Seite auswählen

„Núp sau danh nghĩa “Xuất Khẩu Lao Động” là nạn bán sức trẻ và bóc lột con người. Nhà nước Việt Nam đang lợi dụng triệt để thân thể của công dân để kiếm tiền.“

Ku Búa

 Hiện tại nếu hỏi ngẫu nhiên một thanh niên ở vùng quê thì cơ hội cao là họ sẽ hoặc đang dự tính đi Xuất Khẩu Lao Động (XKLĐ). Đây không còn là lựa chọn cá nhân nữa mà đã trở thành chủ trương được thúc đẩy bởi chính quyền nhằm giải quyết nạn dư thừa lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Sau đây là những con số hết sức gây ấn tượng về làn sóng này.

1. Từ năm 2010-2017, cả nước có hơn 800,000 người đi XKLĐ ở khắp nơi trên thế giới.

2. Thị trường lớn nhất là Đài Loan, thứ hai là Nhật bản và thứ ba là Hàn Quốc.

3. Hai địa phương có dân đi XKLĐ nhiều nhất là Hà Tĩnh với tầm 50,000 người và Nghệ An với 60,000 người.

4. Theo ước tính thì mỗi năm nguồn thu XKLĐ mang về cho Hà Tĩnh 7,000 tỷ đồng, chiếm tầm 45% ngân sách tỉnh.

5. Mỗi năm Việt Nam nhận được 2-3 tỷ tiền kiều hối từ XKLĐ, kèm với tổng lượng tiền kiểu hối là 16.7 tỷ, góp 6-7% cho GDP.

Nhưng tại sao nhà nước lại thúc đẩy chương trình này thay vì tập trung phát triển giáo dục hay hạ tầng. Tất cả lý do đều có thể tóm gọn sau đây.

TIỀN – Trước tiên phải nói đến lợi ích nhóm của ngành này. Hiện tại thì hầu hết đều bị kiểm soát bởi Bộ Lao Động Thương Binh. Từ đó đẻ ra nhiều vấn đề.

Khác với những người lao động khác, người Việt nếu muốn đi phải trả một khoản tiền gọi là phí môi giới. Dao động từ 50 đến 150 triệu VND tuỳ vào thị trường. Tuy không lớn nhưng là một khoản khổng lồ đối với người ở quê. Họ phải thế chấp nhà cửa và vay mượn để có. Thử hỏi số tiền này dùng cho việc gì và chạy vào túi ai?

NGOẠI TỆ – XKLĐ là một trong những nguồn thu lớn. Theo ước tính thì mỗi người gửi về $500 mỗi tháng cho gia đình ở quê nhà. Trông nhỏ nhưng đây là một số tiền lớn đối với người không có trình độ. Nếu làm ở trong nước thì với đồng lương 4-5tr/tháng thì họ không thể nào nuôi được gia đình.

PHÁT TRIỂN TẮT – Bằng việc thúc đẩy chương trình XKLĐ, nhà nước không quá bận tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay đầu tư vào giáo dục. Chỉ cần đẩy người đi bán sức ở nước ngoài là giải quyết vấn đề. Đây là một trong những cách xoá đói giảm nghèo nhanh nhất hiện tại vì thu nhập ở trong và ngoài nước quá chênh lệch.

MỊ DÂN – Nhà nước này gần như không muốn dân thông minh hơn. Họ chỉ muốn dân ở trong trạng thái u mê. Nó tiêu diệt khả năng nổi dậy và hướng người dân làm giàu bằng cách xuất ngoại. Thay vì nhìn vào những vấn đề trong nước thì nó khiến những người nhìn ra bên ngoài để tìm giải pháp. Họ ra đi để kiếm tiền nuôi gia đình nhưng đâu lại vào đấy, chế độ vẫn tồn tại và họ cũng không nhận ra mình là nạn nhân.

KẾT LUẬN – Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước mà người dân Việt Nam phải đi tứ xứ để nuôi gia đình. Núp sau danh nghĩa “Xuất Khẩu Lao Động” là nạn bán sức trẻ và bóc lột con người. Nhà nước Việt Nam đang lợi dụng triệt để thân thể của công dân để kiếm tiền.

Đây là mô hình không thể tiếp tục lâu dài được. Sức trẻ có giới hạn và khi hết tuổi lao động thì người dân không học vấn hay trình độ sẽ làm gì và sống ra sao.

Trong khi các nước khác đang đầu tư vào giáo dục để nâng cao trình độ thì đất nước này đang bán đi trí tuệ và thân thể với đồng lương rẻ mạt. Người Việt như đang làm nô lệ cho dân tộc khác và đang sống tồi tệ hơn cả thời thực dân.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

(02.11.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen