Seite auswählen

Trung cộng bị tố dùng vệ tinh Mỹ để trấn áp dân và kiểm soát Biển Đông

Ảnh minh họa: Đá Xu Bi (Subi reef) thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là một thực thể do Trung cộng kiểm soát. Ảnh vệ tinh chụp ngày 03/09/2015.REUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe/

Nhật báo Mỹ Wall Street Journal, trong một bài điều tra đăng ngày hôm qua, 23/04/2019, cho biết Bắc Kinh sử dụng các vệ tinh của Mỹ vào mục đích tăng cường an ninh theo dõi dân và phục vụ quân đội kiểm soát Biển Đông.

Trong lúc mà Hòa Kỳ không ngừng lo ngại về những tiến bộ công nghệ của quân đội Trung cộng, nhất là trong lĩnh vực không gian, nhật báo Mỹ dựa trên các tài liệu chứng khoán, báo cáo tài chính và một số lãnh đạo công ty để chỉ cho thấy Bắc Kinh đã lách luật Mỹ như thế nào để sử dụng chính các vệ tinh Mỹ phục vụ các mục đích của Trung cộng.

Trên thực tế Mỹ có một bộ luật cấm các công ty Mỹ bán vệ tinh cho Trung cộng, nhưng chính quyền Bắc Kinh đã lách luật này bằng cách thuê băng tần truyền qua các vệ tinh đã đưa lên quỹ đạo, hoặc sử dụng các vệ tinh Mỹ bán cho các công ty của Hồng Kông, đặc khu thuộc Trung cộng này lại không thuộc diện cấm của luật Mỹ.

Cụ thể, công ty AsiaSat, trụ sở tại Hồng Kông được kiểm soát chủ yếu bởi Citic, một tập đoàn Nhà nước Trung cộng và quỹ Carlyle của Mỹ. Hai công ty này nắm 75% vốn của công ty.

AsiaSat, trong những năm qua, đã đưa 9 vệ tinh do Mỹ sản xuất lên quỹ đạo trái đất. Chủ yếu đó là các vệ tinh của Boeing và SSL, một công ty thuộc tập đoàn Mỹ Maxar Technologie.

Theo nhật báo Mỹ, các tài liệu chứng khoán của AsiaSat, bản tiếng Anh mô tả các hoạt đông của công ty là truyền tín hiệu truyền hình, chủ yếu là các chương trình thể thao. Nhưng các bản tiếng Trung thì ghi rõ là các vệ tinh của AsiaSat đã giúp chính phủ Trung cộng trấn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ và các vụ nổi dậy bạo động ở Tây Tạng hay trong vùng Hồi Giáo Tân Cương từ năm 2008-2009.

Phóng sự điều tra của Wall Street Journal còn cho biết, đầu năm 2013, một công ty viễn thông Trung cộng đã sử dụng vệ tinh của AsiaSat để cung cấp dịch vụ điện thoại di động và truy cập internet cho các đơn vị quân đội Trung cộng đang đóng trong các khu vực có tranh chấp trong Biển Đông.

Bị nhật báo Mỹ chất vấn, AsiaSat giải thích là quân đội Trung cộng chỉ dùng các vệ tinh của họ trong trường hợp có tai nạn hoặc thiên tai lớn.

RFI (24.04.2019)

Mã Lai không thảo luận song phương với Trung cộng về Biển Đông

© REUTERS / Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy

Đài CNA ngày 24.4 dẫn lời Ngoại trưởng Mã Lai Saifuddin Abdullah khẳng định nước này sẽ không thảo luận về tranh chấp ở Biển Đông theo hình thức song phương với Trung cộng.

Phát biểu được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir Mohamad đến Trung cộng từ ngày hôm nay 24.4. Ông Saifuddin tiết lộ chính phủ Trung cộng đang muốn bàn về các vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông trong các cuộc gặp chính thức.

Tuy nhiên, ông cho biết Mã Lai ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN khi thảo luận với Trung cộng. Tại Bắc Kinh, ông Mahathir sẽ tham dự hội nghị 3 ngày về sáng kiến Vành đai và Con đường.

“Trung cộng đang đề nghị Mã Lai thảo luận theo hình thức một trên một, chúng tôi vẫn cho rằng nên tham gia thảo luận (về Biển Đông) trong khuôn khổ ASEAN hơn là Trung cộng – Mã Lai”, ông Saifuddin nói.

Ngoại trưởng Mã Lai nhấn mạnh rằng Thủ tướng Mahathir đã nói rõ quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN.

Việc Mã Lai đồng ý khôi phục lại các dự án tuyến đường sắt phía đông do Trung cộng đầu tư cũng như dự án nhà ga Bandar Mã Lai bị hủy vào năm 2017 đang tạo nền tảng tích cực cho cuộc gặp song phương giữa lãnh đạo 2 nước.

Ông Saifuddin cho hay Trung cộng bày tỏ ý định tăng nhập khẩu dầu cọ từ Mã Lai thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Hai bên cũng đang hướng đến hợp tác trên các lĩnh vực khác, bao gồm cuộc cách mạng công nghiệp lần 4.

Sputnik (24.04.2019)

Trung cộng mỉa mai chính sách tự do tuần tra hàng hải của Mỹ

Bản quyền hình ảnh REUTERS Image caption Phó đô đốc, Tư lệnh Hải quân Trung cộng Thẩm Kim Long

Không nên sử dụng tự do hàng hải để xâm phạm quyền của các quốc gia khác, Tư lệnh Hải quân Trung cộng Thẩm Kim Long phát biểu hôm 24/4, mỉa mai việc Hoa Kỳ và các đồng minh điều tàu tới gần các đảo ở Biển Đông.

Theo Reuters, Hoa Kỳ thường xuyên điều các tàu chiến đến gần các khu vực do Trung cộng chiếm đóng ở Biển Đông, nơi Trung cộng đang xây dựng các đường băng và cảng. Một số đồng minh của Hoa Kỳ, gồm cả Anh, có động thái tương tự.

Trung cộng coi cuộc tuần tra của Hoa Kỳ và các đồng minh là sự khiêu khích, vì họ tuyên bố hầu hết Biển Đông là lãnh thổ của mình, dù Việt Nam, Mã Lai, Đài Loan, Brunei và Phi Luật Tân cũng có yêu sách chủ quyền ở đây.

Phát biểu tại diễn đàn ở thành phố Thanh Đảo, sau cuộc duyệt binh trên biển đánh dấu 70 năm ngày thành lập lực lượng hải quân Trung cộng, ông Thẩm Kim Long nói các bên “cần tuân thủ các quy tắc là nền tảng của trật tự hàng hải đúng đắn”.

“Tự do hàng hải là khái niệm được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, nó không nên được dùng như là cái cớ để xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia có bờ biển,” ông nói thêm mà không nhắc tên Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chỉ đưa một phái đoàn cấp thấp đến sự kiện kỷ niệm hải quân Trung cộng. Và không giống như các đồng minh thân cận Úc, Nhật và Nam Hàn, Hoa Kỳ không điều tàu tham gia cuộc duyệt binh trên biển có sự hiện hiện của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chính phủ Hoa Kỳ muốn có quan hệ song phương chú trọng vào kết quả và tập trung vào giảm thiểu rủi ro,” trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói với Reuters.

Trong khi đó, ông Thẩm nói rằng Trung cộng đang tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

BBC (24.04.2019)

Miến Điện (Myanmar) đề xuất thu hút các nhà quan sát nước ngoài để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

© Flickr/ Shaun Dunphy

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlein tin rằng để phát triển nền kinh tế ở khu vực Biển Đông, điều quan trọng là phải giải quyết mọi vấn đề lãnh thổ của khu vực một cách hòa bình với sự tham gia của các nhà quan sát nước ngoài.

“Vấn đề lãnh thổ của Biển Đông ngày nay đang xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo chí. Một vấn đề đặc biệt là quyền sở hữu lãnh thổ của quần đảo Trường Sa. Khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên biển. Để phát triển kinh tế, điều hết sức quan trọng là cần thông qua hòa đàm giải quyết bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực Biển Đông. Rất cần thiết phải có sự tham gia của các nhà quan sát nước ngoài trong quá trình này, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông nói tại Hội nghị về an ninh quốc tế Matxcơva.

Sputnik (24.04.2019)

Tàu chiến Việt Nam tham gia duyệt binh trên biển ở Trung cộng

Một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường của Trung cộng tham gia cuộc duyệt binh trên biển hôm 23/4.

Hai tàu chiến của Việt Nam có tên Đinh Tiên Hoàng và Trần Hưng Đạo hôm 23/4 đã tham gia một cuộc duyệt binh trên biển ở Trung cộng nhân kỷ nhiệm 70 năm ngày thành lập lực lượng hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình là người chủ trì lễ duyệt binh ở ngoài khơi thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông.

Tin cho hay, tổng cộng có 61 quốc gia gửi các phái đoàn tới tham dự sự kiện được cho là cơ hội để Trung cộng chứng tỏ sức mạnh hải quân.

Theo báo Quân đội Nhân dân, thay mặt phía Việt Nam tham dự lễ duyệt binh là Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Tham gia buổi lễ hôm 23/4 có 32 tàu chiến và 39 máy bay của Trung cộng cùng với các tàu chiến của 13 nước khác, trong đó có Việt Nam, theo Reuters.

Tàu chiến Úc và Ấn Độ tới Trung cộng dự diễn hành hải quân

Tờ Quân đội Nhân dân nói thêm rằng Việt Nam là một trong ba nước gồm Nga và Thái Lan “cử hơn hai tàu tham dự duyệt binh”.

Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã chủ trì một cuộc duyệt binh lớn trên biển tại vùng Biển Đông, theo Reuters.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập lực lượng hải quân Trung cộng, Bộ Quốc phòng nước này đã công bố một video, trong đó có đoạn được cho là tàu Trung cộng xả súng vào các binh sĩ Việt Nam ở Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Phía dưới đoạn video cũng dẫn số liệu nói rằng Trung cộng đã tiến hành “hơn 1.200 cuộc chiến lớn nhỏ” trên biển trong 70 năm qua.

Hải chiến Gạc Ma năm 1988 là một cuộc chiến chớp nhoáng nhưng đẫm máu, cướp đi sinh mạng của 64 binh sĩ Việt Nam.

VOA (23.04.2019)

CSVN bí mật xây dựng 10 đảo nhân tạo tại vùng Biển Đông đang tranh chấp

Ảnh: SCMP

Nhà cầm quyền CSVN đang xây dựng các đảo nhỏ tại vùng Biển Đông đang tranh chấp có thể sẽ dẫn đến cuộc xung đột mới với Trung Cộng.

Theo express.co.uk, Việt Nam đã xây dựng các cơ sở tại thềm lục địa gần quần đảo Trường Sa. New Delhi Times dẫn nguồn của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu tiết lộ tin nói rằng CSVN đã kín đáo xây dựng các toà nhà tại 10 hòn đảo nhỏ từ năm 2017. Tin này cũng nói rằng Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ cũng đồng thời theo dõi việc lắp đặt các thiết bị liên lạc viễn thông, các sân tập luyện thể thao và một phi đạo dài từ 750 đến 1,300 mét của Việt Nam.

Theo New Delhi Times thì việc xây dựng các cơ sở này nằm trong kế hoạch phòng thủ của nước này. CSVN là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á luôn luôn tính toán và tránh né mọi sự bất đồng.

Giáo sư Alan Chong của trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam nói rằng, Việt Nam không bao giờ muốn có một sự bất đồng với các quốc gia khác để tỏ thái độ tôn trọng chủ quyền cũng như muốn cùng phát triển tại Biển Đông.

Ông Trung Nguyễn, trưởng khoa bang giao quốc tế tại một trường đại học ở Sài Gòn nói rằng, CSVN đòi chủ quyền lãnh thổ chỉ để tự vệ mà không vì bất kỳ mục đích nào khác.

Ông Chong cũng thêm rằng, Hà Nội đang sẵn sàng cho tiến hành hoạt động dài lâu tại các hòn đảo mà không cần sự trợ giúp của lực lượng ở đất liền.

Theo giám đốc của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á Châu thì việc CSVN tăng cường hoạt động tại Biển Đông sẽ đặt Trung Cộng vào tình huống khó khăn, không để họ chiếm giữ các hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông mà không bị trả giá.

Trung Cộng đã dành chủ quyền 90% lãnh hải Biển Đông, con đường hàng hải tấp nập nhất thế giới trong khi Việt Nam, Phi Luật Tân và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong khi đó theo express.co.uk thì Hoa Kỳ cố gắng đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Cộng tại Biển Đông bằng hàng chục lần tiến hành các chiến dịch hoạt động tự do hàng hải kể từ năm 2015 đến nay.

 SBTN (23.04.2019)

Việt Nam và Trung cộng tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ

Cảnh sát biển Việt Nam AFP

Cảnh sát Biển Việt Nam và Trung cộng tiến hành kiểm tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2019 vào chiều 21 tháng 4. Truyền thông trong nước đưa tin cùng ngày.

Báo Công an dẫn lời Thượng tá Lê Huy, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển Vùng 1 rằng kể từ khi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung cộng có hiệu lực năm 2004, các cơ quan, lực lượng chức năng, tiêu biểu là lực lượng CSB, kiểm ngư cùng ngư dân Việt Nam đã phối hợp, tổ chức tốt các hoạt động duy trì sản xuất và giữ gìn an ninh trật tự trên biển thuộc vùng đánh cá chung. Nổi bật là hoạt động kiểm tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ.

Vịnh Bắc Bộ được đánh giá có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung cộng, về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung cộng trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000. Lễ ký kết được tổ chức với sự chứng kiến của hai ông Chủ tịch Trần Đức Lương của Việt Nam và Chủ tịch Giang Trạch Dân, Trung cộng.

Một diễn biến khiến công luận tại Việt Nam xôn xao là tin từ phía Trung cộng nói vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Trung cộng chuyển giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB, giàn khoan dầu khí lớn thứ 2 của nước này, ra lưu vực Quỳnh Hải (Việt Nam gọi là bể trầm tích Sông Hồng) ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Giàn khoan nổi nặng 16.247 tấn sẽ hoạt động từ tháng 6, khai thác mỏ khí tự nhiên Đông Phương 13-2.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 11 tháng 4 năm 2019, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam đang xác minh thông tin Trung cộng đưa giàn khoan ra vịnh Bắc Bộ.

RFA (22.04.2019)

Trung cộng duyệt binh trên biển mừng 70 năm ngày hải quân

Ngoài đội tàu chiến và máy bay đông đảo trong nước, lễ duyệt binh hải quân Trung cộng năm nay có sự tham gia của 20 chiến hạm nước ngoài.  

Tàu chiến Trung cộng trong lễ duyệt binh hồi năm 2018. Ảnh: SCMP.

Hải quân Trung cộng hôm nay tổ chức lễ duyệt binh mừng 70 năm ngày thành lập ở biển Hoàng Hải, ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông với sự tham gia 32 tàu chiến và 39 máy bay.

Lực lượng duyệt binh bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh, tàu ngầm và tàu khu trục hạt nhân mới và nhiều máy bay chiến đấu. Một số tàu chiến sẽ xuất hiện lần đầu tiên”, phó tư lệnh hải quân Trung cộng Qiu Yanpeng tuyên bố.

Yanpengcho biết cuộc duyệt binh còn có sự xuất hiện của 20 tàu chiến đến từ 10 quốc gia khác nhau bao gồm cả các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, Washington thông báo sẽ không gửi tàu đến sự kiện. Việt Nam hồi giữa tháng cũng điều bai tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 015 Trần Hưng Đạo đến thăm Thanh Đảo và tham gia lễ duyệt binh.

Chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Hong Kong nhận định cuộc duyệt binh “sẽ phản ánh khả năng chiến đấu thực sự của hải quân” Trung cộng nhưng nhiều khả năng không có sự tham gia của tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này là Type 001A

“Với nhiều đội tàu nước ngoài tham gia, cuộc duyệt binh nên có sự xuất hiện của những tàu chiến đang hoạt động và sẵn sàng chiến đấu, nhưng tàu Type 001A chưa chính thức đi vào hoạt động vì chưa sẵn sàng chiến đấu”, Song nhận định.

Trước cuộc duyệt binh, các tàu chiến nước ngoài đã đến Thanh Đảo để chuẩn bị. Đây là cuộc duyệt binh thứ năm do Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình giám sát kể từ khi nhậm chức năm 2012.

SCMP (22.04.2019)

Cuộc duyệt binh thất bại của Tập Cận Bình

Tập Cận Bình từ ngày lên trị vì đã dồn nhiều tâm huyết xây dựng lực lượng hải quân viễn dương, trước là hòng phá vỡ hai chuỗi đảo bao vây của Mỹ và đồng minh, sau là phục vụ cho chiến lược bá chủ thế giới, thách thức vị thế siêu cường của Mỹ.

Bởi vậy sau thời gian cấp tập đóng tàu chiến như vịt đẻ trứng, Trung cộng hết sức xem trọng lần duyệt binh hải quân đa quốc gia đầu tiên dưới thời Tập.

Bộ máy tuyên truyền được vận hành hết công suất, hàng chục nước được mời tham gia sự kiện 10 năm mới có một lần này. Lần biểu dương lực lượng ở Thanh Đảo được xem như là tuyên bố chính thức của Bắc Kinh về việc chuyển mình thành hải quân viễn dương, vừa phô trương vừa uy hiếp đối thủ, chư hầu các loại.

Nào ngờ người tính không bằng trời tính. Ngày duyệt binh 23.4 sương mù giăng đầy ở vùng biển Thanh Đảo, tầm nhìn dưới 500 mét, đến đứng trên tàu còn chẳng thấy được nhau, nói gì đến duyệt binh trên biển. Chương trình bay biểu diễn luyện tập công phu của không quân hải quân bị hủy. Quan khách chỉ biết ngồi trên tàu tán phét, ngấm ngầm hỉ hả.

Chương trình truyền hình trực tiếp ra toàn thế giới vì thế cũng bị hủy. Đã thế còn xảy ra sự cố nữ xướng ngôn viên của Đài truyền hình trung ương Trung cộng trong phòng thu bị dính cảnh ngồi lướt điện thoại trên sóng trực tiếp của chương trình, biến cuộc duyệt binh thành trò hề.

Đó là một cuộc duyệt binh thất bại và Tập được nhìn thấy vẫn còn đi hơi lết khi duyệt đội tiêu binh. Tuy có vững vàng hơn đợt công du châu Âu tháng trước nhưng dáng đi cứng đờ một nửa người vẫn lộ ra di chứng của sự cố sức khỏe (xuất huyết não nhẹ chăng?).

Tình trạng sức khỏe của Tập càng châm thêm dầu vào lửa cho những chỉ trích về việc không chỉ định lớp kế thừa ở đại hội 19, hòng ở lại thêm nhiệm kỳ ba và lâu hơn. Tình hình Trung cộng lúc này mà Tập có mệnh hệ gì thì e là tình trạng quần long vô chủ, cát cứ địa phương còn trầm trọng hơn khi trước rất nhiều, có khi lại tan rã thật chứ không đùa.

Trong nền văn hóa thường ba hoa về cái gọi là “thiên mệnh” thì sự cố sương mù và tình trạng sức khỏe là tổn thất lớn giáng vào vị thế của Tập Cận Bình và tham vọng bá chủ thế giới của Trung cộng.

Nhân tâm có thể đàn áp hay mua chuộc, còn thiên mệnh há có thể cưỡng cầu?

Duẩn Đặng(24.04.2019)

Hoa Kỳ tăng cường lực lượng tuần duyên chống lại sự lớn mạnh của Trung Cộng tại Biển Đông

Ảnh: The Straits Times

Các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết, Lực lượng Tuần duyên đang ngày càng chú ý đến Trung Cộng, đồng thời điều động tàu hải quân mới; chuyển vị trí của những tàu cũ hơn và phái các thành viên đến các quốc gia như Việt Nam và Sri Lanka để giúp đào tạo lực lượng tuần duyên của các quốc gia đó.

Đô đốc Karl Schultz, chỉ huy Lực lượng Tuần duyên, cho biết trong khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang cạnh tranh với Nga và Trung Cộng, Hải quân nước này đang dần bị áp lực nặng nề, và ông Schultz cho biết việc điều động Lực lượng Tuần duyên sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Việc khai triển Tàu Bertholf của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ thành phố Alameda, California, vào tháng 1 đã đánh dấu sự mở rộng hoạt động của Lực lượng Tuần duyên trong khu vực này, ghi dấu lần đầu tiên sau nhiều năm Lực lượng Tuần duyên đưa một tàu lớn đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Họ cũng cam kết sẽ đưa đến khu vực này một chiếc tàu tương tự mang tên Stratton vào cuối năm nay.

Phó Đô đốc Linda Fagan, người chỉ huy các hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, tàu Stratton sẽ được sử dụng để giúp các quốc gia đối tác ở khu vực trong việc tuần tra vùng biển của họ. Bà Fagan cho biết Hoa Kỳ không muốn tàu Bertholf được sử dụng chỉ với mục đích chiến đấu, mà còn thể hiện khả năng tương tác của tàu Bertholf với các tàu hải quân khác. Bên cạnh đó, Lực Lượng Tuần Duyên còn có thể cung cấp cái nhìn sâu rộng về các lĩnh vực như hoạt động tìm kiếm, cấp cứu và nghề đánh cá.

SBTN (22.04.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen