Seite auswählen

Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hà Chủ tịch

 

Trần Giả Hà

Vừa là doanh nhân vừa là quan chức, ông trùm Bắc Hà luôn được xem là “con sói” trong giới ngân hàng, là nhân vật số hai dưới triều đại cũ. Quyền năng có thể coi là hô phong hoán vũ, sự ngạo mạn đã thành giai thoại.

Ông trùm có tật mê múa lửa, mê chân dài, bất cứ lễ động thổ, khởi công… nào có mặt là phải có màn múa lửa, về rượu thì mê Ballantine ! 

Sau đây là các giai thoại của ông ấy: 

 

Một nhân viên bước vào thang máy. Ở đó đang có một người, “ông trùm”. Cô nhận ngay một trận chửi té tát.

– Cút ngay!

 

Trên một chuyến bay VN Airline, ông trùm tát thẳng cánh một nữ tiếp viên, bắt cô phải quì gối xin lỗi vì làm gã phật ý. Sau đó ông trùm cũng không tha, làm nhục cả cơ trưởng.

 

Sàn chứng khoán Tokyo, ông trùm hò hét tùy tùng trai thì “thằng” gái thì “đĩ” và yêu cầu được hút thuốc, dù có bảng cấm hút trong phòng giao dịch.

 

Một cuộc hội họp ở Bình Định, một PCT tỉnh vừa mở miệng phê phán thì bị ông trùm quát:

– Mày không đủ tuổi nói chuyện với tao!

Vị PCT vừa phản ứng thì lập tức nhận ngay một cú tát trời giáng, ôm mặt khóc giữa đám đông.

 

Lại có lần, xích mích chuyện đầu tư cảng Quy Nhơn, ông trùm hẹn Nguyễn Văn Thiện, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chơi golf. Khi Thiện tới, ông trùm vụt gậy golf tới tấp, Thiện gãy ba sườn, phải chở đi bệnh viện cấp cứu.

 

Đại hội BIDV có nhiều tai to mặt lớn. Một người hỏi:

– Tại sao nhân sự chủ chốt của ngân hàng đa phần là người Bình Định?

Lập tức nhận được câu trả lời đốp chát của ông trùm:

– Đã có quá nhiều người hỏi câu này. Tôi xin trả lời luôn một lần: Vì tôi là người Bình Định!

 

Trên khoang thương gia, một lãnh đạo cao cấp đang đọc quyển tạp chí. Ông trùm bước tới giật phăng rồi cười ngạo nghễ. Vị quan to im lặng.

 

Có lần, ông trùm chửi thẳng mặt một bộ trưởng:

– Tại sao mày xin chỉ đạo của thủ tướng vào lúc này? Cút ngay!

Rồi quay sang bảo: Đi thôi anh Ba, trễ giờ bay rồi!

 

BIDV muốn thâu tóm Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB), ông trùm hỏi cộc lốc:

– Giao hay không?

Dù không muốn, nhưng sau đó lãnh đạo MHB buộc phải giao vì có “chủ trương bên trên”.

 

Có lần, cả chuyến bay phải dừng lại chờ một nhân vật trễ giờ, nhân vật ấy là ông trùm. Bất chấp trên máy bay hôm ấy có ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng đương nhiệm.

 

Chỉ là một doanh nhân chứ không phải quan chức, nhưng ông trùm Bắc Hà luôn được xem là nhân vật số hai dưới triều đại cũ, “dưới một người trên vạn người”. Quyền năng có thể coi là hô phong hoán vũ, sự ngạo mạn đã thành giai thoại.

 

Hôm nay, ông trùm vào lò.

 

FB Văn Lang

 

 

***

CSVN xác nhận bắt và khởi tố ông Trần Bắc Hà

Ông Trần Bắc Hà. (Hình: VietnamFinance.vn)

 Trang mạng Thông Tin của Bộ Công An CSVN vào ngày 29.11.2018 thông báo: “Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An (C03) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với bốn bị can có liên quan đến vụ án ‘Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng’ xảy ra tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV).”

Bốn bị can bị nêu danh tính là ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị BIDV), ông Trần Lục Lang (cựu phó tổng giám đốc BIDV), ông Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), bà Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh).

Ông Hà, 62 tuổi, từng là Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong bốn năm (2003 đến 2007), rồi là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị BIDV trong tám năm (2011 đến 2016). Tuy chỉ là một viên chức điều hành một ngân hàng hoạt động bằng vốn của nhà nước nhưng cả giới thạo tin lẫn những doanh nhân thuộc loại có máu mặt ở Việt Nam cùng cho rằng, tại Việt Nam, ông Hà là “phó vương,” chỉ “đứng sau Ba Dũng” (Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, từ 2006 đến 2016).

Vụ Trần Bắc Hà và tham nhũng ngân hàng ‘từ lâu’

30 tháng 11 2018

Việc ông Trần Bắc Hà bị bắt chỉ thể hiện “sự yếu kém, vấn nạn từ lâu của ngành ngân hàng với khối nợ xấu khổng lồ” ở Việt Nam, một ý kiến từ Hoa Kỳ cho BBC biết hôm 29/11.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London, bình luận:

“Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa đạt được thế kinh tế hùng mạnh, độc lập và tự chủ chỉ vì sự yếu kém của những cải cách, thực sự chưa cải cách ra khỏi guồng máy bộ máy xã hội chủ nghĩa.”

Sau năm 1986, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi nền kinh tế bao cấp; tuy vậy, ông Chí cho rằng “sức sản xuất vẫn rất yếu ớt và chưa nắm được những mối lợi của kinh tế thị trường vì Việt Nam chưa bao giờ chính thức trở thành nền kinh tế thị trường.”

Giải thích cho những yếu kém lâu nay của ngành ngân hàng, theo ông là vì “những hành động của giới lãnh đạo ngân hàng” dẫn đến chỉ trong vòng 2-3 năm nay liên tiếp nhiều nhân vật nổi cộm bị bắt.

Và những nhân vật nổi cộm nhất, như trường hợp mới đây nhất là ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV bị cơ quan cảnh sát điều tra Việt Nam khởi tố hôm 29/11 chỉ là “những câu chuyện rất cũ mà chúng tôi được biết từ lâu”, ông Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói thêm.

“Ngay từ hồi tôi có thời gian về Việt Nam làm việc từ năm 2003 đến 2014, trong suốt thời gian dài này tôi đã chứng kiến trong ngành ngân hàng rất nhiều chuyện xấu được lấp liếm, cất lại nhờ các thế lực, nhóm lợi ích.

“Bây giờ, từ từ những vụ này bị khui ra thì đây không phải là chuyện gì mới mà là hình phạt tất phải đến.”

Do đó, thời điểm này chính là lúc “Việt Nam phải dứt khoát hơn để cải tổ hệ thống ngân hàng”, ông Chí nhận xét.

Trước đó trong một cuộc phỏng vấn khác với BBC, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nói về hệ lụy tiêu cực thuộc về di sản thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

“Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia. Chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng”.

Tiến sỹ Chí nói về những vấn đề rất nghiêm trọng như chuyện thất thoát tài sản quốc gia hay chuyện làm ăn sai trái:

“Các chuyện ngân hàng này thật ra là bắt đầu từ mười mấy năm trước và kéo dài dai dẳng và những lợi dụng quá nhiều.”

“Nếu mà ngày nào ra ánh sáng sự thật thì có lẽ còn cả chục nhân vật như ông Trần Bắc Hà sẽ bị khui ra trước ánh sáng và khối tài sản nằm về tay những nhân vật này hay một khối nhân vật đằng sau sẽ là một câu chuyện khổng lồ.”

Cùng tham gia chương trình trong studio của BBC ở London hôm 29/11, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin đồng tình với những nhận định của ông Chí.

Tuy nhiên, từ góc độ vĩ mô, ông Hùng cho rằng những vụ việc như trên của ngành ngân hàng là “hậu quả tất yếu của một quá trình phát triển Việt Nam hiện nay”.

“Có nghĩa là chính trị phát triển với kinh tế không đồng bộ, cải cách về chính trị không theo kịp cải cách về kinh tế, mở cửa với tốc độ quá nhanh trong khi bộ máy quản lí không theo kịp thì ắt dẫn tới,” ông giải thích.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng: “Còn rất nhiều những vụ việc còn đang trong bóng tối mà tới đây nếu khám phá ra thì mới thấy hậu quả nó lớn như thế nào.”

Bộ Công an Việt Nam hôm 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.

Con số các sai phạm này được báo chí Việt Nam đưa là lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

BBC

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen