Seite auswählen

” Lý Hiển Long trở cờ công khai đi với Trung cộng mà không sợ Mỹ giận cho thấy nghi vấn về việc Singapore và Mỹ đã có mặc cả và dàn xếp. ”

Sau phát biểu gây tranh cãi của ông Lý Hiển Long (LHL), cái cần nhất là hãy hỏi vì sao ông ta nói cái đó vào lúc này ngay khi Shangri La diễn ra mà không phải một năm trước hay chờ một năm nữa. 

Đó là câu hỏi mấu chốt nhất cần đặt ra.

Như chúng ta dự đoán và diễn biến quốc tế mấy ngày qua cho thấy rõ điều đó. Đó là lò lửa Trung-Mỹ sẽ kéo về Biển Đông. Chúng ta thấy thì dĩ nhiên ông LHL còn thấy trước. Các chuyến đi ngoại giao con thoi của quan chức cấp cao 8 nước đồng minh và động thái của Mỹ-Trung-Nga thể hiện rõ điều này.

Trước khi ông LHL nói cái này thì thủ tướng New Zealand đến Singapore gặp ông và cho biết những gì (làm ông phát biểu ra như vậy) một khi New Zealand là đồng minh thân cận trong Indo-Pacific của Mỹ ? Những chuyến đi đã diễn ra như việc thủ tướng Đức Merkel gặp Trump trước khi Trump đi Anh là những mốc ngoại giao âm thầm của khối NATO cần hết sức chú ý trong giai đoạn này.

Chính quyền Maduro thừa nhận sai lầm về kinh tế và đã xuống thang để tránh nguy cơ quân sự tại Venezuela là có sự thỏa thuận phía sau của Mỹ và Nga. Một khi Nga và Mỹ đã quyết thì Trung cộng dù muốn cũng khó thể làm khác đi . Việc Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Pompeo đi Thụy Sĩ và thủ tướng Nhật chuẩn bị đi Iran để làm trung gian cho Mỹ-Iran cho thấy lò lửa chính thức đã được các cường quốc NATO lựa chọn là Biển Đông.  

Ông LHL sau cuộc gặp với thủ tướng New Zealand và những tin tức trên cùng nhiều tin tức khác mà chúng ta chưa biết, đã muốn đẩy cái lò lửa Trung-Mỹ ra xa khỏi Singapore nói riêng và vùng biển Malacca nói chung.

Khác với các nước ở xa Trung cộng còn có thể hợp tác kinh tế BRI với TC nhưng gần Mỹ về an ninh quốc phòng (Ba Lan, Na Uy, Thụy Sĩ…) mà không cần lo vội về chủ quyền lãnh thổ thì Việt Nam và khu vực Asean không có nhiều lựa chọn. Các nước Asean muốn Mỹ giúp bảo hộ an ninh nhưng lại không muốn chiến tranh xảy ra ngay gần hoặc ngay trong lãnh thổ của mình. Đó là điểm yếu không dễ giải quyết một khi chọn phe. 

Lợi dụng điểm này nên Trung cộng có cớ để đe doạ. Mỹ muốn Asean theo Mỹ nhưng uy tín chính trị của Mỹ không thể dùng để đe dọa nhấn chìm nước nhỏ khác. Nhưng Trung cộng có thừa mặt dày và bất chấp uy tín để nói ra thông điệp này và ai cũng biết điều đó là có thể . 

Không chỉ Singapore lo sợ mà các nước nhỏ đều lo sợ. Không theo Mỹ thì bị uy hiếp lâu dài bởi Trung cộng, mà theo Mỹ lúc này thì đối diện nguy cơ chết chìm tức thời và trước tiên một khi cửa lò mở ra. Phát biểu hôm nay của Singapore và việc Trung cộng tập trận chống nước X vào năm trước là hai việc có liên quan với nhau.

Asean phân chia theo vùng địa lý ở hai cụm là cụm Kra và cụm Mallacca nên rất dễ chia rẽ khi Mỹ-Trung cạnh tranh về lợi ích. Vùng này muốn đẩy chiến tranh ủy nhiệm qua vùng kia và ngược lại. Điều Singapore muốn làm nhất là thỏa thuận với Trung cộng và Mỹ để đứng ngoài cuộc chiến. Nên một mặt mua thêm máy bay Mỹ nhưng một mặt đẩy các nước vùng Kra đi trước làm con chốt thí. Các nước vùng Mallacca chắc chắn sẽ ủng hộ kế hoạch này của Lý Hiển Long. 

Lý Hiển Long trở cờ công khai đi với Trung cộng mà không sợ Mỹ giận cho thấy nghi vấn về việc Singapore và Mỹ đã có mặc cả và dàn xếp. E rằng sự dàn xếp này không chỉ có Lý Hiển Long mà còn có 5 nước khác của nhóm tình báo AOE. Đây là điều mà đảng CSVN cần làm rõ khẩn cấp để tính toán bài tính quốc gia.

Phát biểu của nữ hoàng Anh khi gặp Trump có nội dung cám ơn Mỹ đã đồng hành cùng Anh về an ninh thế giới trước kia và điều này sẽ tiếp tục lâu dài về sau cho thấy sự đoàn kết của NATO về chiến lược để “đánh Trung cộng” vẫn bền chặt dù vẫn tranh cãi những điều khác biệt. E rằng các nước NATO và kể cả Nga đã có “nghị quyết chung về mở cửa lò ở Biển Đông”.

Chúng ta trách Lý Hiển Long vì chúng ta là người Việt Nam nhưng chúng ta cần học ông ta về lòng yêu nước khi ông cố đẩy lò lửa chiến tranh đã biết trước ra xa khỏi đất nước mình. 

Tôi cho là Mỹ và đồng minh vẫn tin tưởng Singapore vì họ rất thuộc bài của tư bản. Còn Trung cộng có lợi vì vẫn có tiếng nói ủng hộ mình ở Mallacca.

Việt Nam ngày càng cô đơn và mâu thuẫn nội tại.

H.M

***

BBT: Hôm 31/5, ông Lý đăng bài trên Facebook về cái chết của cựu thủ tướng Thái Lan Tướng Prem Tinsulanonda, nhắc lại quan hệ thân thiết của ông này với cố thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu.

Nhưng trong đoạn đăng trên mạng xã hội, ông đã viết:

“Thời điểm ông ấy (Prem Tinsulanonda) làm thủ tướng trùng với thời điểm năm nước thành viên ASEAN cùng nhau chống lại sự xâm lược của Việt Nam vào Campuchia và chính phủ Campuchia sau đó đã thay thế chế độ Khmer Đỏ.”

Thái Lan lúc đó ở chiến tuyến, đối mặt với quân đội Việt Nam tràn qua biên giới giữa họ và Campuchia. Tướng Prem khi đó đã kiên quyết không chấp nhận hành động này, và đã làm việc với các đối tác ASEAN để phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Điều này ngăn cản một cuộc xâm lược quân sự và thay đổi chế độ không bị hợp pháp hóa.”

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen