Seite auswählen

Người Hồng Kông muốn trở về thời ‘thuộc địa’

Tin BBC đưa hôm 09.04.2019, 9 nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã bị Toà án Tây Cửu Long kết tội gây rối trật tự công cộng trong một phong trào dân chủ hồi năm 2014. Quyết định của tòa được cho là một đòn giáng mạnh vào mong ước sống trong môi trường tự do như thời trước khi trở về với “đất mẹ” của người Hồng Kông và có thể khiến họ càng nhớ về quá khứ nhiều hơn.

Một cuộc biểu tình của người Hồng Kông phản đối Trung cộng, năm 2013. (Ảnh: Yahoo News)

Vào năm 1842, sau cuộc chiến nha phiến, Nhà Thanh đã ký hòa ước Nam Kinh giao Hồng Kông cho Anh, từ đó người dân xứ Cảng Thơm sống trong ‘chế độ thực dân’. Tuy vậy, trong thời gian là “thuộc địa” của Anh, Hồng Kông đã có những bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội.

Năm 1997, Anh Quốc đồng ý bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung cộng, với điều kiện Bắc Kinh phải bảo đảm rằng hòn đảo này được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả trả (1997-2047).

Nhưng Bắc Kinh đã không giữ lời hứa này và người dân Hồng Kông liên tục phải lên tiếng để đòi các quyền cơ bản của con người.

Phong trào biểu tình “cây dù” đã diễn ra sau khi Quốc hội Trung cộng tuyên bố vào ngày 11.9.2014 rằng cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông, vốn là một phần của Trung Hoa đại lục, sẽ chính thức có hiệu lực và chỉ giới hạn riêng cho các ứng cử viên ủng hộ chính quyền trung ương Bắc Kinh, theo Reuters.

Cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông hồi năm 2014 có thời điểm tập trung hàng trăm ngàn người tham gia. (Ảnh: AFP)

Không chấp nhận để Bắc Kinh bóp nghẹt tự do, ngày 22.9.2014, hàng ngàn học sinh, sinh viên ở Hồng Kông bãi khóa, họ cùng với người dân yêu mến tự do đã xuống đường chiếm lĩnh khu trung tâm của hòn đảo để biểu tình đòi chính quyền Trung cộng giữ lời hứa, thực hiện đúng chính sách “một nhà nước, hai chế độ”, để người dân bầu người lãnh đạo của họ theo phổ thông đầu phiếu.

Lực lượng an ninh Hồng Kông đã sử dụng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông, trong khi đó, người biểu tình sử dụng những cây dù mang theo để chống chọi, vì thế “cây dù” trở thành biểu tượng và tên gọi của các cuộc tuần hành đấu tranh cho tự do cách đây 5 năm.

Cho tới sáng sớm ngày 29 tháng 9, 78 người đã bị bắt giam và 38 người bị thương. Nhóm biểu tình được lãnh đạo bởi bộ ba: giáo sư xã hội học Chan Kin-man, 59 tuổi, giáo sư luật Benny Tai, 54 tuổi và mục sư Baptist Chu Yiu-ming, 74 tuổi đã bị dập tắt sau 79 ngày chiếm giữ đường phố.

9 nhà hoạt động nhân quyền nhận được sự ủng hộ của người dân bên ngoài Toà án Tây Cửu Long Hồng Kông. (Ảnh: NTD).

Mong trở về thời thuộc địa để độc lập

Một sự thật “đắng lòng” với Bắc Kinh là, mặc dù đã có được Hồng Kông hơn 20 năm, nhưng chính quyền Trung cộng vẫn chỉ có thể sở hữu phần “xác” của hòn đảo, còn phần “hồn” thể hiện trong tư tưởng của mỗi người dân nơi đây thì vẫn thuộc về “Thực dân Anh”. Bằng chứng là, trong những cuộc biểu tình đòi tự do, nhiều người Hồng Kông mang theo cờ của nước Anh chứ không phải lá cờ hình bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là lá cờ chính thức của Hồng Kông sau khi trở về với Trung cộng.

Wall Street Journal bình luận, việc người Hồng Kông mang cờ Anh đi biểu tình là thông điệp cho thấy họ nhớ nước Anh đến mức nào và việc họ nhớ đất nước từng quản lý họ ở mãi trời Tây đồng nghĩa với việc họ đã rất chán ghét Bắc Kinh.

Nhiều người Hồng Kông trong các cuộc biểu tình đòi tự do mang cờ Anh thay vì cờ của hòn đảo sau khi trở về với Trung cộng. (Ảnh: DONNA RACHEL EDMUNDS)

Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 6/2017 của Đại học Hồng Kông, có khoảng 94% người dân Hồng Kông trong độ tuổi từ 18 tới 29 nói rằng họ là “Hong Kongers” (người Hồng Kông) chứ không phải là “Chinese” (người Trung cộng), trong khi đó khi mới trở về với Đại Lục thì số người nhận mình là người Hồng Kông chỉ là 68%. Điều đó cho thấy sự thất vọng của người dân đảo đối với Bắc Kinh.

Trong vòng 10 năm, chúng tôi hy vọng rằng có thể thực hiện quyền tự quyết của mình và có một cuộc trưng cầu dân ý về chủ quyền của Hồng Kông sau năm 2047”, nhà hoạt động trẻ tuổi Hoàng Chi Phong nói.

Dù Hồng Kông sẽ chấp nhận ‘một quốc gia, một chế độ’ hay ‘một nhà nước, hai chế độ” hay độc lập, chúng tôi sẽ để người Hồng Kông xác định tương lai của Hồng Kông thay vì Đảng Cộng sản Trung cộng”, Phong nói với tờ Telegraph.

Theo RFI, phát biểu trước Hạ Viện Mỹ, Hoàng Chi Phong khẳng định, “Cho dù phong trào phản kháng có ra sao đi nữa, chúng tôi sẽ giành lại được nền dân chủ và tiếp tục cuộc chiến. Bởi vì thời gian là người bạn tốt nhất của chúng tôi”.

“Người dân Hồng Kông sẽ không chấp nhận các giá trị của chính phủ Trung cộng”, Nathan Law, một nhà hoạt động 23 tuổi, người cũng đã tham gia lãnh đạo các cuộc biểu tình dân chủ năm 2014, tuyên bố.

Đài Loan: Nỗi sợ bị thống nhất với Trung Hoa lục địa

Từ phát biểu kỷ niệm 40 năm “Thư gửi đồng bào Đài Loan” cho đến tuyên bố của bà Thái Anh Văn, các sự kiện đầu năm 2019 làm dấy lại nỗi sợ bị ‘thống nhất’ với Trung cộng ở Đài Loan.

Bản quyền hình ảnh SAM YEH/AFP/GETTY  IMAGES Image caption Người dân Đài Loan biểu tình phản đối Trung cộng đe dọa Đài Loan.

Đại đa số dân chúng Đài Loan từ xưa đến nay đều cho rằng “Nhận thức chung năm 1992” có nghĩa là “Trung cộng đại lục là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, còn Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc”.  Nhưng trong các bài phát biểu của chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình Tập  luôn ám chỉ rằng “cả Trung cộng đại lục và Đài Loan đều thuộc về nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa” và tuyên bố không loại trừ biện pháp dùng vũ lực thống nhất Đài Loan.

Chính vì vậy, dân chúng Đài Loan cho rằng đây chính là sự ngang ngược, bá đạo của Trung Hoa đại lục, không hề cân nhắc đến cảm nhận của 23 triệu người dân Đài Loan.

Theo kết quả điều tra năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan, có 55.3% người được hỏi cho rằng mình là người Đài Loan, trong khi chỉ có 4% người được hỏi tự nhận mình là người Trung cộng.

Cũng theo điều tra  năm 2018 này, có đến 85% số người được hỏi mong muốn giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ với Trung cộng đại lục (có nghĩa là không thống nhất mà cũng không tuyên bố độc lập).

Kết quả trên cho thấy người Đài Loan muốn duy trì một mối quan hệ một mặt là Đài Loan vẫn có thể trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa với đại lục, mặt khác không bị phụ thuộc về chính trị với Trung cộng, qua đó người dân Đài Loan có thể tiếp tục được hưởng tự do, dân chủ như hiện nay.

Và tuyên bố dùng vũ lực của Tập Cận Bình cũng như các quan chức quân đội Trung cộng thời gian gần đây dường như càng làm gia tăng sự ác cảm của dân chúng Đài Loan đối với Trung cộng đại lục.

Theo một điều tra ngẫu nhiên đối với 175 sinh viên của GS Alexander Huang, ĐH Đạm Giang thực hiện hôm 15/1/2019, có hơn 51,43% sinh viên lựa chọn “thân Mỹ” khi xảy ra xung đột với Trung cộng đại lục.

Nhiều người Đài Loan thường nói đùa rằng, “không biết bao giờ sẽ BỊ THỐNG NHẤT đây?” Từ “bị” ở đây được mang nghĩa “tiêu cực“, cho thấy đối với người Đài Loan mà nói việc thống nhất với Trung Hoa đại lục là điều gì rất đáng sợ.

Theo BBC

15.04.2019

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen