Seite auswählen

The architecture, language and culture of New Netherland influences New York today, even if most modern-day inhabitants have little idea of the history beneath their feet.

By Andrea Valentino

 

When his children were at preschool in Hackensack, New Jersey, building restorer and historian Tim Adriance taught them a simple nursery rhyme.

 Although it has a Dutch name – Trip a Trop a Tronjes (“The Father’s Knee is a Throne”) – the song can be sung in English too, making it easy for them to learn.

Soon, Adriance remembers, their whole class, mostly Filipino and African American boys and girls, were enthusiastically chanting along.

 None of this seems unusual unless you know the song’s history.

Remarkably, Trip a Trop a Tronjes was first sung on American shores in the 1600s, before the United States even existed, when Dutch settlers established New Amsterdam – now New York – and built farms in the surrounding countryside.

 

Centuries later, the song has survived through Tim Adriance and Dutch-Americans like him, passed on to immigrant children who reached New Jersey in a different age. 

This is part of a far larger, mostly unexplored story.

New Amsterdam was renamed centuries ago, and the hills and copses once known as New Netherland – the short-lived, 17th-Century Dutch colony in North America – now lope gently through a stretch of the US states of New York, New Jersey, Delaware and Connecticut.

 

But like Trip a Trop a Tronjesin Hackensack, the old Dutch influence still echoes across contemporary American life.

 

This is doubly true in the region the Dutch once called home: the architecture, language and culture of New Netherland influences New York today, even if most modern-day inhabitants have little idea of the history beneath their feet. 

Learning a trade

New Netherland goes back a long way. The Dutch traded along the Hudson River as early as 1611 and established Fort Amsterdam on the southern tip of Manhattan island in 1625.

 

Four decades later, New Amsterdam, the capital of New Netherland, had grown into a lively port of 1,500. 

Not that the Dutch were the only Europeans around. In 1630, the English had started their own outpost further north. But Boston (in the state of Massachusetts) and New Amsterdam were very different towns. 

 

The Dutch traded along the Hudson River and founded New Amsterdam in 1625 (Credit: Credit: ManuelVelasco/Getty Images)

The Dutch traded along the Hudson River and founded Fort Amsterdam in 1625 – long before the English showed up (Credit: ManuelVelasco/Getty Images)

 

“The English were still hanging Quakers in Boston in the 1650s,” said Charles Gehring, an expert in Dutch America and head of the Albany-based New Netherlands Research Center. “The Dutch never hanged anyone for their religious beliefs. You could believe what you want.” 

For example, Johannes Megapolensis, a Dutch pastor, describes in a letter from March 1655 seeing “Papists, Mennonites and Lutherans” walking the streets of New Amsterdam at a time when other Europeans across the Atlantic were engaged in brutal religious wars.

 

In part, this Dutch tolerance was imported from their brethren back home: The Netherlands in the 17th Century was a place of religious freedom and a principled refuge for religious minorities.

 

Tolerance also had practical benefits. Unlike the Puritans, austere Protestants from England who founded Boston as a religious utopia, the Dutch had earthier ambitions and encouraged anyone who wanted to make money to join the fray.

 

With more than 160 languages spoken, Jackson Heights in Queens is one of the US' most diverse neighbourhoods (Credit: Credit: Frances Roberts/Alamy)With more than 160 languages spoken, Jackson Heights in New York is one of the US’ most diverse neighbourhoods (Credit: Frances Roberts/Alamy)

 

“[New Amsterdam was] relatively tolerant to religion, very promoting of diversity, as long as people contributed to society and trade,” explained Sophie van Doornmalen, senior cultural officer at the Dutch Consulate in Manhattan.

You only have to explore a contemporary New York neighbourhood like Jackson Heights – home to about 110,000 people but more than 160 languages, with local curry joints squeezed near arepa bars – to see how these same ideals have continued to shape the city. 

Knickerbocker glory 

 

Politically, of course, this wider Dutch experiment of tolerance did not last.

The English first captured New Amsterdam in 1664 and permanently annexed the whole of New Netherland a decade later.

By the American Revolution, which kicked off in 1776, Dutch America had already been gone for more than a century.

Yet, remarkable traces of their settlement have survived, often in the most surprising places.

 

Flanked by Chinese stores, the Onderdonk House dates to 1660 and is an original Dutch building (Credit: Credit: Michelle Enfield/Alamy)Flanked by Chinese stores, New York’s Onderdonk House dates to 1660 and was built by the Dutch (Credit: Michelle Enfield/Alamy)

 

Walk down Flushing Avenue on the Brooklyn-Queens border and the view feels grubbily familiar.

Warehouses and mechanic shops jostle for space, and flatbed trucks trundle by. But just before you turn right onto Onderdonk Avenue, you step out of New York and into history.

On the corner, flanked by a row of Chinese wholesale firms, is a perfect Dutch farmhouse.

 

Shuttered windows sit below a sloping gambrel roof, first shallow, then steep. Climb the hill in the garden and you can see skyscrapers: Manhattan is just a few miles away.

 

The current Onderdonk House was built in 1709, after the English arrived, (and restored following a fire in 1975) but its foundations date to 1660.

 

In any case, much of the building is historical, said Linda Monte, a director at the house. She pointed out typical Dutch doors, only locking from the inside, then walked outside to admire the handsome whitewashed walls.

“Most of the Dutch houses that are left are of wood construction,” she explained. In part, Onderdonk House has survived so long because it’s made of stone. 

Farmsteads like Onderdonk freckle Brooklyn and Queens, physical reminders of a time before mechanic shops and before New York.

 

They are far from alone. Explore the streets of Lower Manhattan, after all, and you are wandering a street plan that would be recognisable to any self-respecting New Amsterdamer.

(You can check the original yourself, at Peter Minuit Plaza near the Staten Island Ferry, where a bronze sculpture of the 1660 “Castello Plan” of Dutch streets stands proudly by the water.) 

 

A plaque on Broad Street in New York shows the original grid of New Amsterdam (Credit: Credit: Terese Loeb Kreuzer/Alamy)A plaque on Broad Street in New York shows the original grid of New Amsterdam (Credit: Terese Loeb Kreuzer/Alamy)

 

Not that a street plan is all that remains of New Amsterdam. Modern Pearl Street was once named ‘Paerlstraat’ for the oysters that once lived in the harbour. Beaver Street speaks to the importance of animal pelts in the Dutch colony.

 

Head to 85 Broad Street, meanwhile, and you will notice the outline of a building marked in yellow brick on the pavement. This was the Stadt Huys, which ended up as New Amsterdam’s town hallbut was built as a tavern. (At its height, the compact settlement boasted 17 drinking establishments.)

 

At the same time, many modern buildings in New York owe a debt to the Dutch settlers, who combined the architecture of their European forebears with local materials.

The resulting style, now known as “Dutch Colonial”, is one of only “three indigenous architectural forms in the United States,” according to Adriance (the other two are the skyscraper and the ranch house).

And though Dutch Colonial buildings can now be found all over the US, the style is hugely popular near where the Dutch first established their colony.

Visit the Queens suburbs of Rockaway or Lindenwood, for example, and you’ll find rows of handsome Dutch-style homes from the early 20th Century, their gambrel roofs every bit as distinctive as at the Onderdonk House. 

 

New Amsterdam had a similarly big influence on New York names.

Iconic places – Brooklyn (Breukelen), Harlem (Haarlem), Wall Street (Waal Straat) – are all taken from colonial Dutch.

Less famous borrowings can be deliciously evocative too. The Bowery, a busy New York street lined with cocktail bars, was once named “bouwerij” (“farm”) for the fields of nearby pasture.

If the funfair at Coney Island had been built in 1650, meanwhile, it would have been overrun with bunnies: “conyne” was what the Dutch settlers called wild rabbit.

 

Wall Street is so named because it is where the Dutch built a wall to try and keep the English out (Credit: Credit: alexsl/Getty Images)Wall Street is so named because it was where the Dutch built a wall to try and keep the English out (Credit: alexsl/Getty Images)

 

New Netherland has mottled American English more generally, too. If you’ve ever sat out on the stoop (stoep), spent a dollar (daalder), waited for Santa Claus (Sinterklaas) or eaten a cookie (koekje), you’ve used terms adapted from the early Dutch settlers.

Linguistic memory is especially strong up the Hudson, where rural Dutch families spoke a form of “Amerikaans”  the New-World equivalent of Afrikaans, the language developed from 17th-Century Dutch that’s still spoken in South Africa – until last century.

Though of German and Italian extraction himself, Gehring recalls sprinkling his words with Dutch vocabulary even in the 1940s as he was growing up in upstate New York.

“We played games with marbles,” he remembered, “and we called them ‘knickers’ because of the knickerbockers, the [Dutch] people who used to make marbles.”

 

Other etymologies chart ‘knickerbockers’ back to the fact that Dutch settlers supposedly rolled up their trousers towards their knees –

but whatever its root, the word has enjoyed a long afterlife in New York.

 

Go and see the New York Knicks play basketball, or pop into the elegant Knickerbocker Hotel for a drink, and you’re enjoying institutions named (one way or the other) after the Dutch or their language.

 

Other Dutch terms are less famous but can still make Gehring smile. For example, he remembers he once confused a West Virginian friend by warning him about a “winklehawk” on his jeans.

“He thought it was some sort of bug and started beating his leg,” Gehring laughed. The friend needn’t have worried: the winklehawk was just a rip in his trousers. 

 

If you ain’t Dutch you ain’t much 

 

The vast majority of Americans celebrate Thanksgiving, recalling the early Puritan settlers in New England (Thanksgiving is traditionally said to be modelled on a feast of 1621).

 

A Dutch-American Heritage Day does exist, on 16 November, but hardly enjoys the same fame.

 

This disparity is telling: Puritans and their legend have thrilled people at least since Thanksgiving became a national holiday in the 19th Century, but Dutch America is mostly forgotten. 

 

Unlike the English colony of Boston, the Dutch founded New Amsterdam as a place of religious tolerance (Credit: Credit: felixmizioznikov)Unlike the English colony of Boston, the Dutch founded New Amsterdam as a place of religious tolerance (Credit: felixmizioznikov)

 

For Gehring, who has spent his life studying New Amsterdam and its legacy, this is a consequence of the 1664 conquest.

 

“The English never really allowed the Dutch to speak for themselves,” he said, citing American writer Washington Irving and his 1809 satirical A History of New York as an example of the way English-speakers dismissed the Dutch.

For a long time, the Dutch were thought of as “secondary buffoons in the New World,” Gehring added. 

Typical is Irving’s portrayal of the “Dutch yeomanry” who supposedly smoked so much they became a “lantern-jawed, smoked-dried, leathern-hided race”. 

Similar attitudes bled into the disparaging idioms reserved for Dutchmen in American English: “to talk Dutch”once meant “to spout nonsense”, and to “go Dutch” still implies stinginess. 

 

An 11th-generation Dutch-American, Adriance also thinks the early obliteration of New Amsterdam damaged its legacy, but wonders if traditional Calvinist diffidence was also a factor in the underestimation of Dutch achievements.

 

“We’re just quietly living our lives with our families, and once in a while, we’ll remind everybody and toot our horns. But we don’t really like having a St Patrick’s Day parade,” he said.

 

The Dutch settled on the southern tip of Manhattan in what is now the Financial District (Credit: Credit: newboy112/Getty Images)The Dutch settled on the southern tip of Manhattan in what is now the Financial District (Credit: newboy112/Getty Images)

 

 

Perhaps they should. For if the winklehawks and gambrel roofs of New Amsterdam still haunt the modern Big Apple, the old Dutch legacy arguably continues in even more fundamental ways.

 

“The New Netherland colony was founded in a spirit of trade and that everybody was welcome,” said van Doornmalen. “I think that sets New York City today apart.”

Adriance agrees, suggesting that the “American ideal [of] living with people who are not necessarily of your own stripe” can be traced back to the original, tolerant Dutch settlement.

 

He surely has a point: New York would later serve as a gateway for countless European immigrants, who first imbibed these values here before heading west.

 

Though the Netherlands might now have a king, meanwhile, Gehring thinks the 17th-Century Dutch Republic could explain modern New York’s enduring reputation as a place where anyone can make their fortune.

“The class structures that had developed in England and France – you were born into a certain class, and would die in it – meant it was very unusual to move up society,” he said, explaining that because the Dutch didn’t go in for a monolithic aristocracy, New Amsterdamers started off on a more even playing field, something New Yorkers have been proud of ever since. 

 

Does this mean you can draw a straight line from New Amsterdam to the Bill of Rights?

 

Maybe not.

 

But in culture, politics, language and architecture, Dutch New York has been unfairly scratched from the national story.

 

That is changing, though. Van Doornmalen and her colleagues at the Dutch Consulate offer grants for educational programmes on New Netherland and supported a book on Dutch colonial links to slavery.

 

Other institutions are dipping into this history, too. In 2016, The Museum of the City of New York opened its first permanent exhibition on the evolution of the city, starting with the “striving Dutch village” of New Amsterdam.

For his part, Gehring has spent decades painstakingly translating thousands of colonial Dutch documents into English.

His New Netherland Project, a major research scheme into Dutch colonial America, linked to the New Netherland Research Center, has so far worked through 7,000 pages of records and attracts huge interest.

“When we do something that relates to the Dutch, people turn up,” Gehring said. “They want to know, because they’ve been denied this information for years – it’s all about the Pilgrims, the Puritans, New England.”

That is good news. New Yorkers might not dye the Hudson orange (the colour that symbolises the Netherlands) just yet, but perhaps more people can begin to appreciate the vast Dutch influence on their town.

Nor do they have to learn Trip a Trop a Tronjes to get involved. All they have to do is go to City Hall and glance up at the flag.

That blue, white and orange is a modified version of the banner first hoisted over the original Dutch harbour.

 The name has changed and glass towers now loom over the old port, but even five centuries later, New Amsterdam lives on.

.

New York hiện đại thừa hưởng những gì từ di dân Hà Lan

 

Mặc dù có cái tên bằng tiếng Hà Lan – Trip a Trop a Tronjes (“Đầu Gối Cha Là Ngai Vàng”) – nhưng bài hát này cũng có thể được hát bằng tiếng Anh, giúp cho bọn nhóc dễ thuộc.

Adriance nhớ là chả mấy chốc, cả lớp học của con ông, chủ yếu gồm các bé trai, bé gái người Philippines và người Mỹ gốc Phi, đã hào hứng hát chung.

Sẽ là không có gì đặc biệt trong chuyện này, trừ phi bạn biết nguồn gốc của bài hát.

Đáng chú ý, Trip a Trop a Tronjes lần đầu tiên được hát trên bờ biển nước Mỹ thời thập niên 1600, trước khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời, khi những người định cư Hà Lan lập ra thành phố New Amsterdam – chính là thành phố New York ngày nay – và xây dựng các trang trại ở vùng nông thôn xung quanh.

Hàng thế kỷ sau, bài hát đã lưu giữ qua thế hệ của Tim Adriance và những người Mỹ gốc Hà Lan như ông, để rồi được truyền lại cho những đứa trẻ nhập cư đến New Jersey.

Đây là một phần của một câu chuyện lớn hơn nhiều, chủ yếu vẫn chưa được khám phá.

New Amsterdam đã được đổi tên từ nhiều thế kỷ trước, và những ngọn đồi, những bụi cây rậm rạp nơi đây từng được gọi là New Netherland – thuộc địa của Hà Lan trong một giai đoạn ngắn ngủi hồi Thế kỷ 17 tại Bắc Mỹ – nay nằm trải dài trên các tiểu bang New York, New Jersey, Delaware và Connecticut của Mỹ.

Nhưng cũng giống như sức sống của bài hát dành cho trẻ nhỏ ở Hackensack, Trip a Trop a Tronjesin, ảnh hưởng của người Hà Lan xưa vẫn còn vang vọng trong đời sống Mỹ đương đại.

Điều này hoàn toàn đúng ở nơi mà người Hà Lan từng coi như quê nhà của họ: kiến trúc, ngôn ngữ và văn hóa của New Netherland ảnh hưởng đến New York ngày nay, dẫu cho đa phần cư dân thời nay hầu như không biết gì nhiều về lịch sử của mảnh đất nơi họ đang sống.

Học kinh doanh

Làm nên vùng New Netherland là cả một chặng đường dài. Người Hà Lan bắt đầu buôn bán dọc theo Sông Hudson từ năm 1611, và thành lập Fort Amsterdam ở mũi cực nam của đảo Manhattan vào năm 1625.

Bốn thập kỷ sau, New Amsterdam, thủ phủ của New Netherland, đã phát triển thành một bến cảng sông sầm uất với 1.500 cư dân.

Người Hà Lan không phải là những người châu Âu duy nhất có mặt ở đây. Năm 1630, người Anh đã bắt đầu thiết lập những cảng tiền đồn của họ ở phía bắc. Nhưng Boston (thuộc bang Massachusetts) và New Amsterdam là những thị trấn rất khác biệt.

Getty ImagesGETTY IMAGES Người Hà Lan buôn bán dọc theo Sông Hudson và lập ra cảng Fort Amsterdam vào năm 1625 – rất lâu trước khi người Anh xuất hiện

 

“Trong thời thập niên 1650, người Anh vẫn treo cổ những người Quaker ở Boston,” Charles Gehring, chuyên gia về người Mỹ gốc Hà Lan và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu New Netherland có trụ sở tại Albany, nói. “Người Hà Lan không bao giờ treo cổ bất cứ ai vì niềm tin tôn giáo của họ. Bạn có thể theo bất kỳ đức tin nào.”

Chẳng hạn, mục sư Johannes Megapolensis người Hà Lan mô tả trong một lá thư viết hồi tháng 3/1655 rằng ông nhìn thấy “những người theo giáo hội Công giáo La Mã, giáo hội Mennonite và giáo hội Luther” khi đó ung dung dạo phố ở New Amsterdam, trong lúc những người châu Âu khác ở bờ bên kia của Đại Tây Dương thì đang có những cuộc chiến tôn giáo tàn khốc.

Tinh thần khoan dung của các di dân Hà Lan đã một phần được mang theo từ nơi quê nhà: Hà Lan trong Thế kỷ 17 là vùng đất của tự do tôn giáo và là nơi tị nạn hàng đầu cho các nhóm tôn giáo thiểu số.

Tinh thần khoan dung cũng mang lại những lợi ích thiết thực. Không giống như những người theo Thanh giáo hay Tin Lành khổ hạnh từ Anh đến, những người đã lập thành phố Boston như một xã hội không tưởng về tôn giáo, người Hà Lan có những mối quan tâm thực tế hơn, và họ khuyến khích những ai muốn kiếm tiền thì hãy tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh ở New Amsterdam.

With more than 160 languages spoken, Jackson Heights in Queens is one of the US' most diverse neighbourhoods (Credit: Credit: Frances Roberts/Alamy)

 

“[New Amsterdam] là nơi tương đối cởi mở với vấn đề tôn giáo, hết sức đề cao sự đa dạng, miễn là mọi người cùng đóng góp cho xã hội và giao thương,” Sophie van Doornmalen, tuỳ viên văn hóa cao cấp tại Lãnh sự quán Hà Lan ở Manhattan, giải thích.

Bạn chỉ cần đến khám phá một khu vực New York đương đại như Jackson Heights – nơi sinh sống của khoảng 110.000 người nhưng sử dụng tới hơn 160 ngôn ngữ, nơi các quán ăn đậm gia vị cà-ri bản địa được xen kẽ với các nhà hàng kiểu Nam Mỹ – là thấy được những ý tưởng kinh doanh đã cùng nhau tiếp tục định hình nên thành phố này như thế nào.

‘Knickerbocker’ ở New York

Tất nhiên là về mặt chính trị, thái độ cởi mở của Hà Lan đã không tồn tại được lâu.

Người Anh lần đầu tiên chiếm New Amsterdam là vào năm 1664, và một thập kỷ sau đã vĩnh viễn chiếm toàn bộ New Netherland.

Đến thời điểm Cách mạng Mỹ, khởi đầu vào năm 1776, thì vùng đất Mỹ mang dáng dấp Hà Lan đã biến mất.

Tuy nhiên, dấu ấn đáng chú ý của việc định cư của họ vẫn còn tồn tại, thường là ở những nơi đáng ngạc nhiên nhất.

AlamyALAMY Nằm cạnh các cửa hàng Trung Quốc, ngôi nhà mang tên Onderdonk House của New York có từ năm 1660, do người Hà Lan xây dựng

Đi xuôi xuống đường Flushing Avenue nằm ở ranh giới Brooklyn-Queens, bạn sẽ có cảm giác khung cảnh nhếch nhác nơi đây thật quen thuộc.

Nhà kho, cửa hàng cơ khí san sát cạnh nhau, và những chiếc xe tải sàn phẳng nặng nề chạy ngang qua. Nhưng ngay khi bạn rẽ phải vào phố Onderdonk Avenue là bạn đã bước ra khỏi New York và đi vào vùng đất lịch sử.

Ở góc phố, bên cạnh một chuỗi các cửa hàng bán buôn của Trung Quốc là một ngôi nhà trang trại hoàn hảo đúng phong cách Hà Lan.

Cửa sổ nằm ngay sát bên dưới mái nhà xây theo kiểu hai tầng dốc mái, với phần mái trên nghiêng nhẹ còn phần mái dưới dốc lớn. Leo lên đến ngọn đồi trong vườn, từ đó bạn có thể nhìn thấy những tòa nhà chọc trời: Manhattan chỉ cách đây có vài dặm.

Ngôi nhà Onderdonk House này được xây dựng vào năm 1709, sau khi người Anh đến, (và được phục chế sau vụ hỏa hoạn năm 1975) nhưng nền móng của nó thì có từ năm 1660.

Xét theo mọi khía cạnh, phần lớn ngôi nhà là nguyên gốc lịch sử để lại, Linda Monte, một trong những người quản lý ngôi nhà cho biết. Cô chỉ vào những cánh cửa điển hình kiểu Hà Lan, chỉ khóa từ bên trong, rồi bước ra ngoài chiêm ngưỡng những bức tường trắng to đẹp.

“Hầu hết các ngôi nhà kiểu Hà Lan đều được xây cất bằng gỗ,” cô giải thích. Nhưng toà nhà Onderdonk House thì lại được làm bằng đá, và có lẽ đó là lý do khiến tồn tại được lâu đến vậy.

Những trang trại như Onderdonk nằm rải rác ở Brooklyn và Queens, nhắc nhở về một thời trước khi có các cửa hàng cơ khí và trước khi New York ra đời.

Chúng không hề tồn tại một cách lẻ loi. Rốt cuộc, khi khám phá các đường phố của vùng Hạ Manhattan là bạn đang lang thang trong một kiểu quy hoạch đường phố vốn có thể dễ dàng được bất kỳ người dân New Amsterdam tự tôn nào nhận ra.

(Bạn có thể tự mình kiểm tra bản gốc, tại Peter Minuit Plaza ngay gần bến phà đi sang chỗ đặt bức tượng Nữ thần Tự do, nơi có một tác phẩm điêu khắc bằng đồng gọi là “Castello Plan” thể hiện bản đồ quy hoạch đường phố ở New Amsterdam vào năm 1660 đứng kiêu hãnh bên mặt nước).

A plaque on Broad Street in New York shows the original grid of New Amsterdam (Credit: Credit: Terese Loeb Kreuzer/Alamy)

Không chỉ quy hoạch đường phố mới là tất cả những gì còn lại của New Amsterdam. Pearl Street ngày nay đã từng được đặt tên là ‘Paerlstraat’, theo tiếng Hà Lan là chỉ nơi có những con hàu, con trai sinh sống trong cảng. Tên gọi của phố Beaver Street cho thấy tầm quan trọng của ngành thuộc da, lông thú ở vùng thuộc địa Hà Lan này.

Đi về phía số nhà 85 phố Broad Street, bạn sẽ nhận thấy ở bên ngoài của một tòa nhà được đánh dấu bằng đường viền gạch màu vàng trên vỉa hè. Đó là Stadt Huys, toà nhà ban đầu được xây để làm quán rượu, nhưng cuối cùng lại trở thành toà thị chính đầu tiên của New Amsterdam. (Vào lúc hoàng kim, khu nhà nhỏ gọn này từng kiêu hãnh là nơi đặt 17 quán rượu.)

Đồng thời, nhiều tòa nhà hiện đại ở New York được ra đời là nhờ vào những người định cư Hà Lan, những người đã kết hợp kiến trúc châu Âu của mình với vật liệu của địa phương.

Kết quả là nơi này có phong cách kiến trúc nay được gọi là “kiểu thuộc địa Hà Lan”, là một trong “ba hình thức kiến trúc bản xứ ở Mỹ,” theo lời của Adriance (hai hình thức còn lại là nhà cao chọc trời và nhà trang trại).

Và mặc dù các tòa nhà kiểu thuộc địa Hà Lan bây giờ có thể được tìm thấy trên khắp Hoa Kỳ, nhưng phong cách này phổ biến hơn cả tại nơi những người Hà Lan tới thiết lập thuộc địa đầu tiên của họ.

Chẳng hạn như khi ghé thăm vùng Rockaway hoặc Lindenwood, ngoại ô của Queens, bạn sẽ thấy những dãy nhà to đẹp kiểu Hà Lan từ đầu Thế kỷ 20, kiểu mái nhà hai tầng dốc mái cực kỳ đặc sắc, giống như toà Onderdonk House vậy.

New Amsterdam có ảnh hưởng to lớn tương tự đối với các địa danh ở New York.

Các địa danh mang tính biểu tượng – Brooklyn (Breukelen), Harlem (Haarlem), Phố Wall (Waal Straat) – đều có nguồn gốc từ Hà Lan thuộc địa.

Những cái tên vay mượn ít nổi danh hơn cũng có nguồn cội tương tự. Bowery, con phố sầm uất ở New York với đầy những quán bar, từng có tên là “bouwerij” (nghĩa là nông trại) trong thời New Amsterdam vì có các cánh đồng cỏ gần đó.

Nếu như khu vui chơi giải trí tại Coney Island mà được xây vào năm 1650, thì có thể nó sẽ là nơi có đầy thỏ hoang sinh sống: “conyne” là từ mà người Hà Lan tới đây định cư dùng để chỉ bọn thỏ hoang.

Getty ImagesGETTY IMAGES Phố Wall được đặt tên như vậy bởi đó là nơi các di dân Hà Lan đã dựng một bức tường bằng gỗ nhằm ngăn, không cho người Anh tiến vào

New Netherland cũng ảnh hưởng đáng kể tới ngôn ngữ Anh-Mỹ. Nếu bạn đã từng ngồi dưới mái hiên – stoop (‘stoep‘ trong tiếng Hà Lan), tiêu một đô la (‘daalder‘), chờ ông già Noel Santa Clause (‘Sinterklaas‘) hoặc ăn bánh cookie (‘koekje‘), thì bạn đã sử dụng từ ngữ được vay mượn từ những người Hà Lan đầu tiên tới đây.

Ký ức ngôn ngữ được lưu giữ đặc biệt tốt ở vùng Hudson, nơi các gia đình nông dân Hà Lan sử dụng thứ ngôn ngữ “Amerikaans”, tương tự như thứ tiếng Afrikaan ở Tân Thế Giới, thứ ngôn ngữ được phát triển từ tiếng Hà Lan hồi Thế kỷ 17 mà đến tận thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng ở Nam Phi.

Là người gốc Đức lai Ý nhưng Gehring vẫn nhớ lõm bõm được những từ vựng tiếng Hà Lan của mình dù cho ông chỉ dùng nó trong thời thập niên 1940, do ông lớn lên ở vùng bắc New York.

“Hồi đó chúng tôi hay chơi bi,” ông nhớ lại, “và chúng tôi gọi bi ve là ‘knickers’ vì những người làm ra những viên bi này là những ‘knickerbockers’ – người [Hà Lan] sống ở New York.”

Những dị bản nghĩa gốc của từ ‘knickerbockers’ có khi còn xuất phát từ chi tiết trên thực tế người Hà Lan ở đây thường xắn quần của họ lên tận đầu gối khi làm việc.

Song bất kể nguồn gốc của nó như thế nào, thì từ này đã được sử dụng khá lâu đời ở New York.

Chẳng hạn như đi xem đội New York Knicks thi đấu bóng rổ, hoặc ghé vào khách sạn Knickerbocker thanh lịch để uống vài ly, và bạn có thể thưởng thức sự thú vị khi tìm hiểu nguồn gốc đặt tên các tổ chức (bằng cách này hay cách khác) sau khi người Hà Lan di cư đến New York hoặc có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan.

Có một số từ ngữ khác của Hà Lan ít nổi tiếng hơn nhưng vẫn khiến Gehring bật cười. Ví dụ, ông nhớ rằng ông từng khiến một người bạn ở Tây Virginia bối rối hiểu lầm khi cảnh báo về một “winklehawk” trên chiếc quần bò của anh bạn.

“Cậu ấy nghĩ là có một con bọ thật đang bám trên quần và bắt đầu giậm chân để hất nó ra,” Gehring cười rũ. Người bạn thực ra đâu cần lo lắng: ‘winklehawk chỉ là chơi chữ để chỉ một vết rách trên quần mà thôi.

“Nếu bạn không phải là người Hà Lan thì bạn chẳng là gì”

Đại đa số người Mỹ tổ chức mừng Lễ Tạ ơn, nhớ đến những người định cư Thanh giáo đầu tiên đến New England (Lễ Tạ ơn theo truyền thống được cho là làm theo một ngày lễ có từ năm 1621).

Ngày Di Sản Hà Lan Ở Mỹ là ngày 16/11 hàng năm, nhưng ngày này không được tổ chức rầm rộ như Lễ Tạ ơn.

Bản thân sự khác biệt này đã nói lên vấn đề: người Thanh giáo và những câu chuyện của họ đã làm thiên hạ cảm động, ít nhất là kể từ khi Lễ Tạ ơn trở thành ngày lễ toàn quốc, từ hồi Thế kỷ 19, nhưng người Mỹ gốc Hà Lan thì hầu như bị lãng quên.

felixmizioznikovFELIXMIZIOZNIKOV

 

 

Với Gehring, người đã dành cả đời để nghiên cứu New Amsterdam và di sản của nó, đây chính là kết quả của cuộc chinh phạt năm 1664.

“Người Anh không bao giờ thực sự cho phép người Hà Lan có tiếng nói,” ông nói, trích dẫn câu nói của nhà văn Mỹ Washington Irving và tác phẩm trào phúng mà ông viết năm 1809, Lịch sử New York (A History of New York) như một ví dụ về cách những người nói tiếng Anh luôn coi nhẹ người Hà Lan.

Trong một thời gian dài, “người Hà Lan bị coi như trò hề ở Tân Thế giới,” Gehring nói thêm.

Điển hình là miêu tả của Irving về “đám tiểu nông người Hà Lan” (“Dutch yeomanry”), những người bị cho là hút thuốc nhiều đến mức trở thành một “chủng tộc hút thuốc như ống bễ di động, phun khói mịt mù, da dẻ thâm sì”.

Những thái độ tương tự còn đưa cả vào thành ngữ tiếng Anh Mỹ nhằm hạ thấp người Hà Lan. Chẳng hạn như “nói kiểu Hà Lan” (“to talk Dutch”) từng có nghĩa là “nói năng huyên thuyên”, còn “phân chia kiểu Hà Lan” cho đến ngày nay vẫn có ngụ ý là đồ bủn xỉn.

Là người Mỹ gốc Hà Lan thế hệ thứ 11, Adriance cũng cho rằng việc New Amsterdam bị xóa sổ sớm đã làm tổn hại tới di sản mà người Hà Lan để lại, nhưng cũng tự hỏi liệu có phải chính sự rụt rè của những người theo phái Cải cách Calvin có phải là một yếu tố khiến cho những thành tựu người Hà Lan đạt được bị coi nhẹ.

“Chúng tôi chỉ lặng lẽ sống cuộc đời của mình bên gia đình, và thỉnh thoảng, chúng tôi mới lên tiếng chút chút để mọi người nhớ đến mình. Song thực sự thì chúng tôi không thích có các kiểu hoạt động như lễ diễu hành trong Ngày Thánh Patrick,” ông nói.

Getty ImagesGETTY IMAGES Người Hà Lan tới định cư ở mũi phía nam của Manhattan, nơi hiện là khu Quận Tài chính

Lẽ ra họ nên thích. Những điều thú vị như vết rách trên quần (winklehawks) và mái nhà với hai tầng dốc mái đặc trưng của New Amsterdam vẫn ảnh hưởng tới Big Apple hiện thời, di sản của người Hà Lan xưa kia được cho là sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng theo những cách thậm chí còn căn bản hơn.

“Thuộc địa New Netherland được thành lập trên tinh thần giao thương và chào đón tất cả mọi người tham gia,” van Domalmalen nói. “Tôi cho rằng điều đó đã khiến cho New York City ngày nay trở nên đặc biệt.”

Adriance đồng ý, và cho rằng “quan điểm của người Mỹ có thể sống cùng những người khác chủng tộc” bắt nguồn từ những người Hà Lan đầu tiên tới định cư, mang theo tinh thần khoan dung.

Ông chắc chắn một điều: New York về sau đã đóng vai trò là cửa ngõ cho vô số người nhập cư đến từ châu Âu, những người trước khi “Tây tiến” đã thấm nhuần những giá trị tự do này.

Mặc dù Hà Lan hiện nay vẫn có vua, nhưng Gehring vẫn cho rằng Cộng hòa Hà Lan từ Thế kỷ 17 có thể lý giải vì sao New York thời hiện đại nổi danh là nơi bất cứ ai cũng có thể có cơ hội làm giàu.

 

“Cấu trúc giai tầng xã hội vốn đã định hình ở Anh và Pháp – nơi mà ngay từ lúc mới chào đời bạn đã thuộc một giai cấp nào đó, và điều đó không thay đổi cho tới khi bạn chết đi – khiến cho việc thăng tiến trong xã hội là vô cùng hiếm hoi,” ông nói, và giải thích rằng chính vì người Hà Lan không duy trì cấu trúc phân tầng xã hội, cho nên những người tới định cư ở New Amsterdam đã bắt đầu với một sân chơi thậm chí còn phóng khoáng bình đẳng hơn, điều mà người dân New York luôn tự hào.

Vậy có phải là ta có thể liên hệ trực tiếp New Amsterdam tới Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ?

Có lẽ là không.

Nhưng từ văn hóa, chính trị, ngôn ngữ cho đến kiến trúc, đặc tính Hà Lan ở New York đã bị loại bỏ một cách không công bằng khỏi câu chuyện lịch sử của đất nước.

Điều đó đang thay đổi. Van Doornmalen và các đồng nghiệp của bà tại Lãnh sự quán Hà Lan nay đang cấp học bổng hỗ trợ cho các chương trình giáo dục về vùng New Netherland, và tài trợ một cuốn sách về các mối liên quan giữa thuộc địa Hà Lan với chế độ nô lệ.

Các tổ chức khác cũng đang quan tâm đến phần lịch sử này. Vào năm 2016, Bảo tàng Thành phố New York đã khai mạc triển lãm thường xuyên đầu tiên về sự phát triển của thành phố.

Về phần mình, Gehring đã dành nhiều thập kỷ miệt mài dịch hàng ngàn tài liệu về vùng thuộc địa Hà Lan sang tiếng Anh.

Dự án New Netherland của ông, một kế hoạch nghiên cứu lớn về vùng thuộc địa Hà Lan ở Mỹ, liên kết với Trung tâm nghiên cứu New Netherland, cho đến nay đã tìm hiểu 7.000 trang tài liệu và thu hút rất nhiều quan tâm.

“Khi chúng tôi làm các thứ liên quan đến người Hà Lan, mọi người kéo đến rất đông,” Gehring nói. “Họ muốn biết rõ, vì họ đã bị từ chối thông tin này trong nhiều năm – những thông tin về người đó là tất cả những gì về những người hành hương, người Thanh giáo, về New England.”

Đó là tin tốt lành. Người New York chưa nhuộm cam màu sông Hudson (màu biểu tượng của Hà Lan), nhưng có lẽ nhiều người bắt đầu đánh giá cao ảnh hưởng to lớn của những người Hà Lan đầu tiên tới đây đối với thành phố New York.

Họ cũng chẳng cần phải học Trip a Trop a Tronjes mới hiểu được câu chuyện. Họ chỉ cần đến Tòa Thị chính và nhìn lên lá cờ.

Xanh, trắng và cam, đó là những màu sắc có trên tấm băng-rôn đầu tiên được chăng trên cảng Hà Lan ngày đó.

Cái tên New Amsterdam đã được thay, các tòa tháp bằng kính hiện đại nay đổ bóng xuống bến cảng cũ. Thế nhưng cho dù năm thế kỷ đã trôi qua, New Amsterdam vẫn còn đó.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen