Seite auswählen

„Một quốc gia thịnh vượng hay không, phụ thuộc và thể chế điều hành nó. Một dân tộc thành công hay không là do chính sách định hướng của những lãnh đạo cai trị họ.“

Ku Búa

Dân trí của người Việt Nam hiện tại ở mức cực thấp, đó là điều không thể chối cãi. Quan chức thì luôn dùng cơ sở này để biện luận rằng cần phải có sự cai trị cứng rắn, nếu không thì sẽ loạn. Vài nhà bình luận cũng dùng điều này để biện hộ cho sự nghèo nàn của đất nước và kém phát triển của nền kinh tế.

Bạn có thể cho rằng dân ngu hay dân trí thấp nhưng sẽ là một sự thiếu hiểu biết nếu không hỏi “Tại Sao.” Như đổ lỗi cho vấn đề nhưng không tìm hiểu nguyên nhân. Yếu tố gì khiến cho người dân có nhận thức thấp, vì họ muốn thế? Điều gì làm một đất nước nghèo, vì dân hay cơ chế đang điều hành họ?

CÂU CHUYỆN VỀ DÂN TỘC ĐỨC, HÀN VÀ VIỆT – Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có ba quốc gia được chia đôi theo hai thể chế chính trị trái nghịch nhau. Đông Đức, Bắc Hàn và Bắc Việt bị cai trị bởi một cỗ máy chính trị độc tài kiểm soát toàn bộ mọi lĩnh vực và đời sống. Ngược lại bên Tây Đức, Nam Hàn và Việt Nam Cộng Hoà lại được dẫn dắt bởi cơ chế dân chủ nơi tự do ngôn luận được tôn trọng và kinh tế thị trường được phát triển.

Tuy cùng dân tộc, nói cùng ngôn ngữ, có cùng văn hoá, nằm cùng địa lý và có chung một giấc mơ – nhưng hai phía của ba dân tộc lại có kết quả đối nghịch. Nếu Tây Đức trở thành một trung tâm kinh tế của Châu Âu thì bên phía Đông, người dân dưới chế độ công an trị phải sống trong nỗi sợ hãi và sự kiểm soát để rồi thua kém người anh em phía Tây của mình về mọi mặt. 

Khi Hàn Quốc sinh ra những Samsung, Hyundai và Kia và trở thành một tiểu cường quốc được quốc tế nể phục và đón nhận – thì ở phía Bắc, chúng ta thấy sự thất bại. Thay vì có tự do, người dân Bắc Hàn phải sùng bái lãnh tụ và sống trong sự cô lập. Để rồi khi thương hiệu Hàn Quốc xuất hiện ở khắp nơi, đồng bào phía Bắc của họ phải cầu xin trợ cấp lương thực trong khi lãnh đạo tung tiền phát triển vũ khí hạt nhân để bảo vệ chế độ độc tài gia đình trị.

THẢM KỊCH DÂN TỘC VIỆT – Nhưng cả người Đức và Hàn cũng chưa trải qua thảm kịch mà nguời dân Việt Nam phải gánh chịu. Sau khi vĩ tuyến 17 trở thành biên giới chia đôi đất nước, chúng ta thấy sự trái ngược về tư duy và thịnh vượng. Miền Nam Việt Nam, với nền công nghiệp đầy tiềm năng dưới một thể chế dân chủ tự do không hoàn hiện, đang trên đà phát triển và vượt mặt các nước láng giềng mặt dù vẫn đang trong thời chiến. 

Chính quyền Diệm và Thiệu cùng với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà chưa bao giờ hoàn hảo, nhưng không có một học sinh nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí cũng như không có một người dân nào bị bắt bớ vì bất đồng với người đứng đầu. Dưới sự bất hoàn thiện đó, người dân Việt vươn mình để phát triển văn hoá, học thuật, âm nhạc, nghệ thuật, trí thức, khoa học và kinh tế. Cho đến bây giờ những di sản đó vẫn còn được trông thấy và sống lại.

Ở phía Bắc Việt, trái nghịch với sự tự do ở Miền Nam, chúng ta có một nhà tù tư tưởng giam cầm phân nửa dân tộc. Không chỉ bịt miệng công chúng, nhà cai trị lại chia rẽ họ theo tầng lớp địa chủ và bần cố nông, ép con bất hiếu với cha mẹ, khiến trò phản thầy và đẩy hàng xóm thành kẻ thù của nhau trong cuộc cải cách ruộng đất. Thay vì có sự thịnh vượng, phân nửa nước Việt đã trải qua một thảm hoạ kinh tế và đạo đức.

NGƯỜI VIỆT TỰ DO VÀ NGƯỜI VIỆT CS – Phân nửa đất nước bị giam cầm là một sự đau thương, một dân tộc đắm chìm trong máu đỏ là một thảm kịch cho nhân loại. Sự giải phóng của hai miền Bắc Nam đã đưa dân tộc vào tăm tối với những ám ảnh mang tên vượt biên, trại cải tạo, đánh tư sản và kinh tế mới. Từ một đất nước dư thừa lương thực, chúng ta chứng kiến nạn chết đói. Một tiềm nănh kinh tế bỗng dưng trở thành một vùng trũng. Một dân tộc tự hào lại trở thành người lưu vong.

Chỉ khi trải qua 11 năm thảm bại và tụt hậu, những người đi đầu mới chịu thừa nhận sai lầm và đi ngược lại với chính sách. Và chỉ khi họ cho phép người dân nước này một chút tự do và để phát triển, Việt Nam mới từng bước chậm rãi tìm lại chính mình của ngày xưa, khi ‘giải phóng’ chưa là một từ quốc hận.

THỂ CHẾ NÀO, CON NGƯỜI ĐÓ – Nếu sự thất bại của một của dân tộc được quyết định bởi sự ngu ngốc của chính họ, thì chúng ta giải thích thế nào về những kết quả trái nghịch của nước Đức, Hàn và Việt Nam? 

Nếu người dân ngu thì ai đã giam cầm tư tưởng họ, ai đã kiểm duyệt thông tin, ai đã kiểm soát tự do ngôn luận và ai đã nhét vào đầu họ một hệ tư tưởng mà đã thất bại ở tất cả những nơi đã áp dụng nó. 

Nếu đất nước nghèo đói thì ai đã tiêu diệt nền công nghiệp, ai đã tịch thu tài sản, ai đã triệt hạ tầng lớp tư sản và ai đã khép kín đất nước với thế giới? Người dân chưa bao giờ muốn làm ngu chính mình hay phá hoại cỗ máy sản xuất nuôi gia đình họ.

Nếu người Việt kém trí tuệ thì chúng ta giải thích thế nào về sự thành công của nguời Việt tự do ở tứ phương. Hãy tìm kiếm trên mạng thì chúng ta sẽ thấy một thế hệ người Việt trẻ đứng ngang tầm với tất cả dân tộc khác. Nhưng họ không ở nơi cha mẹ mình sinh ra, mà ở những nước đón nhận họ đến tỵ nạn sau những cuộc trốn chạy trên thuyền.

Một Việt Nam tự do sinh ra một dân tộc Việt Nam thành đạt, còn một Việt Nam trong giam cầm tạo ra một thế hệ ngu si. Một quốc gia thịnh vượng hay không, phụ thuộc và thể chế điều hành nó. Một dân tộc thành công hay không là do chính sách định hướng của những lãnh đạo cai trị họ. Muốn đất nước này phát triển hãy giải thoát nó, muốn người Việt Nam thành công thì hãy để họ tự do.

Thể chế nào, dân tộc đó.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen