Seite auswählen

LORENZ HEMICKER 25.10.2018
VN Chi dịch

Mỹ cảm thấy ưu thế của nó ở Thái Bình Dương bị thách thức. Bởi vì „Đế quốc ở Trung tâm“ (Trung Quốc ) đòi hỏi nhiều lãnh thổ mà thuộc khu vực ảnh hưởng của Mỹ cho mình Không có dấu hiệu trước mắt là tình hình căng thẳng này sẽ dịu bớt đi.

Ben Hodges là một người hiểu biết về quân sự. Trong 37 năm, người Mỹ gốc Florida này sinh ra làm sĩ quan quân đội của Hoa Kỳ. Các hoạt động của ông đã đưa ông đến các cuộc chiến tranh trong thời đại ngày nay, Afghanistan và Iraq. Trong lần hoạt động cuối cùng của mình, Trung tướng Hodges thấy là phải đối mặt với một cuộc xung đột trong quá khứ. Nga sáp nhập Krym vào nước mình năm 2014, ủng hộ cuộc chiến ở miền đông Ukraine và đe dọa sườn phía đông của NATO: Đây là một loại chiến tranh lạnh 2.0 xảy ra giữa Moscow và NATO. Là Tư lệnh tối cao của lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu, công việc của Hodges là chuẩn bị quân đội của mình cho một cuộc xung đột có thể và để làm NATO thức tỉnh. Cả hai điều ông đã thành công.

Khi nghỉ hưu, kể từ năm 2017, Hodges thường xuyên liếc nhìn về chân trời an ninh chính trị hơn, nơi ông nhận ra được sẽ có một cuộc chiến tranh trong tương lai. Lần này không phải vì những kẻ khủng bố Hồi giáo, cũng không phải vì dầu mỏ, cũng không phải vì Nga. Đó là hoàn toàn vì một quyền lực mới nổi, và vì một cuộc chiến tranh với nó. Việc ông Hodges lo lắng về Trung Quốc nghiêm trọng như thế nào, ông bày tỏ hôm thứ Năm (25.10.2018) tại một hội nghị an ninh ở Warsaw trước mặt các binh sĩ, chính trị gia và doanh nhân. Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là “không thể không tránh khỏi”, nhưng “rất có thể”. Hodges cũng dự báo một khoảng thời gian: trong vòng 15 năm tới.

Hodges biết về sức mạnh của những dự đoán như vậy. Trong năm 2015, ông đã làm khuấy động khi ông bày tỏ ý tưởng rằng Nga có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong năm hoặc sáu năm tới. Lời nói của ông đưa tới những nỗ lực mới của NATO nhằm bảo vệ lãnh thổ Liên minh và cuộc tập trận lớn nhất của nó kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hôm thứ Năm với 50.000 quân tại Na Uy. Nhưng ông không phải là người đầu tiên cũng không phải là người duy nhất theo dõi sự nổi lên của Trung Quốc với mối lo ngại lớn. Danh sách các chuyên gia phương Tây cho rằng xung đột quân sự với Bắc Kinh là có thể xảy ra, thì rất dài, cũng như những lý do dẫn dắt đến các cuộc xung đột này.

Đầu tiên và quan trọng nhất là những mục tiêu chiến lược của giới lãnh đạo Tàu. Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu xây dựng đất nước của mình từng bước một để thành một siêu cường. Trung Quốc nên dời “đến trung tâm của sân khấu thế giới”, chủ tịch nước Tàu nói như vậy trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 cách đây một năm ở Bắc Kinh. Sự kiềm chế trong chính sách đối ngoại, như những người tiền nhiệm của ông biểu hiện, Tập rõ ràng đã từ bỏ.

Tham vọng của Tập theo một logic nhất định. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tàu phải đồng thời tăng cường thương mại với các nước khác và thỏa mãn cơn đói rất lớn về năng lượng và nguyên liệu thô. Nền tảng của chiến lược là “Con đường tơ lụa mới”; một dự án khổng lồ có hai trục phát triển trải rộng trên hàng chục nghìn kilô mét bằng đường bộ và đường biển đến Rotterdam và châu Phi. dọc theo các tuyến đường này, Tàu đầu tư hàng trăm tỷ vào đường bộ, đường sắt và hải cảng. Song song, Bắc Kinh đang tìm cách đẩy dần tầm ảnh hưởng của mình vào Thái Bình Dương đối với hai “chuỗi đảo” có ý nghĩa quan trọng đối với Tàu. Chuỗi đầu tiên từ Nhật Bản qua Philippines đến Indonesia. Chuỗi thứ hai kéo dài từ Quần đảo Aleutian đến Guam. Trong trường hợp đầu tiên, các tham vọng va chạm với một số đồng minh của nước Mỹ, nhưng trong trường hợp thứ hai, chúng chồng chéo với lãnh thổ của Hoa Kỳ. Điều này đưa chúng ta trở lại Ben Hodges.

Trung Quốc không chỉ tìm cách làm suy yếu uy thế của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nó cũng không biểu lộ các tham vọng của mình một cách thận trọng. Nước này trở thành thù địch với nhiều nước láng giềng vì xung đột lãnh thổ chưa được giải quyết. Bắt đầu với Ấn Độ ở phía tây nam đến Việt Nam ở phía nam với Biển Đông, nơi nó tranh cãi dọc theo toàn bộ chuỗi đảo đầu tiên với các nước xung quanh về các đảo, hải đảo, rạn san hô và khu vực biển. Trong vài năm qua, do đó, đã có những tình huống tái diễn và nguy hiểm, theo các chuyên gia Đức, cũng có tiềm năng leo thang.

Jan Grebe thuộc học viện Liên bang Đức về chính sách an ninh chỉ ra nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó bằng cách chiếm đóng các rạn san hô ở Biển Đông – gây khó chịu cho các quốc gia quanh đó mà đang nâng cấp quân đội của họ. “Chỉ cần có một người bấm sai một nút”, Grebe nói. Một sự cố đơn giản có thể gây ra một chuỗi chuyển động xoắn ốc leo thang. Và rủi ro càng lớn khi Bắc Kinh càng nâng cấp quân đội. Janka Oertel từ Quỹ Marshall của Đức cũng thấy sự nguy hiểm của một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Bắc Kinh và Washington. “Không thể phủ nhận rằng cả hai đều xem xét khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự”, nữ chuyên gia Trung Quốc tại Berlin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với FAZ.NET. Ngay cả khi cả hai bên cố gắng tránh điều đó trong lúc này. Điều này gần với tiên lượng của Ben Hodges.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (Sipri), Trung Quốc chi khoảng 228 tỷ đô la cho quốc phòng vào năm 2017. Đây là ngân sách lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ và một nửa tổng chi tiêu quân sự của các quốc gia ở Viễn Đông. Và viện nghiên cứu Thụy Điển chỉ dựa vào những con số công khai. Viện Nghiên cứu Chiến lược London (IISS) ước tính chi tiêu của Bắc Kinh cao hơn nhiều. Gần đây, người ta có thể quan sát cách người Trung Quốc đang biến lực lượng chiến đấu của họ thành một đội quân tiến bộ với tốc độ ngày càng tăng. Vào năm 2017, ví dụ, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc “Shandong” được hạ thủy, không lâu sau đó là một tàu khu trục hỏa tiễn, được truyền thông nhà nước ca ngợi là có “đẳng cấp thế giới”. Với chiếc J-20 Chengdu, Tàu đã đưa chiếc phản lực cơ chiến đấu tàng hình đầu tiên của mình vào hoạt động trong cùng năm. Và với chiếc Dongfeng-41, một hỏa tiễn liên lục địa mới, có thể lắp đặt bằng đầu đạn nguyên tử được đưa vào vị trí.

Cấu trúc và phương cách đào tạo trong quân đội rõ ràng đang bị đảo lộn. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã nói lời tạm biệt với phương châm “quyền lực do giai cấp”. Theo các chuyên gia phương Tây, Tàu đang làm việc để cho các lực lượng chiến đấu của họ hoạt động chung với nhau trên đất liền, biển và trên không trung. Ví dụ gần đây nhất về các tham vọng như vậy xuất phát từ sự hiện diện của quân đội Tàu trong cuộc tập trận mùa thu khổng lồ của Nga “Vostok 2018”. Người Nga có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này. Người Tàu muốn học hỏi từ họ.

Trung Quốc vẫn chưa cố gắng đạt đến cùng mức độ như Hoa Kỳ. Mỹ sẽ vẫn vượt trội hơn Quân đội Giải phóng Nhân dân trong nhiều thập kỷ. Do đó việc tập trận với người Nga tại các nước vùng Baltic cũng như một sự hiện diện thường xuyên ở Địa Trung Hải hoặc là cơ sở chính thức đầu tiên của Tàu trên bờ biển phía đông châu Phi không quan trọng lắm. Tuy nhiên có vẻ tệ hơn, khi Washington phải chứng kiến Biển Đông đối với hải quân của mình ngày càng trở nên vùng đất bị đặt mìn. Một mạng lưới bao gồm các sân bay nhân tạo biển, các hỏa tiễn chống hạm mạnh mẽ và một lực lượng hải quân có khả năng chiến đấu khá hùng mạnh của Tàu có thể làm Hải quân của Mỹ, nếu có thể đẩy lùi cũng với tổn thất nặng nề. Đó là chưa tính đến các nhóm binh lính mạng mạnh mẽ của Trung Quốc. Cách đây vài năm, đã có chỉ huy của một đoàn tàu chiến Mỹ từ chối đi đến gần Trung Hoa đại lục. Các hệ thống của đoàn tàu ông ta dễ bị thương tổn. Và mới tháng 6 vừa qua “Washington Post” tường thuật tin tặc đã đánh cắp các kế hoạch phát triển của một hỏa tiễn tàu ngầm Mỹ.

Không phải chỉ riêng vì điều này, Tổng thống Mỹ dường như đã ban hành điều kiện rằng ông muốn Trung Quốc có mặt trong các hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân mới. Cho đến nay, Bắc Kinh, được ước tính có gần 200 đầu đạn hạt nhân, không có tham dự. Xét cho cùng, Mỹ và Nga, mỗi nước có khoảng 1550 đầu đạn sẵn sàng hoạt động, có khả năng lớn hơn đáng kể. Mặc dù vậy, người đứng đầu tòa bạch ốc không còn thấy Moscow, mà là Bắc Kinh là kẻ thù chính về uy quyền toàn cầu của Mỹ. Ngay cả khi lãnh đạo nhà nước Trung Quốc không cho thấy tham vọng, muốn tham gia vào một hiệp ước giải trừ hạt nhân.

Ben Hodges nói có đúng không? Không nhất thiết. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, mà đã xảy ra, cho thấy mức độ chặt chẽ của cả hai quốc gia hiện nay đan xen nhau. Một cuộc chiến tranh chống lại nhau sẽ có hậu quả tàn phá cho cả hai bên và sẽ kéo nền kinh tế thế giới xuống vực thẳm. Cuối cùng, sẽ chỉ có các kẻ thua cuộc. Có lẽ các cảnh báo của Ben Hodges một lần nữa giúp ngăn chặn mọi thứ sẽ xảy ra. Ông ta vẫn có thể trải nghiệm nó. Tiên đoán của ông ta kéo dài tới năm 2033. Ông ta lúc đó nếu còn sống sẽ được 75 tuổi.

Nguồn: FAZ

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen