Seite auswählen

„Trong suốt chiều dài lịch sử dân Việt chỉ duy nhất giành quyền làm vua một lần bằng lá phiếu. Đó là ở miền Nam từ 1967-1975.“

Dương Hoài Linh

– Họ Khúc: 18 năm ,   là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu Thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 923.

– Họ Dương (Dương Đình Nghệ) : 6 năm từ 931-937.

– Nhà Ngô (Ngô Quyền) : 26 năm , kéo dài từ năm 939 đến năm 965. Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha. Khác với các triều đại quân chủ Việt Nam sau này, các vua nhà Ngô vẫn xưng tước vương mà chưa xưng đế hiệu trên phạm vi toàn lãnh thổ do họ cai trị.

– Nhà Đinh : 12 năm, bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.

– Nhà Tiền Lê : 29 năm ,  bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời năm 1009.

– Nhà Lý : 216 năm ,  bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 .

– Nhà Trần : 175 năm ,  khởi đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225 sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi và kết thúc khi bị Hồ Quý Ly cướp ngôi năm 1400.

– Nhà Hồ :  7 năm , bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 .

– Nhà Hậu Trần : 17 năm , Nhà Hậu Trần do Giản Định đế – Trần Ngỗi (một hậu duệ của hoàng tộc nhà Trần) thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt vào năm 1424.

– Nhà Hậu Lê :  do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ X. Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:

Nhà Lê sơ ( 1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới, Năm 1460 Nguyễn Xí Phế bỏ lê Nghi Dân lập Ra Triều Đại Lê Sơ đưa lê Tư Thành lên làm vua và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.

Nhà Lê Trung hưng (1533-1789): kéo dài 257 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê và kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.

– Nhà Mạc : 66 năm ,bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng,

–  Nhà Tây Sơn : 24 năm , tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802

– Nhà Nguyễn : 143 năm ,được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Hoàng đế Gia Long) lên ngôi năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.

– Nhà Hậu Ngô: 8 năm, chế độ Ngô Đình Diệm mà CIA và giới trí thức miền Nam gọi  là nhà Ngô tồn tại từ 1955-1963.

– Nhà sản : hai giai đoạn.

 Từ 1945-1975 : trị vì  30 năm ở một nửa nước.

Từ 1975- nay : trị vì trên cả nước.

 Trong suốt chiều dài lịch sử dân Việt chỉ duy nhất giành quyền làm vua một lần bằng lá phiếu. Đó là ở miền Nam từ 1967-1975.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam có thể thấy rằng sự tồn tại của các triều đại quân chủ đều mang tính lịch sử. Nghĩa là có cướp ngôi thì sẽ có bị mất ngôi, có hưng thịnh thì có suy tàn.

Triều đại cộng sản cũng sẽ không tránh khỏi quy luật này. Vấn đề là nó tồn tại bao lâu mà thôi.

Dương Hoài Linh

(Thesaigonpost)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen