Seite auswählen
  • ThatcherP. FLOYD Bà Margaret Thatcher khi còn làm lãnh đạo phe đối lập trong Nghị viện Anh năm 1975 đã mặc áo có màu cờ các nước EU để vận động cho việc Anh tham gia thị trường chung châu Âu ”Keep Britain in Europe’. Nhưng khi lên làm thủ tướng, bà đã tỏ ra nghi ngờ hướng đi của EU

Hồi mới sang Anh tôi nghe một người bản xứ nói:

“Từ ngày có đường hầm Eurostar, không chỉ người mà chuột cũng chạy được sang Anh.”

Khi đó, tôi không hiểu câu đó lắm, chỉ nghĩ dân đảo thường có tư duy hẹp hòi, tự cô lập.

Nhưng sống lâu ở Anh mới thấm rằng Dover chỉ cách Pháp hơn 30 km, khoảng cách đúng là như một vùng biển rộng.

Từ mấy năm qua, cuộc sống của người ở Anh gồm có tôi còn bị giằng xé bởi vấn đề Brexit nên tự thấy cần tìm hiểu thực chất nó là gì.

Việc Anh Quốc, nền kinh tế thứ nhì EU (sau Đức, trên Pháp, Ý), GDP bằng 18 nước nhỏ EU cộng lại, phải chia tay khối này, đầu tiên phản ánh vấn đề của riêng Anh.

Nhưng ba năm “ly hôn chưa xong” còn là chỉ dấu các quan chức Brussels không có viễn kiến gì ngoài việc tìm mọi lý do để bắt bí London.

Về địa lý, sau khi rời EU, Anh thành nước ‘phi EU’ to nhất, mạnh nhất, nằm ngay giữa khối này, vì Cộng hòa Ireland thuộc EU lại nằm về phía Tây đảo Anh.

Điều này chắc chắn tiếp tục có các hệ quả khó đoán trước cho EU.

Tích tụ nhiều năm gây ra Brexit

Nhưng nhìn ngược lại lịch sử thì là Brexit là hệ quả của nhiều vấn đề tích tụ.

Tuần qua, trong cơn bối rối của cả Quốc hội và chính phủ về Brexit, một quả bom tấn được cựu thủ tướng Anh, David Cameron tung ra.

‘For the Record’, cuốn hồi ký 700 trang của ông Cameron chưa ra mắt, mà chỉ có các đoạn trích đăng tải trên báo Anh, và đã đủ làm rung chuyển nhiều gia đình.

Đầu tiên là Hoàng gia Anh.

Ông Cameron tiết lộ ông đã “nhờ cậy” Nữ hoàng Elizabeth II tỏ thái độ không muốn để Scotland đứng ra độc lập, trước trưng cầu dân ý 2014.

Quả thật, Nữ hoàng đã có nói khi đó rằng người dân Scotland “nên hết sức thận trọng”.

Và dân Scotland thận trọng thật, đồng ý ở lại Liên hiệp Anh.

Nghe nói Hoàng gia rất khó chịu vì tiết lộ của ông Cameron.

Nhưng tiếng nổ lớn hơn từ hồi ký Cameron là câu chuyện Brexit, cũng có liên quan không nhỏ tới Scotland.

Ông Cameron viết rằng ông muốn giải quyết Vấn đề châu Âu vốn đè nặng tâm trí các thủ tướng Anh từ vài nhiệm kỳ trước.

Ngày hôm nay, ông “rất hối tiếc đã cho mở trưng cầu dân ý tháng 6/2016” để cử tri Anh quyết đị́nh “một phiếu là xong” việc ra hay ở lại EU.

Sau hơn ba năm đau đớn, vật lộn với EU, Anh vẫn chưa xong vụ Brexit.

Đây không chỉ là chuyện chính trị ở chốn nghị trường.

Nhiều gia đình Anh từ Nam chí Bắc, từ Scotland sang Bắc Ireland, đều chia rẽ vì Brexit.

Lằn ranh khổ đau này cắt xuyên các thế hệ, giai tầng thu nhập, quan hệ riêng, chung với người nhập cư, gồm hàng triệu từ EU.

Nó phản ánh tâm thế của mỗi người, họ là ai, ở châu Âu hay ở đâu khác.

Giờ thì ông Cameron còn nói cần phải có trưng cầu dân ý lần hai, và nếu có thì ông sẽ bỏ phiếu Remain, ở lại EU.

Nhưng ông cũng giải thích là Anh không thể nào tránh đối diện với vấn đề EU.

‘Châu Âu’ đã hạ bệ nhiều thủ tướng

Đúng là quan hệ cơm không lành, canh chẳng ngọt với châu Âu đã hạ bệ mấy đời thủ tướng Anh.

Đầu tiên là bà Margaret Thatcher.

Lúc còn ngồi ghế đối lập bà ủng hộ Anh vào Thị trường châu Âu năm 1975 và khi làm thủ tướng đã ký Single European Act (1986) nhưng càng về sau Thatcher càng e ngại Âu.

Trong diễn văn đọc ở Bruges năm 1988, bà Thatcher công khai yêu cầu hạn chế tham vọng của Liên hiệp châu Âu vốn tiến dần về hướng trở thành siêu quốc gia.

Hai năm sau, chia rẽ trong chính phủ Anh về EU đã góp phần – dù không phải phần duy nhất – buộc bà Thatcher từ chức.

Nay đã qua đời, nữ nam tước sinh ra trong gia đình bán hàng rau quả ở Grantham, để lại hai câu nổi tiếng.

Một câu là về chủ nghĩa xã hội:

“The problem with socialism is that you eventually run out of other people’s money.”

“Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là nó cuối cùng sẽ tiêu hết tiền của người khác.”

Xin nhắc rằng phái hữu ở Anh luôn nghi ngờ dự án EU là một thức chủ nghĩa xã hội trá hình, và bắt các thành viên giàu có, gồm Anh, đóng hàng tỷ mỗi năm để quan chức Brussels chi tiêu vào các kế hoạch vĩ đại của họ.

Một câu nữa của Thatcher là về châu Âu và thế giới tiếng Anh:

“In my lifetime all the problems have come from mainland Europe, and all the solutions have come from the English-speaking nations across the world.”

“Trong suốt đời tôi, tất cả các vấn đề luôn đến từ châu Âu lục địa, và mọi giải pháp đều đến từ các dân tộc nói tiếng Anh trên toàn thế giới.”

Câu nói này cũng phản ánh quan niệm lâu đời của Anh, trải qua các cuộc chiến tôn giáo, lãnh thổ ở châu Âu và từ hai cuộc thế chiến, khi châu Âu được cứu thoát nhờ Anh và Mỹ, New Zealand, Canada và cả binh lính Ấn Độ.

Đức thì luôn tìm cách đánh Anh, Pháp thì chưa bao giờ giúp Anh được gì.

Bà Đầm Thép sụp đổ trong cay đắng vì đảng Bảo thủ (Tory) chia rẽ về EU: đồng hành, chia sẻ chủ quyền, hay bảo vệ truyền thống quốc gia.

Anh và PhápGETTY IMAGES Biếm họa ở Đức năm 1935 nói về thái độ ‘xoay theo chiều gió’ cố hữu của Pháp: Cô gái Pháp ôm hôn ‘ông Liên Xô’ còn nhà quý tộc Anh quay lưng đi. Thái độ của Anh từ xưa là luôn giữ khoảng cách với các vấn đề ở lục địa

Nhưng sau Thatcher, chia rẽ trong phái Tory về EU vẫn gay gắt.

Anh thua đau năm 1992 và bị buộc phải rút khỏi Cơ chế Hoán đổi Tiền tệ châu Âu (European Exchange Rate Mechanism).

Đồng tiền vinh quang mang hình vương miện Anh suýt nữa bị đánh sập và ngân khố Anh mất trên 3 tỷ bảng trong một đêm.

Sang năm 1993, chính phủ John Major tiếp tục chia rẽ nội bộ và chỉ cố kéo đến kỳ bầu cử mà không ra được chính sách gì đáng kể.

Câu hỏi châu Âu vẫn không buông tha Anh vào thời đại Blair của đảng Lao động, lên cầm quyền từ 1997.

Vấn đề lớn nhất của Anh Quốc với châu Âu không phải là khác biệt văn hóa, thiếu hiểu biết về châu lục hay vì Anh kém tinh thần bao dung, ủng hộ EU.

Trong hai cuộc thế chiến, hàng trăm nghìn quân Anh đã qua eo biển sang cứu Pháp, Hà Lan, Bỉ…

Thăm Tượng đài Cổng Menin ở vùng Flanders, Bỉ, tôi thấy tên tuổi hàng nghìn chiến sỹ Anh, Ấn, Nepal (thuộc địa Anh) được khắc trên đá hoa cương.

Tại đây. hơn 40 nghìn lính Anh đã chết trong Thế Chiến 1 (1914-18) để bảo vệ Ypres cho Bỉ.

Trong Thế Chiến 2 dân Anh nhịn ăn, chấp nhận chế độ tem phiếu (rationing) để viện trợ vũ khí, hàng hóa cho Liên Xô và đồng minh Đông Âu, Nam Âu đánh Đức.

Thời bình, người Anh cũng ham đi nghỉ hè ở châu Âu và ngoài những câu nói đùa về người Pháp, tôi không hề thấy ai kỳ thị các dân tộc bên lục địa.

Trong thời đại lạc quan của Blair, Anh đi đầu hô hào nhận Ba Lan, Hungary, Czech vào EU (2004).

Anh cũng độ lượng mở ngay biên giới cho công dân các nước tân thành viên đến làm việc, sinh sống, hưởng phúc lợi xã hội ngay lập tức.

Thái độ vì châu Âu này khác hẳn Đức, Thụy Điển, Pháp…vốn buộc dân Đông Âu phải đợi vài năm mới được tự do sang sinh sống bình đẳng.

Nhưng theo tôi, vấn đề lớn nhất cho London chính là vì EU ngày càng thay đổi, và ngày càng liên kết sâu đậm.

Qua cơ chế Hiệp ước mang tính ràng buộc mọi nước thành viên, và cho Ủy ban châu Âu quyền phủ quyết các chính phủ quốc gia, để luật EU ưu tiên hơn luật nước thành viên, EU biến dần thành một thứ Siêu Quyền Lực.

Ta hãy xem ‘vòng vây siết chặt’ ra sao.

Đầu năm 1992, EU đưa ra Hiệp ước Maastricht, mang tên thành phố bên sông Maas ở Hà Lan.

Tôi đã đến đó, ngắm cây cầu cổ bắc qua dòng sông nhỏ, hiền hòa, khác hẳn sông Thames dữ dội đổ ra biển, tàu bè qua lại tấp nập và một chiến hạm về hưu Belfast, từng tham gia cuộc chiến Triều Tiên, ngự ngay gần cầu tháp Tower of London.

Thật không có gì trái ngược hơn.

Bằng những biện pháp nhỏ nhẹ, các nước nòng cốt của EU: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Luxemburg cứ lẳng lặng trói con Sư tử Anh.

Anh và PhápHULTON DEUTSCH Cô gái Pháp viếng mộ quân nhân Anh tử trận ở Pháp năm 1944

Nhưng Anh đã cố chống cự.

EU thông qua Hiệp ước Maastricht (có hiệu lực từ 1993) đặt ra mục tiêu mọi thành viên phải tiến tới dùng đồng euro.

Anh Quốc ký Maastricht nhưng nói không với euro và giữ đồng bảng.

Vấn đề này đã gây chia rẽ sâu sắc trong đảng Lao động lúc đó.

Thủ tướng Tony Blair nhiệt thành với EU và euro, nhưng Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown, rất nghi ngờ về sức khoẻ của euro.

Ngay từ 2004 ông Brown, người Scotland biết chắt chiu tiền bạc, đã lo ngại về đồng euro, 5 năm trước khủng hoảng Eurozone (2009), bắt đầu từ nợ Hy Lạp.

Người Anh vốn trọng sự công bằng (fairness) không muốn thấy tiền tỷ được chi ra từ quỹ EU để cứu một quốc gia có năng suất lao động thấp.

Đến nay thì ta có thể thấy thời chính phủ Lao động, Anh đã khôn ngoan không bỏ pound sterling để dùng euro.

Với dân số 62 triệu, Anh có đồng bảng trụ kiên cường ở vị trí thứ 4 trong giao dịch tiền tệ quốc tế ngày nay, chỉ sau USD, euro, yen, và trên cả RMB của Trung Quốc.

Lisbon là giọt nước tràn ly

Nhưng các cơn bão từ châu Âu không ngừng ập đến.

Hiệp ước Nice (2003) nêu ra kế hoạch lập Trụ cột châu Âu của khối NATO để dần tiến tới quân đội EU.

Thực chất đây là một tham vọng đế quốc mới, chống lại ‘đế quốc Mỹ’.

Hiệp ước Lisbon (2008) làm cả phe tả và phe hữu Anh thực sự tá hỏa khi nêu ra mục tiêu có hiến pháp chung cho châu Âu.

Anh Quốc, nước chi cho quốc phòng bằng 40% toàn EU và góp 16% vào quỹ an ninh EU, là thành viên mạnh nhất của Nato ở châu Âu lại phải tuân theo một cơ chế “tư lệnh luân phiên” nào đó từ EU, nếu ký vào dự án quân đội chung?

Những lần chạy xe qua xa lộ A2 ở Đức, tôi thường bật đài tìm tin tức và nghe kênh phát thanh của quân đội Anh ở Đức.

Chương trình BFBS nhắc tôi rằng quân Anh đã ở Đức từ 1945 để bảo vệ cho nước này khỏi đe dọa từ Liên Xô.

Sau Chiến tranh Lạnh, dù không nêu ra công khai, ai cũng hiểu các binh đoàn Anh Mỹ đóng ở châu Âu là để phòng ngừa Nga.

Nếu xảy ra chiến sự, sẽ là quân Anh và Mỹ bảo vệ các nước Baltic và Ba Lan chứ không phải Pháp, Đức và các nước “nhận nhiều hơn chi” ở Nam Âu.

Tóm lại, luật mới của EU muốn Anh, quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ là một trong vài chục nước bình đẳng nhau trong EU.

Chưa kể Anh dùng luật common law, không có hiến pháp thành văn, sẽ phải tuân theo Hiệp ước Lisbon để phục tùng hiến pháp chung EU.

Thủ tướng Gordon Brown đã tránh không cho trưng cầu dân ý về Hiệp ước Lisbon, điều mà ông Cameron quyết định làm năm 2016.

Việc này để lại hệ lụy sâu nặng cho Anh, vì về cơ bản vấn đề EU thời Brown và Cameron không khác gì nhau, theo GS Helen Thompson viết trên New Statesman.

Quan hệ của London với Brussels ngày càng trở nên phức tạp.

Anh muốn tự chủ thì các lớp vòng Kim Cô Hiệp ước liên tục siết lại.

Trong hồi ký vừa ra, David Cameron hối tiếc về trưng cầu dân ý Brexit 2016 nhưng ông cũng nói đó là việc “không thể tránh khỏi”.

Ông Cameron là nạn nhân thứ tư của Vấn đề EU, sau Thatcher, Major và Brown.

Người kế nhiệm, bà Theresa May cũng sụp đổ sau hơn ba năm cố gắng cứu vãn một tình thế vô vọng, là vừa làm hài lòng Brussels, vừa hòa giải nội bộ Anh.

Liệu thủ tướng Boris Johnson có bị Brexit hạ gục hay không, chúng ta chưa rõ.

Nhưng theo những gì quan sát thấy, Anh thực ra đã đồng sàng dị mộng với EU từ lâu, ở trong mà không bên trong, ‘being in but not inside“.

Anh hiện chỉ còn dính vào mỗi thị trường chung EU (single market), mà ở ngoài khu vực tiền euro, không tham gia khối Schengen về tự do đi lại.

Từ trước 2016, Anh cũng đã nỗ lực tránh quyền phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights (ECHR).

Nếu Brexit xảy ra thì Anh sẽ thôi luôn tòa ECHR, thu hồi quyền phán quyết các vấn đề hiến pháp về cho Tòa Tối cao (Supreme Court, có từ 2009) ở London.

Như thế, trong bốn trụ cột EU: tiền tệ, tự do đi lại, tòa án và thị trường, Anh chỉ còn ràng buộc với thị trường chung, điểm tranh cãi chính của Brexit.

Vị thế ‘chân trong chân ngoài’ này gây bất bình cho nhiều thành viên khác.

Cũng vì vậy, theo bình luận của Brendan Simms, EU đang dùng CH Ireland như một lối đánh tập hậu (backdoor) để khuất phục Anh trong vấn đề Brexit.

Mấu chốt của tranh cãi này được tạo ra quanh khái niệm ‘backstop’ về biên giới thực hay là ảo giữa CH Ireland với Bắc Ireland thuộc Anh.

EU muốn bảo vệ thị trường chung, gồm CH Ireland, còn Anh muốn bảo vệ bản sắc lịch sử kép của Bắc Ireland, British and Irish identity at the same time‘.

Cách EU dùng lá bài biên giới với Bắc Ireland này để bắt bí Anh sẽ khiến CH Ireland sẽ thiệt đơn thiệt kép, theo ông Simms, giáo sư sử ĐH Cambridge.

Chính cử tri CH Ireland đã bác bỏ cả hai Hiệp ước Nice (2003) và Lisbon (2008), dấu hiệu rằng người dân Ireland không yêu EU như chính trị gia ở Dublin.

BrexitRICHARD BAKER Những người ủng hộ Anh ở lại EU phản đối chính phủ Boris Johnson

Hiện phe ủng hộ ở lại EU nêu lập luận là ‘Ở lại để cải tổ EU từ bên trong’ (remain to reform).

Vẫn Helen Thompson nói đây là cái nhìn ngây thơ, không tính đến thực tế phũ phàng là EU không bao giờ để nước Anh có tư duy riêng biệt cải tổ họ.

Đà tiến của EU từ nay là thắt chặt liên kết nội bộ và dựa vào hai át chủ bài Pháp và Đức, hai nước từng có nhiều thế kỷ quan hệ sóng gió với Anh.

Brexit như vậy rất có thể là định mệnh của Anh, bất kể hậu quả ra sao những ngày tháng tới.

VNC

Tác giả bài này có cái nhìn rất một chiều, cảm tính, chỉ nhìn về quan điểm của những người Anh brexiter, tương tự như những quan điểm của anh ta trình bầy về quan hệ kinh tế Ba Lan – Đức tại cuộc hội thảo ở Porto. Có lẽ chỉ vì anh ta có cái nhìn hạn hẹp về Tây Âu, chỉ biết nhiều về nước Anh nơi anh ta sống và Ba Lan nơi có quan hệ gia đình mật thiết. Hy vọng là nếu anh ta viết một bài về định mệnh của Scotland sau Brexit thì sẽ khách quan hơn.

Cái cảm tính ở đây mình muốn nói là vấn đề backstop để giải quyết ổn thỏa tình trạng biên giới giữa Irland và Bắc Irland (dài 500km với 270 con đường chạy qua), một thỏa thuận giữa EU và chính phủ Therese May. Quan điểm của tác giả cũng giống như của Boris Johnson và đa số thành viên quốc hội Anh, không chấp nhận, chỉ chỉ trích backstop nhưng không thể tìm ra một giải pháp nào tốt đẹp hơn để được EU và nhất là Irland chấp nhận.

Thế backstop là gì? Đó là quy định trong giai đoạn chuyển tiếp, cho tới khi Anh Quốc và EU chưa có một hiệp ước thương mãi thì Anh Quốc vẫn thuộc liên minh quan thuế của EU (Zollunion der Europäischen Union) và Bắc Irland vẫn thuộc thị trường chung châu Âu (europäischen Binnenmarkt). Mục đích là để trong thời gian chuyển tiếp này hàng hóa và người qua lại tại biên giới đề cập trên không bị kiểm soát, một vấn đề mà phe phái nào cũng mong muốn. Nó được thỏa thuận cũng là để tránh tình trạng những xung đột ngày xưa ở Bắc Irland không bộc phát trở lại.

Irland: Der Brexit und die Grenze

Seit Jahren wird viel geredet und gerechnet in Sachen Brexit. Kurz vor Schluss aber scheint es nur noch um eine 500 Kilometer lange Grenze zu gehen – die zwischen Irland und Nordirland. Dort drohen viele Gefahren.

 Irland Symbolbild (Getty Images/AFP/L. Neal)

Man könnte, wenn es nun um den letzten Akt im Brexit-Drama geht, von einem langen Bürgerkrieg reden, von mehr als 3400 Toten in diesem Krieg und von rund 40.000 Verletzten. Der Jahrzehnte währende Konflikt auf der irischen Insel ist erst seit 1998 beigelegt. Man könnte aber auch von irischem Käse und nordirischem Fisch reden. Und von Guinness und Baileys. Damit wollen wir anfangen. 

Lassen wir also einmal den “Backstop” beiseite, mit dem das Nordirland-Problem nach dem Willen der EU geregelt werden soll, wenn es zum Brexit kommt. Lassen wir auch angeblich “technologische Lösungen” für die Grenzkontrolle aus dem Blick, von denen der Brexit-Befürworter Boris Johnson so lange geschwärmt hatte, wenn die Rede auf Nordirland kam. Schauen wir uns an, was eigentlich an dieser Grenze zwischen Nordirland und der Republik Irland passiert.

Karte Vereinigtes Königreich Nordirland Irland DE

270 Straßen

Es gibt auf dieser 500 Kilometer langen Grenze zwischen dem Süden und dem Norden Irlands, also zwischen der EU und Großbritannien, zu dem Nordirland gehört, an die 270 Straßenübergänge, und all die Wege über grüne Wiesen zählt ohnehin niemand. Auf diesen Straßen sind tagtäglich zwischen 14.000 und 16.000 LKW unterwegs. Sie transportieren Käse, Vieh, Milch, Fisch, Bier, Whiskey und alles, was man braucht, um Bier und Whiskey und Käse herzustellen.

Nehmen wir zunächst den Käse. Schmelzkäse aus Irland ist überall in der EU zu haben, und der ist eine Gemeinschaftsproduktion zwischen Nord und Süd. Vier Mal geht es hin und her über die derzeit nicht bestehende Grenze, so wissen mittlerweile auch deutschen Zeitungen, bevor aus Rohmilch aus dem Norden Käsescheiben werden, die vom Süden in die EU geliefert werden.

Nicht viel anders ist es bei Bier und Schnaps. Die Brauerei für Guinness steht zwar in Dublin, abgefüllt aber wird in Belfast. Die Zutaten des Sahne-Likörs Baileys kommen aus Irland, zusammengerührt werden sie aber im Norden, die Likör-Exporte wiederum verlassen vom Süden aus die Insel – fünf mal geht es dabei hin und her. Die Lieferketten zwischen beiden Inselteilen sind überall eng: Im Süden wird fast jedes dritte Schaf aus dem Norden geschlachtet; im Norden geht es jedem zweiten Hühnchen aus dem Süden an den Kragen.

Grenze zwischen Irland und Nordirland

Grenze zwischen Irland und Nordirland

 

30.000 Pendler

Seit die Grenze zwischen der Republik und Nordirland 1998 fiel, hat die Wirtschaft in beiden Teilen der Insel einen kräftigen Aufschwung erlebt. Allein die Arbeitslosigkeit im Norden fiel von seinerzeit 13 Prozent auf heute 3,5 Prozent. Rund 30.000 Pendler überqueren inzwischen täglich die frühere Grenze, um da zu produzieren und dort zu verpacken und verkaufen.

Würde die Grenze wieder hochgezogen, wären auf besagten Schmelzkäse Zollgebühren von 42 Prozent fällig, rechnete jetzt die “Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung” vor. So hoch ist mancher Schutzzoll an den EU-Außengrenzen, um die heimische Lebensmittelindustrie zu schützen. Und nach einem Brexit würde Nordirland nicht mehr dazu gehören. Der britische Markt läge zum Beispiel für irisches Fleisch plötzlich hinter der zollbewehrten Grenze. “Falls es einen harten Brexit gibt, und wir Zölle nach den Regeln der Welthandelsorganisation WTO zahlen müssten, wäre das das Ende der Fleischindustrie in unserem Land”, sagte der Rinderzüchter Joe Brady aus dem irischen Cavan County der DW. Schließlich ginge rund die Hälfte seiner Produktion nach Großbritannien. Genau 46 Prozent waren es im Jahr 2017.

Überhaupt exportierte Irland 2017 mehr ins Vereinigte Königreich als in irgendein anderes EU-Land. Eine drohende Zollgrenze würde das ändern. Das “Economic and Social Research Institute of Ireland” schätzt, dass im Falle eines harten Brexit das irische Wirtschaftswachstum innerhalb von zehn Jahren um fünf Prozent sinken würde. Andere Experten sprechen von etwas anderen Zahlen; besorgniserregend sind sie alle. Vor allem für die Landwirtschaft: Denn auch wenn etwa 2017 nur zwölf Prozent der gesamten irischen Exporte nach Großbritannien gingen, so waren es bei Agrarprodukten doch rund 40 Prozent, so Joe Healy, Chef des irischen Bauernverbands.

Nordirland Grenze Irland Rinder (Getty Images/AFP/P. Faith)

Rinder aus Irland für Großbritannien und die Welt

 

An der Grenze

Mit Märkten in Großbritannien und der EU und Nordamerika ist Irland der sechstgrößte Fleischexporteur der Welt. Aber auch hier könnte der Brexit mit seinen dann komplizierten Grenzübergängen zu einem ernsten Problem für die grüne Insel werden. Schließlich gehen – wie im Jahr 2017 – rund 475.000 Container mit irischen Waren über britische Häfen nach EU-Europa. Das entspricht 85 Prozent der irischen Güterfracht in die EU. Der schmale Rest nimmt nicht den Weg über England, sondern über die Häfen Dublin, Rotterdam oder Zeebrugge.

Nordirland Belfast | paramilitärisches Wandgemälde Selbstverteidigung (picture-alliance/AP Photo/P. Morrison)

Erinnerung an brutale Zeiten: Wandgemälde in Belfast (vom März 2017)

 

Für eine Flasche Baileys oder eine Dose Guinness mag hier und da eine Stunde mehr für Zollformalitäten an den neuen, alten Grenzen kein Problem sein. Aber Meeresfrüchte? Die werden oft von Fischern in der Republik eingekauft, im Norden verarbeitet, und konsumiert werden sie gern in südlichen Ländern der Europäischen Union. Schon zwanzig Minuten Wartezeit an einer Grenze könnten die empfindliche Ware verderben.

Das mag angesichts anderer Gefahren ein Witz sein, und da spielt dann doch die Erinnerung an den Bürgerkrieg auf der Insel wieder eine Rolle. Kontrollstellen an den Grenzen könnten wieder zu Brennpunkten des alten Konflikts um Nordirland werden. “Wenn wir bei der Grenzfrage einen Fehler machen”, so zitierte das deutsche “Handelsblatt” jetzt den frühreren EU-Kommissar Chris Patten, “werden erneut Menschen sterben”. Patten war vor gut 40 Jahren Londons Staatssekretär für Nordirland. Jetzt will die Londoner Regierung den Brexit um jeden Preis. 

DW

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen