phú mỗi tháng bỏ ra vài ngàn đô la chi tiêu thêm đâu có nghĩa lý gi.

   b/ Chỉ tội cho đại đa số thuộc giới trung lưu, dưới trung lưu và nghèo khó, đặc biệt những người có đồng lương cố định hàng tháng như nhóm người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, quân nhân, cảnh sát, công nhân viên tư nhân và chính quyền.

  Tóm lại với nạn lạm phát, mọi người đều thua thiệt với mức độ khác nhau và quốc gia có thể bị phá sản một khi lạm phát phi mã (Hyperinflation) xảy ra.

 

4/ Ai là thủ phạm gây ra nạn lạm phát ?

  Thưa quý vị, đó là liên danh tổng thống Joe Biden và Kamala Harris

   a/Tổng Thống Joe Biden.

  Tổng thống Joe Biden phải chịu trách nhiệm trước hết với những sắc lệnh hành pháp về kinh tế ngu xuẩn vì bất tài hay mặc cảm, tự ái và ghen ghét vị tổng thống tiền nhiệm.

  Về thể lực, với tuổi gần 80, Joe Biden tỏ ra yếu đuối đi dứng khó khăn và kém linh hoạt

  Về trí lực với bệnh già quên lãng xuất hiện thường xuyên, nói trước quên sau. Sự suy luận và phản ứng trước những vấn đề quốc gia tỏ ra yếu kém và có phần ba phải.

   b/ Phó Tổng Thống Kamala Harris.

  Bà Kamala Harris tỏ ra tầm thường chẳng có gì xuất sắc. Bà tốt nghiệp  văn bằng cử nhân (BA) từ một đại học của người da đen “ Howard University ” vùng Hoa Thịnh Đốn DC. Kamala Harris có bằng tiến sĩ luật từ Hasting College , California 1989 và luật sư tại California 1990.  Bà từng là tổng chưởng lý (Attoney General) 2011-2017 trước khi là thượng nghị sĩ 2017-2021 liên bang của California . Sự nghiệp chính trị của bà thăng tiến rất nhanh nhờ sự quan hệ và bảo trợ của ông Willie Brown, thị trưởng San Francisco hồi đó. Nghe đâu bà có liên hệ bất chính với ông Brown đã có gia đình và nhờ vốn trời cho đã trở thành thượng nghị sĩ liên bang của California sau này. Kamala Harris chẳng có gì xuất sắc và tài đức. Bà chỉ có giọng cười hô hố đặc biệt như một phản ứng tự nhiên khi bà chưa tìm ra câu trả lời thích đáng cho các câu hỏi của giới báo chí, đành cười trừ cho qua.

  Kamala Harris tỏ ra thiếu khả năng lãnh đạo và giải quyết các vấn nạn quốc gia. Được Joe Biden giao phó trách nhiệm  giải quyết nạn di dân bất hợp pháp, bà tảng lờ và lẫn trốn.

  Với khả năng lãnh đạo yếu kém lại khắc nghiệt, trịch thượng và thất nhân tâm đối với thuộc cấp nên gần đây đã có 23 thành viên trong tòa Bạch Ốc từ chức làm Joe Biden lo ngại.

  Trong nội bộ đảng Dân Chủ cũng có lủng củng. Nghe đâu Kamala Harris đang ngấm ngầm mưu toan dùng tu chính án 25 để tiếm chức tổng thống của Joe Biden nhưng bị đại đa số đảng viên Dân Chủ chống đối và cố giữ Joe Biden tại vị.

  Với cặp Joe Biden – Kamala Harris như nói ở trên, dân chúng Hoa Kỳ có hy vọng gì để có một đời sống thịnh vượng và phú cường như thời cựu Tổng Thống Donald Trump trong tương lai.

 

LỜI CUỐI.

  Thưa quý vị đồng hương, đặc biệt quý vị trí thức khoa bảng, quý vị làm truyền thông và giới trẻ nông nổi thiếu kinh nghiệm, quý vị nghĩ gì về tình trạng chính trị và kinh tế Hoa Kỳ hiện nay.

  Theo người viết, đó là một thảm họa về mọi mặt như Tổng Thống Donald Trump đã cảnh cáo trước đây với dân chúng Hoa Kỳ, trong đó có chúng ta, đang là nạn nhân.

  Tổng quát mà nói, đó là một nền chính trị chia rẽ sâu đậm với những nhà nước ngầm trong đầm lầy tham nhũng đang hoành hành và thao túng.

  Nền kinh tế thì trì trệ, đang cố gắng hồi phục sau đại dịch Covid-19, nhưng với những chính sách kinh tế sai lạc của Joe Biden gần đây chúng ta ít có hy vọng, mà ngược lại đang phải đương đầu với nạn lạm phát rất tai hại hiện nay.

  Nền đạo đức thì suy đồi, giá trị truyền thống gia đình và quốc gia xuống dốc thê thảm. Thay vào đó là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa cấp tiến thiên tả phát triển mạnh nhằm xóa bỏ nền chính trị Cộng Hòa và nền kinh tế Tư Bản đã đưa Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một trên thế giới trong 245 năm qua, nơi mà ai nấy trên hoàn cầu đều mơ ước trở thành một công dân và là một nơi để sinh sống.

  Danh dự và niềm kiêu hãnh là một công dân Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng khi một nhà lãnh đạo Joe Biden, tỏ ra yếu kém và nhu nhược trước những địch thủ nặng ký như Putin và Tập Cận Bình. Thái độ quỳ gối trước một tội phạm Geogre Floyd và bà thư ký phụ tá của tổng thống Do Thái tại tòa Bạch Ốc làm nhục quốc thể, không thể chấp nhận được.

  Trên bình diện quốc tế, nền hòa bình thế giới bị đe dọa. Chiến tranh và bạo loạn xảy ra khắp nơi như ở Trung Đông, giữa Do Thái và nhóm Hamas, ở Iraq, ở Afghanistan giữa chính quyền và Taliban v..v..

  Thưa quý vị, trên đây là bức tranh tổng thể xã hội Hoa Kỳ hiện nay do Joe Biden và Kamala Harris, tổng thống và phó tổng thống chỉ đạo và điều hành mà nhân dân Hoa Kỳ đã bầu chọn.

  Điều quan trọng cuối cùng mà người viết muốn nhắc nhở quý vị đồng hương là hãy thực hiện quyền và trách nhiệm người công dân là đi bầu trực tiếp và quan trọng hơn hết là sáng suốt bầu chọn cho người tài đức và yêu nước thương dân trong các cuộc bầu cử tổng thống tương lai, gạt bỏ thiên kiến, ngoại hình , bản sắc chính trị, tôn giáo và sắc dân.

  Cuối cùng, một lần nữa xin một số nhỏ quý vị đồng hương Việt Nam hãy can đảm sửa sai như ông Henry Kissinger một trí thức chân thật (An honest intellectual) đẳng cấp cao, khi xác nhận các chính sách kinh tế của cựu Tổng Thống Donald Trump đi đúng hướng và có thành quả tốt giúp phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ trong một bài nói chuyện với công chúng Hoa Kỳ trên truyền hình vào khoảng cuối năm 2020 và người viết cũng đã nghe.

  Với bất cứ lý do nào, sự công bằng phải được trả lại cho cựu Tổng Thống Donald Trump.

 

Kính chào

Đỗ Ngọc Hiển (20.07.2021)

Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

 

 

 Tái bút : Để bổ túc thêm quan điểm chính trị, người viết đề nghị quý vị đọc bài “Biden và Harris tai họa cho đất nước Hoa Kỳ” của Giáo sư Trần Thủy Tiên. Đề tựa trên từ một bài viết của tác giả Steve Feinstein trên Americanthinker.com ngày 10-6-2021

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen