Seite auswählen

Biển Đông: tình hình xấu đi và khủng hoảng 2014 sẽ lặp lại?

Twitter IndoPacific_SCS_Info bày tỏ: “Những liên hệ quân sự của tôi ở Việt Nam nói với tôi rằng tình hình đang xấu đi. Có thể đi đến cuộc khủng hoảng như năm 2014.”

Twitter của Ryan D. Martinson (Ông  là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung cộng tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ) liên tục cung cấp những thông tin nóng trên vùng Biển Đông, từ ngày 10.7.

“Kể từ thứ Tư tuần trước (ngày 3.7), tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung cộng đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở vùng biển phía tây đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát.”

“Tàu khảo sát này nằm dưới sự hộ tống của tàu Cảnh sát biển Trung cộng.”

Tàu Haiyang Dizhi 8 được Trung cộng đưa vào sử dụng ngày 13.06.2018, đây là tàu khảo sát địa chất toàn diện với chức năng đo địa chấn 3D tiên tiến của Cục Khảo sát Địa chất Biển Quảng Châu. [http://www.gmgs.cgs.gov.cn/tbzl/kkpt/201806/t20180613_461591.html]

Trước tình hình xuất hiện tàu khảo sát trái phép, Twitter của Ryan D. Martinson tiếp tục thông tin sự xuất hiện của tàu Việt Nam.

“Xuất hiện Việt Nam đang đấu tranh với hoạt động [trái phép của Trung cộng].”

Nhóm tàu Việt Nam gồm Kiểm ngư (KN) 468, Tàu Nam Yết 207008, KN 472, và cuối cùng là Da Nam 612883. Trong đó tàu Nam Yet và Kn 472, Kn 468 tiếp cận gần với nhóm tàu Trung cộng.


Nhóm tàu Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách thuộc Tổng cục Thủy sản, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 25.01.2013. Tuy là lực lượng dân sự nhưng kiểm ngư có thể phối hợp với hải quân, biên phòng và cảnh sát biển, nhằm bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển.


“Bây giờ có vẻ như Tàu Cảnh sát biển Trung cộng hơn 10.000 tấn đang ở ngoài đó để giúp bảo vệ tàu khảo sát Trung cộng.”

Đến ngày 11.7,  Ryan D. Martinson tiếp tục cung cấp thông tin trên Twitter.

“Các hoạt động khảo sát của Haiyang Dizhi 8 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 11.7.2019.”

“Bây giờ đây là dấu vết của ba tàu hộ tống của Cảnh sát biển Trung cộng được biết đến (có lẽ còn có nhiều tàu khác). Rõ ràng, họ rất bận rộn.”


“Haiyang Dizhi 8 thuộc sở hữu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung cộng, một cơ quan chính phủ. Đây là một bức ảnh cho thấy con tàu trông như thế nào trong khi tiến hành khảo sát địa chất. (liên kết: http://www.cgs.gov.cn/gzdt/zsdw/201807/t20180725_464053.html).

Trong thông tin thêm về chiến thuật dùng tàu khảo sát và các tàu dân sự (kiểm ngư) để xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh. Bài viết trên CIMSEC của tác giả Dmitry Filipoff đã lý giải [ http://cimsec.org/andrew-s-erickson-and-ryan-d-martinson-discuss-chinas-maritime-gray-zone-operations/39839] điều này như sau.

Bắc Kinh khẳng định các đặc quyền của mình thông qua việc sử dụng một loạt các chiến thuật không gây chết người. Trong nhiều trường hợp, các tàu vùng xám của Trung cộng biến mình thành vũ khí bằng cách: húc nhau; gây cản trở vật lý; sử dụng vòi rồng làm hỏng thiết bị đối phương.

Các quốc gia khu vực thường bất lực trong việc đáp trả vì Trung cộng có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trong khu vực.

Vậy các quốc gia trong khu vực đã phản ứng thế nào với các hoạt động vùng xám trên biển của Trung cộng?

Martinson diễn giải.

Các quốc gia trong khu vực đã không phô bày cho Trung cộng thấy một mặt trận thống nhất. Họ có những cách xử lý lấn chiếm của Trung cộng khác nhau. Sức mạnh gây e ngại nhất với Trung cộng là Nhật Bản, quốc gia củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển và dọc theo các hòn đảo phía nam của nó.

Trong khi đó, Việt Nam là một mô hình đẩy lùi chống lại sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh, ngay cả sức mạnh tự vệ của Hà Nội có giới hạn. Vào tháng 7.2017, Bắc Kinh có khả năng sử dụng lực lượng vùng xám buộc Hà Nội hủy bỏ kế hoạch phát triển dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, vốn hợp tác với một công ty Tây Ban Nha.

VNTB (14.07.2019)

Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu Trung cộng ở Trường Sa

Ảnh minh họa : Một tàu hải cảnh Trung cộng gần một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông ngày 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Minh/Files

Sự vụ xẩy ra từ một tuần lễ nay, nhưng mãi đến hôm qua 12/07/2019 mới được báo chí tiết lộ, thoạt đầu là nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, sau đó là hãng tin Pháp AFP : Sau khi Trung cộng đưa một chiếc tàu khảo sát dầu khí vào hoạt động trong vùng biển gần Bãi Tư Chính ở quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam kiểm soát, tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được phái đến nơi theo dõi. Trong suốt một tuần lễ lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam phải đối mặt với một lực lượng Hải Cảnh Trung cộng hùng hậu đi theo hộ tống chiếc tàu khảo sát.

Người đầu tiên tiết lộ thông tin là ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College). Trong một tin nhắn Twitter gởi đi hôm 09/07, ông Martinson cho biết là kể từ ngày 03/07, chiếc tàu khảo sát dầu khí Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) số 8 của Trung cộng « đã tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại một vùng biển ở ngay phía tây quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát ».

Cũng theo giáo sư Martinson, chiếc tàu khảo sát được nhiều tàu hải cảnh Trung cộng hộ tống, trong đó ông nhận dạng được chiếc Hải Cảnh 37111.

Qua ngày mồng 10/07, cũng qua mạng Twittter, giáo sư Martinson tiết lộ thêm là « Việt Nam có vẻ như đang thách thức hoạt động này » của Trung cộng. Tin nhắn có kèm theo một sơ đồ cho thấy 4 tàu hải cảnh Trung cộng bị ba chiếc tàu của Việt Nam kèm chặt. Chuyên gia này nhận dạng được hai chiếc tàu kiểm ngư Việt Nam mang ký hiệu Kn-472 và Kn-468, cùng với chiếc tàu cảnh sát biển Nam Yết 207008.

Cũng hôm 10/07, ông Martinson tiết lộ thêm rằng trong số tàu hải cảnh Trung cộng được phái đi hộ tống chiếc tàu khảo sát, có chiếc mang ký hiệu 3901, với lượng giãn nước hơn 10.000 tấn.

Theo các nhà quan sát, việc Trung cộng lại cho tàu khảo sát vào bên trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát với cuộc gờm nhau giữa hai lực lượng cảnh sát biển có nguy cơ khơi dậy một làn sóng chống Trung cộng mới tại Việt Nam, giống như vào năm 2014, khi Trung cộng cho cắm giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 sâu bên trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.

South China Morning Post cho biết là vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ các lợi ích của Trung cộng trên Biển Đông.

Theo ghi nhận của tờ báo Hồng Kông, Bãi Tư Chính là một khu vực nằm bên trong vùng mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, điều mà Trung cộng bác bỏ. Đây là một khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú, nơi có hàng chục giàn khoan dầu Việt Nam hoạt động.

Vào năm 1994, các tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu khảo sát Trung cộng Thí Nghiệm 2 phải rời khỏi khu vực sau ba ngày đối đầu.

RFI (13.07.2019)

https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3018332/beijing-and-hanoi-stand-over-chinese-survey-ship-mission

Việt – Trung: Căng thẳng xảy ra “suốt một tuần” ở Bãi Tư Chính

Bản quyền hình ảnhVCG/GETTY IMAGES Image caption Hải quân Trung cộng trong một cuộc trình diễn lực lượng vào năm 2018

Trung cộng và Việt Nam đang có đối đầu căng thẳng liên quan tàu ‘khảo sát’ của Trung cộng triển khai tới một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin.

Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung cộng và Việt Nam đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tuần tại khu vực một rạn san hô ở Biển Đông, sự kiện có nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai quốc gia trong năm năm trở lại đây, tờ báo này cho biết hôm 12/7/2019 .

Đối đầu có thể gây ra một làn sóng tình cảm chống Trung cộng ở Việt Nam chưa từng thấy, kể từ năm 2014, khi một giàn khoan dầu của Trung cộng (HD-981) tới khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.

Sáu tàu bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí hạng nặng – hai của Trung cộng và bốn của Việt Nam – đã ‘gườm gườm’ nhìn nhau trong các cuộc tuần tra quanh khu vực bãi Tư Chính trong nhóm đảo Trường Sa kể từ tuần trước.

Có tin khoảng một chục tàu đã hiện diện trong khu vực lân cận, theo các trang mạng theo dõi hàng hải từ hôm thứ Năm, 11/7. Diễn biến xảy ra bất chấp cam kết hồi tháng 5/2019 của các bộ trưởng quốc phòng Trung cộng và Việt Nam để giải quyết tranh chấp hàng hải bằng đàm phán.

Hôm thứ Tư tuần trước, 03/7, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung cộng đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để “thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn”, Ryan Martinson, Phó Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, cho biết trong một thông điệp trên trang Twitter vào thứ Sáu, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển, tờ SCMP cho hay.

Các tàu hộ tống của tàu này bao gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang trọng tải 12.000 tấn, số hiệu 3901, kết hợp với máy bay trực thăng và tàu bảo vệ bờ biển 2.200 tấn số có hiệu 37111.

‘Không xác nhận và khuyên hợp tác’

Hôm thứ Sáu, 13/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng đã không xác nhận việc vụ đối đầu tại bãi Tư Chính, nhưng ông nói Trung cộng quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết thêm.

Hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể Chủ tịch TC Tập Cận Bình

“Chúng tôi cũng cam kết quản lý sự khác biệt của mình thông qua các cuộc đàm phán với các quốc gia liên quan,” người phát ngôn này nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân trong chuyến thăm của bà tới Trung cộng tuần này rằng “hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể”.

Trước đó vào thứ Sáu, người đứng đầu Quốc hội Trung cộng, ông Lật Chiến Thư cũng nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam rằng “cả hai bên nên hợp tác với nhau về một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông.”

Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Quan hệ bang giao Việt – Hoa đã có lúc hết sức căng thẳng thời gian vài năm trước

Quan hệ giữa Trung cộng và Việt Nam từng xuống ở mức thấp nhất trong một thập kỷ vào tháng 5/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung cộng điều giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển gần Hoàng Sa. Việt Nam đã gửi tàu đến để ngăn chặn giàn khoan này khoan xuống đáy biển, các tàu hộ tống của Trung cộng đã đối đầu lại với các tàu việt Nam.

Bắc Kinh và Hà Nội cáo buộc nhau “cho phép tàu bè đâm đụng” vào tàu bên kia. Các cuộc biểu tình chống Trung cộng nổ ra khắp Việt Nam, và ở tỉnh Bình Dương, thuộc Đông Nam Việt Nam, 14 nhà máy thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Trung cộng đã bị tấn công, vẫn theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption Một tàu tuần duyên Trung cộng theo dõi từ xa cuộc tập trận chung giữa Phi Luật Tân và Mỹ ở gần Bãi Scarborough, 5/2019

Căng thẳng giảm bớt vào tháng 7/2014, khi Trung cộng nói giàn khoan đã hoàn thành công việc và được rút khỏi vùng biển tranh chấp.

Kể từ đó, hai nước đã nỗ lực cải thiện quan hệ. Vào tháng 5/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Ngụy Phượng Hòa đã đến thăm Hà Nội, cam kết với người đồng cấp Việt Nam rằng cả hai quốc gia sẽ duy trì sự ổn định ở Biển Đông.

Bãi Tư Chính là rạn san hô ở cực tây của Trường Sa và nằm trong phạm vi những gì Hà Nội tuyên bố là 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. Yêu sách này bị tranh chấp bởi cả Bắc Kinh và Đài Loan, tờ báo này cho hay.

Phủ nhận cáo buộc và thách thức

Thứ sáu tuần trước, hôm 5/7, trong một diễn biến liên quan Trung cộng ở Biển Đông, Reuters đã loan tin Trung cộng phủ nhận cáo buộc của Hoa Kỳ về các vụ thử tên lửa ở Biển Đông

Bộ Quốc phòng Trung cộng đã bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ rằng quân đội Trung cộng gần đây đã thực hiện các vụ thử tên lửa ở Biển Đông đang tranh chấp, thay vào đó họ (Trung cộng) chỉ tổ chức các cuộc tập trận thường xuyên liên quan đến việc bắn đạn thật, vẫn theo hãng tin Anh.

Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ ba tuần trước rằng vụ phóng tên lửa này đã gây xáo trộn và trái với cam kết của Trung cộng rằng họ sẽ không quân sự hóa con đường giao thông trên biển có vị chí chiến lược.

Một quan chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết rằng theo thông tin ban đầu, Trung cộng dường như đã thử nghiệm nhiều tên lửa đạn đạo chống hạm vào cuối tuần trước đó, vẫn theo Reuters.

Hôm 13/7, bình luận với BBC Tiếng Việt về diễn biến đang gây chú ý này ở khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore) nêu quan điểm:

“Trung cộng đưa tàu thăm dò vào vùng quanh Tư Chính của Việt Nam là hành động vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm pháp luật VN và vi phạm các thảo thuận song phương về hợp tác ở biển Đông mà hai bên đã ký và công bố.

“Việc này xảy ra trước và trong khi có chuyến thăm Trung cộng của chủ tịch Quốc hội Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân, là một thách thức trực tiếp đối với quyền lực chính trị Việt Nam.

“Nó cho thấy Trung cộng tự coi thường các thỏa thuận mà họ đã ký và cam kết thực hiện với Việt Nam, đồng thời coi thường giới lãnh đạo Việt Nam. Hành động đưa tàu thăm dò kể trên vào vùng Tư Chính cũng thách thức dư luận quốc tế, thách thức các nỗ lực thực thi pháp luật trên biển của tất cả các quốc gia có lợi ích ở biển Đông, có đi lại trong, qua vùng biển Đông.

Đơn lẻ hay có ý đồ?

Trước câu hỏi liệu đây chỉ là một sự kiện xảy ra đơn lẻ, hay nằm trong một chỉnh thể ý đồ của một bên nào đó, để có thể gây tác động tới an ninh, chính trị, bang giao quốc tế ở khu vực, hoặc đơn giản là đem lại lợi thế cho chính trị nội bộ trong quốc gia của bên đó, nhà nghiên cứu chính trị và quan hê quốc tế Hà Hoàng Hợp đáp:

“Đây không phải là hành động đơn lẻ. Đây là một loại hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung cộng nhằm khằng định trên thực địa tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung cộng đối với phần lớn biển Đông (giới hạn bởi đường Lưỡi Bò hay còn gọi là đường 9 khúc).

“Như tất cả đã biết, lúc này Trung cộng tự coi mình là siêu cường. Nên họ có thể làm những việc bất chấp luật pháp quốc tế như một số siêu cường khác đã từng làm trước đây. Mục tiêu của Trung cộng lúc này là tiếp tục đẩy Mỹ ra khỏi mọi nỗ lực liên quan đến biển Đông.

“Nói cách khác, Trung cộng muốn xây dựng một hình thái quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ như chính họ nói, cụ thể hóa việc chia sẻ quyền lực và ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình dương, trước hết bắt đầu từ biển Đông.

“Việc làm này nhất quán với chính sách của Trung cộng từ năm 2001, 2002, khi Trung cộng tuyên bố chủ quyền với phần đường Lưỡi Bò.”

Bản quyền hình ảnh WIKIPEDIA/GOOGLE Image caption Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông

Đánh giá về phản ứng của phía Việt Nam trong diễn biến căng thẳng mới xảy ra, người đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS – Anh quốc), nói:

Phản ứng của Việt Nam lần này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với nội dung DOC mà Trung cộng đã ký với Asean, hành động của các tàu cảnh sát biển VN lần này tương đối nhẹ nhàng.

“Cảnh sát biển Việt Nam liên lạc với phía Trung cộng yêu cầu rút tàu thăm dò khỏi vùng biển Việt Nam có chủ quyền. Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tự kiềm chế, chưa sử dụng quyền của mình để áp chế tàu vi phạm TC phải rút.”

Cảnh sát biển Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp hợp pháp mạnh mẽ hơn, nếu phía Trung cộng không đáp ứng yêu cầu hợp pháp của Việt Nam, vẫn theo nhà nghiên cứu này và ông lưu ý thêm:

“Nên nhớ là bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho hải quân, cho nên, khả năng va chạm với tàu cảnh sát biển rất cao, vì không có quy tắc nào. Nhìn về bản chất, đây là sự kiềm chế của cảnh sát biển Việt Nam,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội hôm 13/7.

BBC (13.07.2019)

Dân Phi Luật Tân muốn nhà nước giành lại quyền kiểm soát các đảo bị Trung cộng chiếm đóng

Người biểu tình mang biểu ngữ hô khẩu hiệu chống Trung cộng trong một cuộc biểu tình ở Manila, vào ngày 9 tháng 7 năm 2019. (Ảnh: AFP)

Hầu như tất cả người dân Phi Luật Tân đều tin rằng, đối với họ việc giành lại quyền kiểm soát các đảo bị Trung cộng chiếm đóng ở vùng tranh chấp Biển Đông là rất quan trọng, một cuộc khảo sát toàn quốc cho hay, theo Straits Times.

Tổng cộng 93% trong số 1.200 người trưởng thành được hỏi trên toàn Phi Luật Tân nói rằng “việc giành lại quyền kiểm soát các đảo mà Trung cộng hiện đang chiếm đóng (ở Biển Đông) về cho Phi Luật Tân là ‘vô cùng’ và ‘phần nào’ quan trọng”, theo một khảo sát tiến hành từ 22 – 26/6 được công ty nghiên Social Weather Station (SWS) có trụ sở ở Manila báo cáo hôm 10/7.

SWS cho biết tỷ lệ người Phi Luật Tân có cùng suy nghĩ này đã gia tăng liên tiếp trong bốn cuộc khảo sát vừa qua về vấn đề giành lại chủ quyền kể từ tháng 6/2018.

“Con số mới nhất là 93%, cao hơn 4% so với tháng 12 năm ngoái”, công ty nghiên cứu cho biết. “Vào tháng 9/2018 và tháng 6/2018, tỷ lệ đều là 87%”.

“Các kêu gọi yêu cầu chính phủ hành động liên quan đến bờ biển phía Tây Phi Luật Tân đã tăng lên đáng kể”, công ty nói thêm, đồng thời gọi khu vực này là khu vực tranh chấp dựa trên tài liệu tham khảo của Phi Luật Tân.

Tổng cộng 89% số người được hỏi cho rằng việc chính phủ Phi Luật Tân “để mặc Trung cộng với cơ sở hạ tầng và sự hiện diện quân sự tại các vùng lãnh thổ tranh chấp đó ” là không hợp lý, theo SWS.

Đại Kỷ Nguyên (13.07.2019)

Ba năm sau phán quyết Biển Đông: Trung cộng có tuân thủ?

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung cộng trong một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự trên Biển Đông hồi cuối năm 2018.

Đã tròn 3 năm kể từ ngày tòa án quốc tế ra phán quyết nói rằng cái gọi là ‘chủ quyền lịch sử’ của Trung cộng đối với vùng biển trong đường chín đoạn trên Biển Đông là ‘không có cơ sở pháp lý’, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 12/7 có bài viết nhìn lại kết quả Trung cộng có hay không tuân thủ phán quyết này sau ba năm.

Vào ngày 12 /7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Manila chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Được triệu tập trong khuôn khổ các điều khoản giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), năm trọng tài của tòa đã ra phán quyết áp đảo ủng hộ Phi Luật Tân. Bắc Kinh từ chối tham gia vào vụ kiện này và bác bỏ phán quyết. Trong khi đó, Tổng thống mới của Phi Luật Tân, ông Rodrigo Duterte, đã làm ngơ thắng lợi này của nước ông với hy vọng thuyết phục được Trung cộng hướng tới một chính sách hòa giải hơn và do đó, áp lực quốc tế buộc Trung cộng tuân thủ phán quyết đã tan biến.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát hy vọng rằng khi thời gian trôi qua, Trung cộng có thể tìm ra những cách giữ thể diện về mặt chính trị để đưa các đòi hỏi chủ quyền và hành vi của họ phù hợp với nội dung của phán quyết, ngay cả khi họ bác bỏ phiên tòa này.

Nhìn chung, theo đánh giá của AMTI, Trung cộng chỉ tuân thủ 2 trong số 11 nội dung của phán quyết, trong khi một nội dung khác của phán quyết thì mọi thứ vẫn chưa rõ ràng để có thể đánh giá.

  1. Trung cộng không thể yêu sách ‘chủ quyền lịch sử’ hoặc các quyền khác trong phạm vi đường chín đoạn vốn vượt khỏi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được mà Trung cộng được UNCLOS cho phép.

Kết quả: không tuân thủ

Tuy nhiên, một ngày sau khi phán quyết của trọng tài được công bố, Bộ Ngoại giao Trung cộng đã ban hành Sách Trắng khẳng định rằng: “Ngoài vùng biển nội địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Trung cộng còn có quyền lịch sử trong Biển Đông.” Trong ba năm qua, các quan chức Trung cộng đã ít đề cập hơn về đường chín đoạn như là cơ sở cho yêu sách của họ đối với Biển Đông, nhưng Trung cộng tiếp tục tuyên bố có chủ quyền lịch sử vốn không rõ ràng đối với hầu hết các vùng biển và đáy biển ở Biển Đông.

Chính vì dựa trên cơ sở này mà ngư dân Trung cộng tiếp tục hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân và Indonesia. Đó cũng là cơ sở mà Bắc Kinh phản đối tất cả các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong đường chín đoạn, bất kể chúng nằm cách các thực thể mà Trung cộng tuyên bố có chủ quyền bao xa.

2. Bãi cạn Scarborough và các thực thể thủy triều cao ở quần đảo Trường Sa có lãnh hải nhưng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Kết quả: chưa xác định được

Đây là điểm quan trọng thứ hai trong phán quyết. Theo đó, cả bãi cạn Scarborough cũng như bất kỳ thực thể thủy triều cao nào ở quần đảo Trường Sa đều không có khả năng là nơi lưu trú của con người hoặc duy trì đời sống kinh tế riêng. Do đó những thực thể này chỉ có được lãnh hải rộng 12 hải lý chứ không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý hay thềm lục địa rộng 350 hải lý.

Cộng với việc bác bỏ chủ quyền lịch sử trong đường chín đoạn, thì phán quyết không cho các thực thể mà Trung cộng chiếm giữ được hưởng các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa này đã làm giảm đáng kể vùng biển có thể tranh chấp về mặt pháp lý.

Kết hợp với sự từ chối của tòa án đối với yêu sách của Trung cộng đối với các quyền lịch sử trong suốt đường chín đoạn, điều này làm giảm các khu vực tranh chấp hợp pháp xung quanh các đảo và các rạn san hô sau đây:

Nhiều người tin rằng Trung cộng đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho bãi cạn Scarborough và nhiều thực thể khác, nếu không phải là tất cả, của Trường Sa. Tuy nhiên, điều này không được nêu công khai trong luật pháp hoặc tuyên bố công khai của Trung cộng. Sách Trắng năm 2016 của Bắc Kinh khẳng định rằng Trung cộng, dựa trên ‘các hòn đảo ở Nam Hải (Biển Đông) được hưởng vùng biển nội địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.’ Nhưng có thể cho rằng tuyên bố này chỉ có nghĩa là một số hòn đảo, đặc biệt là ở quần đảo Hoàng Sa, mới tạo ra các quyền lợi này.

Ngoài ra, các hành động của Trung cộng trong các vùng đặc quyền kinh tế các của nước láng giềng có thể được giải thích bởi nhu cầu liên tục của nước này phải đòi quyền lịch sử và do đó không phải là bằng chứng cho yêu sách vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Tuy nhiên nếu trong tương lai Bắc Kinh công bố đường cơ sở (để từ đó tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) xung quanh các thực thể họ đòi chủ quyền ở Trường Sa, thì khi đó sự không tuân thủ phán quyết của Trung cộng trở nên rõ ràng hơn, nhưng hiện tại các tuyên bố của Bắc Kinh vẫn còn mơ hồ để có thể đánh giá rõ ràng.

3. Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thứ hai và vùng biển xung quanh nó là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi Luật Tân.

Kết quả: không tuân thủ

Tòa án cho thấy Bãi Cỏ Mây, vốn bị chiếm đóng từ năm 1999, nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên và do đó không tạo ra vùng biển được sở hữu nào. Bãi Cỏ Mây nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển Phi Luật Tân và do đó thuộc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi Luật Tân. Bất chấp phán quyết này, các tàu tuần duyên của Trung cộng tiếp tục tuần tra gần Bãi Cỏ Mây thường xuyên và vào tháng 5 năm 2018, một máy bay trực thăng của Hải quân của Giải phóng Quân Nhân dân Trung cộng đã quấy rối một cách nguy hiểm một đoàn tàu tiếp tế của Phi Luật Tân tới Sierra Madre.

4. Trung cộng chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn nằm trong thềm lục địa của Phi Luật Tân.

Kết quả: không tuân thủ

Giống như Bãi Cỏ Mây, hội đồng trọng tài phán quyết rằng Đá Vành Khăn là thực thể thủy triều thấp vốn nằm trong tạo vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi Luật Tân. Hơn nữa, các trọng tài nhận thấy rằng, Trung cộng đã xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt tại Đá Vành Khăn mà không có sự cho phép của Phi Luật Tân. Đây có lẽ là phần khó nhất trong phán quyết mà có thể nghĩ rằng Trung cộng sẽ tuân thủ bởi vì nếu tuân thủ họ sẽ phải từ bỏ căn cứ hải quân và không quân của mình tại Đá Vành Khăn hoặc cần phải có sự cho phép của Phi Luật Tân thì mới tiếp tục chiếm đóng. Trong khi đó, Trung cộng không chỉ chiếm giữ rạn san hô mà dường như vẫn tiếp tục đòi quyền lợi về biển xung quanh nó mà bằng chứng là sự phản đối của họ đối với hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

5. Trung cộng ngăn chặn bất hợp pháp Phi Luật Tân khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của họ.

Kết quả: không tuân thủ

Phán quyết của trọng tài đã kết luận rằng Bãi Cỏ Rong, hoàn toàn dưới nước và nằm trong phạm vi 200 hải lý của Phi Luật Tân, là một phần của thềm lục địa của nước này và cho rằng Trung cộng đã vi phạm Công ước khi tàu thực thi pháp luật của họ ngăn chặn hoạt động của tàu khảo sát Phi Luật Tân.

Trung cộng tiếp tục ngăn chặn Phi Luật Tân khai thác dầu khí tại Bãi Cỏ Rong bất chấp phán quyết. Vào tháng 11 năm 2018, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ có thể mở đường cho sự hợp tác cùng khai thác tại Bãi Cỏ Rong. Các chi tiết chưa được bàn thảo và có thể thỏa thuận này có thể mở đường cho Trung cộng tuân thủ phán quyết về mặt kỹ thuật. Nếu Bắc Kinh đồng ý cho một công ty Trung cộng đầu tư dưới dạng hợp đồng của Phi Luật Tân dưới sự giám sát của Manila, thỏa thuận này sẽ phù hợp với phán quyết. Nhưng nếu Trung cộng khăng khăng thỏa thuận hợp tác cùng khai thác nằm ngoài quyền tài phán của Phi Luật Tân, đó sẽ là không tuân thủ.

6. Trung cộng đã vi phạm quyền đánh cá của Phi Luật Tân trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Kết quả: không tuân thủ

Toà án cho thấy Trung cộng đã vi phạm quyền chủ quyền của Phi Luật Tân đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, đặc biệt là bằng cách ban hành lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông hồi năm 2012. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tiếp tục tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm bao gồm phần lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân và Việt Nam. Lệnh cấm gần đây nhất đã gây ra phản ứng giận dữ từ văn phòng của tổng thống Phi Luật Tân.

7. Trung cộng không ngăn chặn ngư dân của họ hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.

Kết quả: không tuân thủ

Các trọng tài xác định rằng Trung cộng đã ‘không thể hiện sự tôn trọng quyền chủ quyền của Phi Luật Tân đối với hoạt động đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của họ’.

Hàng trăm tàu cá Trung cộng tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của Lực lượng Tuần dương Trung cộng tại Bãi Vành Khăn và trên khắp Trường Sa mỗi ngày, mặc dù các tàu này dành nhiều làm lực lượng dân quân trên biển hơn là đánh bắt cá. Vào tháng 6, một tàu cá Trung cộng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân tại Bãi Cỏ Rong đã đâm chìm một tàu cá Phi Luật Tân, dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

8. Trung cộng chặn trái phép hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough.

Kết quả: tuân thủ

Tại bãi cạn Scarborough, tòa án kết luận rằng cả ngư dân Trung cộng và Phi Luật Tân đều có quyền tham gia đánh bắt như truyền thống bất kể nước nào có chủ quyền đối với bãi cạn này. Nhưng các trọng tài phán quyết rằng ‘Trung cộng thông qua hoạt động của các tàu chính thức của họ tại Bãi cạn Scarborough từ tháng 5 năm 2012 trở đi đã ngăn chặn một cách bất hợp pháp ngư dân Phi Luật Tân tham gia đánh bắt cá truyền thống’.

Cho đến cuối năm 2016, trong một cử chỉ rõ ràng là thiện chí với chính phủ của ông Duterte, các tàu tuần dương Trung cộng đóng tại bãi cạn này đã bắt đầu cho phép các tàu cá Phi Luật Tân hoạt động dọc theo bên ngoài rạn bãi cạn, mặc dù họ không được phép đánh cá bên trong đầm phá. Cho đến giờ vẫn vậy. Đó vẫn là trường hợp ngày hôm nay, mặc dù tình hình vẫn căng thẳng trong các ngư dân Phi Luật Tân báo cáo thường xuyên về việc bị các nhân viên thực thi pháp luật Trung cộng quấy rối và đe dọa.

Tuy nhiên, đây là một khía cạnh của phán quyết trọng tài mà Trung cộng tuân thủ rõ ràng nhất. Và điều đó rất quan trọng về mặt chính trị đối với chính quyền của ông Duterte. Ông Duterte đã từng nói rằng ông đã có một thỏa thuận miệng bí mật với Chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2016 mà theo đó ông mắt làm ngơ trước việc đánh bắt cá của Trung cộng tại thềm lục địa của Phi Luật Tân để đổi lấy quyền đánh cá của người Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough.

9. Trung cộng cho phép ngư dân khai thác trái phép các loài có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách biện pháp tàn phá môi trường

Kết quả: không tuân thủ

Phán quyết kết luận rằng Trung cộng ‘đã dung túng và bảo vệ cũng như không ngăn chặn các tàu cá Trung cộng tham gia vào các hoạt động khai thác có hại các loài có nguy cơ tuyệt chủng tại Bãi cạn Scarborough, Bãi Cỏ Mây và thực thể khác ở Quần đảo Trường Sa’. Trung cộng có hoạt động khai thác quy mô lớn loài sò tai tượng trong diện khẩn nguy vốn đã phá hủy nghiêm trọng một diện tích lớn san hô từ năm 2012 cho đến 2016, thường là dưới sự theo dõi của các tàu chấp pháp Trung cộng.

Sau khi giảm mạnh hoạt động đánh bắt này sau năm 2016, những ngư dân bắt sò Trung cộng đã quay trở lại hoạt động phá hoại của họ tại Bãi cạn Scarborough và khắp quần đảo Hoàng Sa mà thường hành động dưới sự chứng kiến rõ ràng của Lực lượng Tuần dương Trung cộng.

10. Trung cộng đã phá hủy trái phép môi trường biển thông qua việc xây đắp đảo.

Kết quả: không tuân thủ

Toà án nhận ra rằng từ cuối năm 2013, các hoạt động xây dựng đảo của Trung cộng tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa đã vi phạm UNCLOS vốn bắt buộc các nước ký kết phải bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Trung cộng đã hoàn thành công việc nạo vét và chôn lấp tại quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016. Có thể lập luận rằng một số hoạt động của Trung cộng đang diễn ra, chẳng hạn như việc lắp đặt các trạm giám sát trên các rạn san hô ở Hoàng Sa, vẫn đang hủy hoại môi trường sống dưới biển mà không có đánh giá tác động môi trường phù hợp. Nhưng một khi đã hết chỗ để bồi đắp đảo thêm nữa thì có thể nói rằng Trung cộng hiện đang tuân thủ về mặt kỹ thuật phần lớn nội dung này của phán quyết. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nếu Trung cộng triển khai công việc nạo vét hoặc bồi đắp mới tại bãi cạn Scarborough hoặc các nơi khác.

11. Các tàu chấp pháp của Trung cộng đã vi phạm các quy định về chống va chạm bằng cách tạo ra nguy cơ va chạm và gây nguy hiểm cho các tàu của Phi Luật Tân.

Kết quả: không tuân thủ

Cuối cùng, các trọng tài phán quyết rằng trong thời gian đối đầu hồi năm 2012 xung quanh bãi cạn Scarborough, các tàu thực thi pháp luật Trung cộng đã ‘tạo ra nguy cơ va chạm nguy hiểm nghiêm trọng cho các tàu và nhân viên của Phi Luật Tân’.

Mặc dù không có sự cố nào xảy ra một lần nữa ở bãi cạn Scarborough do chính quyền Phi Luật Tân giữ khoảng cách, Cảnh sát biển Trung cộng, Hải quân nước này và các tàu dân quân hàng hải tiếp tục thường xuyên có các hành vi vi phạm tương tự và tạo ra nguy cơ va chạm đối với tàu nước ngoài ở Biển Đông. Vụ quấy rối tàu tiếp tế của Phi Luật Tân gần Bãi Cỏ Mây vào tháng 5 năm 2018 là một ví dụ. Các hành động nguy hiểm của một tàu Hải quân Trung cộng đối với sứ mạng tuần tra vì tự do hàng hải của tàu Mỹ USS Decatur ở Hoàng Sa hồi tháng 10 năm 2018 là một ví dụ nữa.

(Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI)

VOA (13.07.2019)

Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền “phi pháp” của Trung cộng

A Vietnamese sinking boat (L) which was rammed and then sunk by Chinese vessels near disputed Paracels Islands, is seen near a Marine Guard ship (R) at Ly Son island of Vietnam’s central Quang Ngai province May 29, 2014.REUTERS/Stringer

Chính quyền của tổng thống Donald Trump đã có một cách đặc biệt để đánh dấu sự kiện Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết Biển Đông bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung cộng trên hầu như toàn bộ vùng biển này.

Hôm qua, 11/07/2019, một hôm trước kỷ niệm ba năm ngày Tòa La Haye ra phán quyết, bộ Ngoại Giao Mỹ đã có tuyên bố lên án Trung cộng phản bội lời hứa không quân sự hóa Biển Đông mà chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2015. Mỹ đồng thời tái khẳng định việc Washington cực lực phản đối các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền « bất hợp pháp » ở Biển Đông.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, « việc Trung cộng quân sự hóa các tiền đồn tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông đã phản bội cam kết năm 2015 của chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình là không tiến hành những hoạt động đó ».

Trong một cuộc hợp báo, bà Ortagus nhắc lại rằng đó là những hành vi « khiêu khích, phức tạp hóa việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đe dọa an ninh của các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định khu vực ».

Việc Mỹ tiếp tục gọi những đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông là « phi pháp » đã có cơ sở pháp lý là phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, phủ nhận « đường chín đoạn » mà Trung cộng vẽ ra để tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông.

Trong phát biểu hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ nhắc lại rằng Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên tranh chấp Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, dựa trên luật pháp, chứ không phải bằng vũ lực.

Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN bàn về Biển Đông

Vấn đề Biển Đông cũng được các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN thảo luận trong hội nghị thường niên vào hôm qua 11/07/2019 tại Bangkok (Thái Lan).

Theo hãng tin Nhật Kyodo, tuyên bố chung kết thúc hội nghị hoan nghênh cuộc thao diễn hải quân đầu tiên giữa ASEAN và Trung cộng được tiến hành vào năm ngoái, cũng như cuộc tập trận giữa Hải Quân ASEAN và Mỹ, dự trù vào cuối năm nay.

Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon, người chủ trì cuộc họp, cho biết trong một cuộc họp báo rằng các bộ trưởng đã nhắc lại tầm quan trọng của việc sớm kết thúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) hiệu quả theo thời hạn được các bên thống nhất.

Các bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp tranh chấp hòa bình đúng theo luật pháp quốc tế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

RFI (12.07.2019)

SCMP: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với Trung cộng trên biển Đông

Hôm nay 12/7 Tờ Báo Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) đưa tin các tàu hải giám Việt Nam và Trung cộng đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển. 

Theo tờ báo có trụ ở ở Hồng Kông này, 6 tàu hải giám được trang bị nhiều vũ khí, gồm có 2 tàu Trung cộng và 4 tàu Việt Nam, đã gườm nhau trong khi tuần tra vòng quanh Bãi Tư chính thuộc quần đảo Trường Sa từ tuần trước. Vào hôm qua, khoảng một chục con tàu đã được báo cáo nằm trong khu vực xung quanh hòn đảo ngập nước này bởi các trang web theo dõi hàng hải, SCMP cho hay. 

Đồ thị đường đi của tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung cộng trên biển Đông từ (3-11/7)

SCMP dẫn đoạn tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ nói rằng vào Thứ Tư tuần trước (3/7) tàu thăm dò dầu khí Trung cộng mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư chính Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Tàu khảo sát này được hộ tống bởi tàu hải giám vũ trang 12.000 tấn số hiệu 3901, tàu hải giám 2.200 tấn 37111 và một máy bay trực thăng, SCMP mô tả. Sau khi đội tàu này tiến gần tới Bãi Tư chính mà Việt Nam tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cuộc đối đầu với 4 tàu Việt Nam đã diễn ra. 

Vụ đối đầu này có thể bùng phát đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung cộng chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, SCMP nhận định.

Vị trí của Bãi Tư Chính

Sự việc này diễn ra bất chấp một cam kết vào tháng 5 giữa Bộ trưởng Trung cộng và Việt Nam về việc giải quyết các bất đồng trên biển bằng hòa bình. 

Vài giờ trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu này, nhưng khẳng định Trung cộng quyết tâm bảo về các lợi ích của mình trên biển Đông. 

Chúng tôi cũng cam kết xử lý khác biệt thông qua đàm phán với những nước có liên quan” ông Cảnh nói. 

Quan hệ Việt Nam – Trung cộng xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua vào tháng 5/2014, khi Trung cộng kéo giàn khoan Hải Dương  981 vào vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đã cho tàu hải giám ra chặn và đối đầu với tàu hải giám Trung cộng. Làn sóng chống Trung cộng nổi lên khắp Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình và đập phá 14 nhà máy do người Trung cộng sở hữu ở Bình Dương. 

Chỉ đến tháng 7/2014, khi Trung cộng tuyên bố giàn khoan đã hoàn tất hoạt động và rút về thì căng thẳng mới giảm bớt. 

Từ đó, hai bên đã có các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ an ninh với những chuyến thăm của tướng lĩnh và cam kết sẽ giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình. 

Bãi Tư chính là một cụm rạn san hô ở phía nam biển Đông, khu vực giàu có tài nguyên về dầu khí. 

Nhà giàn Việt Nam dựng trên bãi Tư Chính (Ảnh: Wiki)

Theo Wikipedia Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và không thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa và tuyên bố bãi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. 

Trên hòn đảo này, Việt Nam đã lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Trung cộng thì coi hòn đảo này thuộc Nam Sa, tên riêng mà Trung cộng gọi Trường Sa để chỉ quyền sở hữu. Khu vực bãi Tư Chính đã xảy ra một số vụ đối đầu giữa các tàu hải giám Việt Nam và Trung cộng.

Vào năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 của Trung cộng rời khỏi khu vực này sau 3 ngày đối đầu. 

Trithucvn.net (12.07.2019)

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung cộng đối đầu ở Bãi Tư Chính

Tàu thăm dò của Trung cộng và vị trí đang thăm dò.  Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited

Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung cộng và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post – SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.

Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung cộng mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung cộng gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.

Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.

Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung cộng chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.

Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.

Đài Loan và Trung cộng quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung cộng.

Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.

Hiện phía Việt Nam cũng như Trung cộng chưa có bình luận gì về vụ việc này.

Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.

Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung cộng Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung cộng’.

Ảnh tàu thăm dò dầu khí Trung cộng mang tên Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Trực 8)
Bản đồ Bãi Tư Chính (Vanguard Bank)
Ảnh giàn khoan DK1

Bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên thềm lục địa phía nam của Việt Nam. Khu vực bãi Tư Chính giàu có tài nguyên về dầu khí thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và không thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

RFA (12.07.2019)

Biển Đông: Manila càng chập chờn, Bắc Kinh càng lấn lướt

Ảnh minh họa : Dân Phi Luật Tân biểu tình đốt cờ Trung cộng ngày 17/06/2019 tại Manila để phản đối vụ tàu Trung cộng đâm chìm tàu cá Phi Luật Tân.TED ALJIBE / AFP

Gần một tháng sau khi vụ việc xẩy ra, tuần duyên và cơ quan hàng hải Phi Luật Tân mới đưa ra kết luận về vụ tàu cá Phi Luật Tân ngày 09/06/2019 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại khu vực Bãi Cỏ Rong gần Trường Sa trên Biển Đông rồi bỏ đi, để mặc cho 22 ngư dân Phi Luật Tân trong vòng nguy hiểm mà không hề cứu vớt.

Theo nội dung báo cáo đã được báo chí Phi Luật Tân tiết lộ ngày 06/07 vừa qua, đây là một sự cố trên biển nghiêm trọng, tàu Trung cộng có lỗi chính trong tai nạn, không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm với tàu cá Phi Luật Tân và không giúp đỡ các ngư dân Phi Luật Tân bị nạn. Báo cáo của các cơ quan chức năng đã gián tiếp bác bỏ lập luận của chính tổng thống Phi Luật Tân Duterte về sự cố, cho đấy chỉ là một « tai nạn nhỏ », bất chấp những thông tin ban đầu cho thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc.

Theo giới quan sát, phản ứng của các giới chức chính quyền Phi Luật Tân liên quan đến vụ Bãi Cỏ Rong trong một tháng qua thiếu nhất quán, từ thái độ cứng rắn ban đầu đã mau chóng giảm nhẹ cường độ sau đánh giá của tổng thống Phi Luật Tân.

Trong một bài phân tích trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/07 vừa qua, chuyên gia Collin Koh thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược, Đại Học Công Nghệ Nanyang (Singapore) đã đặt ra câu hỏi « Liệu thái độ chập chờn của Manila trên sự cố Bãi Cỏ Rong có làm Bắc Kinh hung hăng hơn hay không ? »

Đối với chuyên gia này thì cách một quốc gia phản ứng với chiến thuật tấn công theo kiểu « vùng xám » của những kẻ xâm lược nước ngoài có thể tác động đáng kể đến cách đối phó trong tương lai của nước này.

Duterte không cho phản ứng mạnh

Nhà nghiên cứu đã nêu bật sự cố Bãi Cỏ Rong trên Biển Đông, xảy ra ngày 09/06/2019, trong đó Phi Luật Tân là nước bị tấn công bằng chiến thuật « vùng xám », còn nước xâm lược là Trung Quốc.

Đã gần một tháng kể từ khi xẩy ra vụ một chiếc tàu Trung cộng đâm chìm một tàu đánh cá Phi Luật Tân ngoài khơi Bãi Cỏ Rong, cuộc tranh chấp ở Phi Luật Tân vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nhưng vào lúc Bắc Kinh và Manila tìm cách xác định những gì đã thực sự xảy ra, đã xuất hiện những tuyên bố mâu thuẫn nhau và đôi khi gây tranh cãi từ phía các quan chức Phi Luật Tân, trong đó có cả tổng thống Rodrigo Duterte.

Nhà lãnh đạo tính khí thất thường, nổi tiếng với cách ăn nói sỗ sàng, lại không phải là người đầu tiên lên tiếng khi có tin tức về vụ việc.

Bộ trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana ban đầu đã phản ứng giận dữ, gọi đó là một hành vi cố ý của phía Trung Quốc. Nhưng khi ông Duterte phá vỡ sự im lặng và nói rằng đó chỉ là một sự cố nhỏ trên biển, thì ông Lorenzana đã nép về phía sau.

Trong một bước ngoặt khác, thuyền trưởng tàu cá Phi Luật Tân đã cải chính và rút lại những cáo buộc ban đầu theo đó tàu Trung cộng đã cố tình đâm tàu Phi Luật Tân.

Trong khi chờ kết quả điều tra chính thức, người ta có thể quan sát các phản ứng tương phản của Trung cộng và Phi Luật Tân.

So với lập trường chập chờn của Manila, quan điểm của Bắc Kinh đã được tính toán kỹ và nhất quán, ngay cả khi người ta có thể hoài nghi về tính xác thực trong cách giải thích của đại sứ quán Trung cộng tại Manila, theo đó tàu Trung cộng đã không thể giải cứu 22 ngư dân Phi Luật Tân bị rơi xuống biển vì lúc đó tàu Trung Quốc đang bị tàu thuyền Phi Luật Tân « bao vây ».

Sự cố Bãi Cỏ Rong : Kinh nghiệm về chiến lược vùng xám

Đã có rất nhiều suy đoán cho rằng chiếc tàu Trung cộng thuộc lực lượng dân quân biển. Nếu đúng là như vậy, sự cố Bãi Cỏ Rong có thể là một bài học quan trọng về cách quản lý khủng hoảng, mang lại cho các chính phủ kinh nghiệm đối phó với các kịch bản « vùng xám » trong tương lai.

Nói một cách đơn giản, chiến lược « vùng xám » là việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự và phi quân sự nhằm đạt được các mục tiêu trong chính sách đối ngoại, mà không cần dùng đến các phương tiện chiến tranh đúng nghĩa. Chiến lược này bao gồm cả việc sử dụng các tác nhân trên danh nghĩa không phải là của Nhà nước, như trong trường hợp « những người áo xanh lá cây nhỏ bé – little green men » (nói về lính Nga trá hình, không đeo phù hiệu, quân hiệu) đã nắm quyền kiểm soát Crimée vào năm 2014.

Tương đương với đạo quân đó ở trên biển chính là đạo quân của « những người áo xanh lam nhỏ bé – little blue men » như cách gọi của giáo sư Andrew Erickson trong bài nghiên cứu về lực lượng dân quân biển vốn rất khó nhận dạng của Trung cộng đang hoạt động ở Biển Đông. Lực lượng được cho là ngư dân đó có thể thực hiện một số nhiệm vụ được gọi là yêu nước để giúp Bắc Kinh khẳng định quyền hạn và lợi ích hàng hải ở vùng biển có tranh chấp.

Chiến lược « vùng xám » có thể có nhiều cơ hội thành công hơn nếu phía nạn nhân không phản ứng hiệu quả được vì bị các rào cản quan liêu. Thái độ thiếu dứt khoát và mâu thuẫn nội bộ có thể làm cho phía bị tấn công mất đi cơ hội có phản ứng quyết định để ngăn chặn hoặc lật ngược lại tình trạng đã rồi mà kẻ xâm lược áp đặt.

Dưới thời Duterte, Manila không còn cứng rắn với Bắc Kinh

Đối với chuyên gia Collin Koh, thái độ chập chờn của Manila sau sự cố Bãi Cỏ Rong không phải là điều mới xẩy ra lần đầu. Từ cuối năm 2016, phản ứng của Phi Luật Tân trước các hoạt động quân sự hóa của Trung cộng tại quần đảo Trường Sa phải nói là rất lung tung.

Đáng chú ý nhất là vào tháng 5 năm ngoái, phản ứng đầu tiên của Manila trước việc Trung Quốc triển khai tên lửa đến Trường Sa là chờ « xác minh » sự việc. Đó có vẻ là một phản ứng thận trọng, nhưng điều đáng nói là chính quyền Phi Luật Tân đã phải mất gần năm ngày để thừa nhận rằng họ không thể xác minh điều được cho là vi phạm đó.

Ông Harry Roque, lúc đó là phát ngôn viên của tổng thống Phi Luật Tân, đã tuyên bố : « Để có thể làm công việc xác minh, chúng tôi cần đến một loại công nghệ mà chúng tôi chưa có, nên chúng tôi vẫn không thể tự mình xác minh được ». Nhân vật này còn cho biết thêm là vấn đề xác minh thậm chí còn không được nêu lên trong một cuộc họp nội các do tổng thống Duterte triệu tập

Malaysia chập chờn nhưng không buông bỏ như Phi Luật Tân

Nhưng vấn đề không chỉ xảy ra riêng cho Phi Luật Tân. Vào tháng 3 năm 2016, sau các báo cáo theo đó một hạm đội gồm hơn 100 tàu đánh cá Trung cộng đã tiến vào vùng biển Malaysia ngoài khơi Sarawak, chính quyền Kuala Lumpur cũng đã có phản ứng chập chờn.

Trong lúc Cơ Quan Hàng Hải Malaysia (Malaysian Maritime Enforcement Agency), tên gọi lực lượng tuần duyên của nước này, khẳng định rằng cuộc thâm nhập đã thực sự diễn ra, thì phía Hải Quân lại cho là không. Vụ tàu cá Trung Quốc tràn ngập vùng biển của Malaysia nói trên xẩy ra đúng vài tháng sau khi người ta biết được sự kiện lực lượng tuần duyên Trung cộng đã duy trì từ 2013 một sự hiện diện ở khu vực bãi cạn South Luconia Shoal, ngoài khơi Sarawak.

Kuala Lumpur sau đó đã gởi công hàm phản đối, nhưng việc Malaysia không có phản ứng đáp trả rõ ràng đã càng khiến Trung cộng bạo dạn hơn và tiếp tục duy trì lực lượng tuần duyên ở vùng biển này.

Theo chuyên gia Collin Koh, dù hùng hậu hơn Phi Luật Tân, nhưng Hải Quân Malaysia vẫn thua xa lực lượng Trung cộng. Thế nhưng Hải Quân Malaysia vẫn duy trì sự hiện diện, dù không liên tục, ở vùng South Luconia Shoal để cho Trung cộng thấy là họ không được phép hoàn toàn kiểm soát khu vực.

Còn Phi Luật Tân thì ngược lại. Sau sự cố ở Bãi Cỏ Rong, tổng thống Duterte đã cảnh cáo Hải Quân Phi Luật Tân là hãy « đứng ngoài vòng rắc rối », trong lúc bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzana thì cho rằng chính Cục Ngư Nghiệp và Hải Sản, chứ không phải là Hải Quân, mới có trách nhiệm bảo vệ hoạt động đánh cá ở Biển Đông, một điều mà hiển nhiên cơ quan này không thể làm được vì thiếu phương tiên.

Việt Nam và Indonesia đáp trả cương quyết hơn

Nhưng các quốc gia Đông Nam Á không phải lúc nào cũng thua trong các tình huống ở vùng xám.

Chuyên gia Collin Koh nêu bật ví dụ của Việt Nam, vào năm 2014, đã đương đầu với Trung cộng trong vụ dàn khoan di động Hải Dương 981 ở Biển Đông. Cho dù hai bên đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc đọ sức, nhưng Hà Nội rõ ràng là đã không khuất phục trước đe dọa quân sự lớn hơn của Trung cộng.

Cũng tương tự như vậy, vào tháng 3 năm 2016, Jakarta cũng có hành động đáp trả dứt khoát sau khi tàu tuần duyên Trung cộng can thiệp, ngăn không cho Indonesia thực thi luật đánh cá của mình tại vùng biển Natuna.

Indonesia đã phản đối mạnh mẽ và tăng cường lực lượng Hải Quân trong vùng. Ba tháng sau vụ việc, một tàu chiến Indonesia đã không ngần ngại bắn cảnh cáo một tàu cá Trung cộng vi phạm luật.

Điều được chuyên gia Singapore nêu bật là sau đó, không thấy có thêm thông tin nào về những vụ việc tương tự, trong lúc quan hệ thương mại của Indonesia với Trung cộng không hề bị ảnh hưởng.

Đối với ông Collin Koh, trường hợp của Phi Luật Tân là một ví dụ điển hình cho thấy là một cách đáp trả sai có thể khiến cho một kẻ tấn công bằng chiến lược « vùng xám » bạo gạn hơn, dù đó là Trung Quốc hay bất kỳ ai khác.

Người ta có thể cho là kẻ xâm lấn thành công nhờ sự tinh tế chiến lược, nhưng cách phản ứng của nạn nhân cững có vai trò đáng kể trong kết cục.

RFI (11.07.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen