Seite auswählen

“Sau 44 năm, kể từ ngày mà cổng dinh Độc lập bị xe tăng húc sập, Tổ quốc cần được Tự do… “

An Viên


Snê-guốc-cô trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”, người đã thừa nhận “tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản”, nhưng Snê-guốc-cô cũng phản đối lại án kết tội anh là phản quốc.

Các ông viện cớ đó muốn treo cổ tôi thì treo cổ, nhưng không bao giờ tôi phản bội Tổ quốc của tôi, không bao giờ cả.”. Và anh cho rằng, “Tổ quốc của các ông và Tổ quốc của tôi không phải là một. Tổ quốc của các ông là tổ quốc của bọn vương bá.”

Snê-guốc-cô là người của một thời mà lý tưởng là vàng son, là cách mạng, là tương lai, và nơi đó là nơi mà Snê-guốc-cô luôn chứa đựng niềm “tin tưởng sâu xa”.

Việt Nam không thiếu những người như Snê-guốc-cô, nữ y sĩ Đặng Thùy Trâm mất độ thanh xuân trên miền đất Trung phần cũng là một trong những người lý tưởng như thế. Nhà thơ Bùi Minh Quốc, người một thời giàu sinh ra tử trong cách mạng, cũng sẽ phơi phới “lý tưởng cách mạng” nếu như ông mất trong những ngày tháng mà đất nước còn tiếng đạn bom. Nhưng ông vẫn sống, cho đến ngày hôm nay, chứng kiến kết thúc chiến tranh – bao cấp – mở cửa, chứng kiến những “tấn trò bội phản”, những “vỡ nợ Tự do”, và rồi ông đối diện với hiện thực hậu cách mạng bằng nỗ lực “ghìm cơn mửa”, vì cái “thời đểu cáng lên ngôi”.

Snê-guốc-cô, Đặng Thùy Trâm cũng sẽ giống như nhà thơ Bùi Minh Quốc, họ sẽ “nôn mửa”, họ sẽ gào thét đòi “Tự do”, và kết cuộc của những con người từng lý tưởng vì cách mạng là bị bộ máy tuyên truyền nguyền rủa, bộ máy an ninh săn đuổi, và bộ máy nhà tù giam cầm.

Nhắc lại để thấy rằng, Tổ quốc của những con người cộng sản trong thời chiến giản dị và gắn chặt với lý tưởng cách mạng. Hoặc họ ngây thơ và tin tưởng điều đó, hoặc họ bị “ánh sáng chói lòa” dẫn dụ và lừa dối.

Nhưng có thể không là “lừa dối”, có thể những con người cộng sản kết nối trong thời chiến, hy sinh giọt máu cuối cùng, những con người nối đuôi nhau trên dãy Trường Sơn đỏ lửa với hàng vạn tấn bom đã không bị lừa dối, bởi trước mắt họ có thể là hiện thực Tổ quốc, là khát vọng độc lập, và khát vọng nối hai miền Bắc Nam. Và có thể, chính những lãnh đạo Cộng sản thời kỳ đó cũng nghĩ như vậy.

Nhưng, hiện thực hậu chiến tranh lại chính là điều mà Friedrich Hayek đã chỉ ra, đó là “những người có lý tưởng nhất trong số những người theo CNXH sẽ bị dồn đến phải phá hủy nền dân chủ để phục vụ cho cái viễn cảnh CNXH lý tưởng của họ trong tương lai”.

Quả thực, thế lực phá hoại tàn khốc nhất, toàn diện nhất trên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội,… lại là những người Cộng sản.

Những “thuyền nhân”, trại cải tạo, vùng kinh tế mới, thời bao cấp,… chính là những khái niệm sống động nhất do chính những người “lý tưởng nhất” theo CNXH thực hiện nên.

Nhưng độ tàn khốc càng nhân lên gấp bội lần, khi “những người có lý tưởng nhất” được thay bằng những con người lạm dụng lý tưởng, nhằm phục vụ cho chính viễn cảnh CNXH nông nô của họ trong tương lai.

Một video clip ghi nhận viên CSGT (Công an Tp. HCM) chĩa một vật giống súng và dùng chân trái sút mạnh vào một người thanh niên đang khom người, khiến nam thanh niên này bật ngửa. Viên CSGT đó chính là người đang được hưởng thành quả mà những người “lạm dụng lý tưởng” tạo ra, và “nô lệ” có thể là nam thanh niên bị chân trái tác động.

Nếu nhìn rộng ra, thì viên CSGT đó chính là “chủ nô”, còn nhân dân Việt Nam chính là “nô lệ”. Và hệ thống chủ – nô này kéo dài liên tục, bền bĩ từ năm 1975 đến nay. Những ai chống lại hệ thống này, lập tức bị bắt giam và ngồi tù (mà theo thống kê, đã có 200 người bất đồng chính kiến bị bắt giam).

Bản án tuyên ra là “chống lại chính quyền nhân dân”, “lật đổ chính quyền nhân dân”, “tuyên truyền chống Nhà nước”,… áp dụng cho những người mà “chính quyền nhân dân” gọi là “phản động”. Nhưng hầu như những người bị kết án đều phản bác bằng tuyên bố, họ không chống lại Tổ quốc, không chống lại nhân dân, họ chỉ chống lại những ràng buộc phi tự do bị áp đặt lên chính họ. 

Thậm chí, như TNLT Đinh Nguyên Kha nói trước Tòa sơ thẩm: Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.

Đinh Nguyên Kha, hay những người tù nhân lương tâm bị bắt giữ giống Snê-guốc-cô ở sự rạch ròi giữa tổ quốc và giả mạo tổ quốc, và trong họ tồn tại một lý tưởng mà họ cho là tự do.

Nhưng lý tưởng của Snê-guốc-cô là lý tưởng sẽ giết chết tự do trong tương lai, và hiện thực ở những nhà nước XHCN còn tồn tại trên thế giới đã cho thấy điều đó. Trong khi, những TNLT nằm trong nhà tù của nhà nước XHCN là những người có lý tưởng hình thành sự tự do, phá bỏ rào cản của sự tự do, và là mầm mống của nền dân chủ toàn diện trong tương lai.

Sau 44 năm, kể từ ngày mà cổng dinh Độc lập bị xe tăng húc sập, Tổ quốc cần được Tự do… 

Và tiếng gào thét tự do có thể đến từ những người đã mất trong chiến tranh, những người từng lý tưởng nhất như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…

Việt Nam Thời Báo

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen