Seite auswählen

„Luật pháp là biểu hiện của nền văn minh loài người. Người Việt Nam tự hào vì có luật pháp thành văn từ rất sớm, bộ luật Hồng Đức dưới thời vua Lê Thánh Tông. Nhưng hình như việc thượng tôn pháp luật dường như đang dần mai một.“

Jan Rybnik

Một con người với đầy đủ lý trí luôn có quyền lựa chọn làm hay không làm một việc nào đó. Trong nghiên cứu tội phạm học, lý thuyết lựa chọn hợp ‎lý (rational choice theory) đã góp phần giải thích điều này. Khi đứng trước lựa chọn hành động hay không hành động, con người sẽ cân đo đong đếm giữa được và mất ở từng trường hợp.

Vấn đề là trong xã hội Việt Nam hiện nay, cái mất của việc thực hiện một hành động sai lại có thể thay đổi hoặc dàn xếp được. Vì có “cơ hội” đó, nên đứng trước các lựa chọn liên quan đến luật pháp, con người dường như có khả năng cao trong việc chọn “vi phạm”, vì cái được trước mắt thay vì sợ bị trừng phạt. Nếu bị phạt, họ tin rằng họ có thể thỏa hiệp. Đó chính là những trường hợp vi phạm luật giao thông tôi thấy trong nhiều năm sống ở đây.

Tôi có một người bạn Việt Nam, quen nhau ở Canada khi anh vừa học vừa làm tại một quầy thuốc gần nơi tôi ở. Một sinh viên vui vẻ, thân thiện. Sau khi học xong, anh về nước, trở thành trưởng phòng kinh doanh của công ty nọ. Chúng tôi trở nên thân thiết hơn khi tôi đến Việt Nam. Nhiều lần, chúng tôi rủ nhau ra ngoài uống bia và tán gẫu. Tôi thường không đồng ‎ý việc anh tự lái xe về sau khi đã ngà ngà. “Cậu không biết như vậy là phạm luật sao? Nếu còn ở Canada thì cậu rắc rối to rồi đấy“, tôi nói, “cậu nên đi xe ôm hoặc taxi về nhà”.

Anh bạn vỗ vỗ vai tôi, cười: “Ở Canada khác, ở đây khác“‎.

Và rồi anh vẫn cầm lái với sự tự tin rất lớn. Nếu tôi nhớ không lầm thì chính anh đã từng lao vào dải phân cách trên đường, chiếc xe bị hỏng khá nặng, may mà không ai làm sao.

Đối với việc tự lái xe trong cơn say xỉn, cái được có thể là: được uống vui vẻ cùng bạn bè, được ai đó ngưỡng mộ, không phải trả thêm tiền cho taxi hay xe ôm, được sự tiện lợi và cơ động. Cái mất có thể là: bị công an phạt vì nồng độ cồn cao, gây ra sự cố trên đường, có thể gây hại cho người khác, bị đền, thậm chí đi tù nếu hậu quả nghiêm trọng. Tùy vào nhận thức, quan điểm đạo đức của từng người, bạn sẽ đánh giá sức nặng khác nhau của được, mất khi chọn làm hay không.

Bạn tôi đã nghĩ “người khác làm mà không sao thì tôi cũng làm thế được“. Lối suy nghĩ này còn lây lan sang cả người nước ngoài sống ở Việt Nam. Tôi từng biết có người nước ngoài say xỉn lái xe gây tai nạn ở Hà Nội.

Sống ở Việt Nam, tôi nhận ra có nhiều việc theo logic thông thường là sai, nhưng vẫn được nhiều người thực hiện. Một trong số đó chính là thực trạng lái xe trong tình trạng đã uống nhiều rượu bia. Khi quan sát những người bị cảnh sát giao thông thổi phạt, tôi thấy một là họ rất lo sợ, bối rối, hai là họ bị kích động, gào thét, chửi rủa, thách thức. Một phần rất thiểu số bình tĩnh thực hiện quy định pháp luật, ký biên bản phạt; còn đa phần sẽ tìm mọi cách để thoát ra khỏi công an giao thông bằng cách đưa tiền. Một số thỏa thuận việc nộp phạt không chính thức, một số gọi điện thoại để nhờ những người có liên quan đến can thiệp. Tệ hơn, một số thậm chí hành hung người thực thi pháp luật.

Những hành vi trên có thể gọi là sự lạm dụng quyền lực hay sự tham nhũng trên đường, của cả hai phía người vi phạm và người thực thi luật Giao thông.

Việc thỏa hiệp giữa người vi phạm và người có quyền xử lý vi phạm tạo ra sự mất lòng tin của xã hội vào công lý và sự nghiêm minh của pháp luật. Khi việc tuân thủ luật Giao thông chỉ mang tính đối phó với lực lượng cảnh sát, người dân trở nên thờ ơ, miễn cưỡng hoặc chống đối thực hiện các quy định pháp luật theo nhiều cách.

Con người có xu hướng thích nghi hành vi theo những gì người quanh mình đã hành xử trước đó như quy tắc “tương thích hoàn cảnh” – thực chất đó là cách vận hành theo kiểu bắt chước và mô phỏng của bộ não theo bản năng tổ tiên ta để lại, như bạn tôi đã nghĩ “người kia làm thế nên tôi cũng làm“. Việc xây dựng niềm tin vào một xã hội công bằng lại xuất phát từ sự liêm chính và minh bạch của bộ máy công quyền, từ những người cầm cân nảy mực trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.

Luật pháp là biểu hiện của nền văn minh loài người. Người Việt Nam tự hào vì có luật pháp thành văn từ rất sớm, bộ luật Hồng Đức dưới thời vua Lê Thánh Tông. Nhưng hình như việc thượng tôn pháp luật dường như đang dần mai một.

Niềm tin của xã hội vào công lý và pháp luật cũng giống như nguồn sinh khí cần thiết cho sự sống. Nếu sinh khí đó cạn kiệt, tất cả chúng ta đều suy yếu và có thể tử vong.

Jan Rybnik

(Nguyệt San Việt Nam)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen