Seite auswählen

Việt Nam thời báo/ National Review

15/05/2020 

Khánh An dịch / By JIANLI YANG

(VNTB) – Chủ nghĩa dân tộc hung hăng của Tập Cận Bình phản tác dụng.

Nhà độc tài Trung Quốc Tập Cận Bình đã tự cho mình là người ủng hộ chủ nghĩa đa phương, nhưng động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông thể hiện điều ngược lại. Họ dường như tuân theo nguyên tắc của Mao Trạch Đông rằng việc sử dụng vũ lực tàn bạo có thể giải quyết tốt nhất các cuộc xung đột và hòa bình, và rằng hoà bình bị mất thông qua thỏa hiệp.

Biển Đông là tuyến giao thương hàng hải tấp nập nhất trên thế giới. Hầu hết các hòn đảo cằn cỗi, rạn san hô và đảo san hô, vùng nước đánh cá phong phú có tầm quan trọng trong địa chính trị toàn cầu. Trên thực tế, Trung Quốc thực sự nắm giữ gần 90% chủ quyền của khu vực tranh chấp, và không muốn giải quyết một cách hòa bình các yêu sách của mình.

Vào ngày 3 tháng 4, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã cố tình đâm và đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam. Hai quốc gia có xung đột về quyền tài phán của Quần đảo Hoàng Sa và quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh đảo. Vào ngày 18 tháng 4, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành lập khu vực hành chính Nam Sa và Tây Sa tại Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, gây ra một cuộc biểu tình ở Philippines. Philippines có khu hành chính tại ít nhất chín đảo ở Trường Sa và các đảo nhỏ, bao gồm cả Rạn san hô Đá Chữ Thập.

Dự án minh bạch hàng hải châu Á, theo dõi các tranh chấp lãnh thổ, cho rằng Đá Chữ Thập đã trở thành căn cứ tên lửa của Trung Quốc. Trong các hoạt động trước đó, vào giữa tháng 2, một tàu hải quân Trung Quốc đã chĩa súng radar vào một tàu hải quân Philippines gần rạn san hô ở Nansha, báo hiệu rằng đây là một hành động đe dọa. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã kích động xung đột với Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Sự gây hấn của Trung Quốc là sự nhạo báng cho những nỗ lực của các thành viên ASEAN trong việc tuân thủ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Các quy tắc phản ánh cam kết của tổ chức về “thỏa hiệp, đồng thuận và tham vấn”. Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng hành động của Trung Quốc không chỉ tạo ra căng thẳng với Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà còn khiến các thành viên ASEAN đặt câu hỏi về sự chân thành của Trung Quốc trong  đàm phán Bộ luật ứng xử các bên ở Biển Đông.”

Trung Quốc dường như đang sử dụng đại dịch corona để thúc đẩy dự án bành trướng ở Biển Đông bằng cách “sử dụng vũ lực… sử dụng lực lượng hải quân ngày càng hùng mạnh để quấy rối tàu của các quốc gia đối địch, đôi khi ngay cả trong vùng lãnh hải của các quốc gia này”. Tuy nhiên, giống như Trung Quốc thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh trong nước trở thành thảm họa toàn cầu, thì lại tạo ra chiến dịch quảng bá tồi tệ mà họ hy vọng tránh được. Việc bắt nạt các quốc gia ở Biển Đông đã gia tăng các phản ứng chống Trung Quốc ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Những nỗ lực của Bắc Kinh để củng cố danh tiếng quốc tế của quốc gia này cho kết quả ngược lại. Ví dụ, giữa đại dịch vào ngày 24 tháng 4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã phát hành một video clip về một bài hát có tên “Iisang Dagat” (“Một biển”). Bài hát do chính Đại sứ Trung Quốc tại Philippines viết lời, do một ca sỹ người Phi gốc Hoa nổi tiếng cùng với mộ nhà ngoại giao Trung Quốc trình bày, trong buổi biểu diễn kỷ niệm “kỷ nguyên mới của tình hữu nghị” hai nước. Nhưng video đã nhận được hơn 65.000 lượt “không thích” vào ngày đầu tiên phát hành. Cư dân mạng Philippines cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng hoàn cảnh để lồng ghép tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào bài hát này.

Các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông – chinh sách ngoại giao chiến binh sói – đã làm tổn hại danh tiếng của quốc gia và nhân dân Trung Quốc. Nhưng đây cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế trong thế giới ngày nay. Do đó, hiểu được gốc rễ của hành vi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

Điều quan trọng nhất là chủ nghĩa dân tộc được dung dưỡng bởi Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, chủ nghĩa dân tộc đã củng cố tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ năm 1989. Trước đại dịch virus corona, tăng trưởng kinh tế đã suy yếu, nhưng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng nợ và thậm chí là bóng ma sụp đổ tài chính do sự cứng nhắc của quản lý tập trung và tham nhũng thường xuyên. Mặc dù có thành tích khét tiếng về vi phạm nhân quyền và tham nhũng, ĐCSTQ chỉ dựa vào hai yếu tố đó để hợp pháp hóa sự cai trị của mình ở Trung Quốc: hiệu quả kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Khi nền kinh tế suy giảm, chủ nghĩa dân tộc gia  tăng.

Giống như Đức Quốc xã, chủ nghĩa dân tộc xuất hiện ở Trung Quốc thực chất là gây hấn với các cá nhân, nhóm không phù hợp và các xã hội khác. Loại chủ nghĩa dân tộc này tuân theo tính logic được thể hiện trong một bài viết của Isaiah Berlin vào năm 1978: “Không có gì cản trở mục tiêu tối thượng của tôi mà cũng là của quốc gia tôi, không gì có thể được phép có giá trị tương đương với điều đó.” Khi một quốc gia giữ quan điểm này gặp một quốc gia khác có quan điểm khác, họ tin rằng họ có quyền buộc quốc gia đó phải nhượng bộ.

Việc sử dụng lực kháng  trong đối nội và đối ngoài do đó thuộc về  chủ nghĩa dân tộc khát máu của Trung Quốc. Xung đột ở Biển Đông cũng chuyển hướng chú ý của công chúng ra khỏi thất bại chính sách và quyền lực không hợp lòng dân của ông Tập Cận Bình: giấu giếm virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, thất bại trong việc đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông và tự loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước. Tập Cận Bình đã mạnh tay loại bỏ một số lượng lớn kẻ thù tiềm năng trong đảng và tăng cường kiểm soát xã hội.

Thật vậy, sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông phù hợp với sự hiếu chiến đối với các tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người bảo vệ nhân quyền và bất kỳ cá nhân hay đảng phái chính trị nào có quan điểm hay sự tồn tại thách thức khát vọng kiểm soát toàn bộ và bá quyền toàn cầu của Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế cần phải phản ứng mạnh mẽ trước sự hiếu chiến này, nhưng gánh nặng do hành động của chế độ đè lên người dân Trung Quốc, và hạnh phúc và tương lai của họ đang bị đe dọa nhiều nhất.

*Jianli Yang, một người sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn, là người sáng lập và chủ tịch của Sáng kiến ​​Dân quyền Trung Quốc. Aaron Rhodes là chủ tịch của Diễn đàn tự do tôn giáo châu Âu, đồng thời là tổng biên tập nhân quyền tạp chí Dissident.

Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, nói rằng Mỹ đã mang virus corona vào TQAFP Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, nói rằng Mỹ đã mang virus corona vào TQ

Ngày xửa ngày xưa, nghệ thuật quản trị nhà nước của Trung Quốc kín đáo và bí ẩn.

Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, từng viết trong nghiên cứu về chính sách ngoại giao của mình rằng “ngoại giao của Bắc Kinh rất tinh vi và không thẳng thắn, đến nỗi nó khiến chúng tôi ở Washington không thể hiểu nổi”.

Các chính phủ ở phương Tây đã thuê các nhà tội phạm học để diễn dịch các tín hiệu mờ mịt phát ra từ bộ chính trị Trung Quốc.

Dưới thời nhà lãnh đạo cũ, Đặng Tiểu Bình, chiến lược mà Trung Quốc tuyên bố là “giấu mình chờ thời”. Giờ không còn nữa.

Trung Quốc đã triển khai một đội ngũ các nhà ngoại giao ngày càng mạnh miệng tham gia vào thế giới mạng xã hội để nói đương đầu với mọi đối thủ, đôi khi, với sự thẳng thắng trong chớp mắt. Mục đích của họ là bảo vệ việc Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona và thách thức những ai nghi ngờ.

Vì vậy, họ liên lục tung ra các tweet và bài đăng từ các đại sứ quán trên khắp thế giới. Và họ không kiềm chế gì mấy, tung ra các bài viết châm biếm và gây hấn với cách thức tương tự.

Đó là sự mới lạ trong kỹ thuật của những nhà ngoại giao được mệnh danh là những “chiến binh sói” sau bộ phim hành động cùng tên.

Chiến binh sói là bộ phim cực kỳ nổi tiếng, trong đó các lực lượng đặc biệt ưu tú của Trung Quốc chiến đấu chống lại đội quân lính đánh thuê cho Mỹ và những kẻ thất thế khác. Họ vô cùng bạo lực và mang giọng điệu dân tộc cực đoan.

Một nhà phê bình gọi họ là “Rambo với đặc tính Trung Quốc”. Một poster quảng cáo cho thấy hình ảnh nhân vật chính của phim giơ ngón tay giữa với khẩu hiệu: “Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc, dù xa xôi, đều phải bị tiêu diệt”.

Trong một bài xã luận gần đây, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố người dân “không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao mềm yếu” và nói rằng phương Tây cảm thấy bị thách thức bởi chính sách ngoại giao “Chiến binh sói” mới của Trung Quốc.

Một kiểu ngôn ngữ mới

Các nhà ngoại giao TQ đang bảo vệ cách thức TQ xử lý vụ dịch Covid-19GETTY IMAGES Các nhà ngoại giao TQ đang bảo vệ cách thức TQ xử lý vụ dịch Covid-19

Có lẽ “chiến binh sói” tinh túy là Triệu Lập Kiên, người phát ngôn trẻ tuổi thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông là quan chức đã đưa ra giả thuyết không căn cứ rằng Hoa Kỳ có thể đã mang virus corona đến Vũ Hán.

Ông này có hơn 600.000 người theo dõi trên Twitter và ông ta khai thác số khán giả đó gần như hàng giờ, không ngừng tweet đi tweet lại và bấm ‘like’ bất cứ điều gì quảng bá và bảo vệ Trung Quốc.

Tất nhiên đây là điều mà các nhà ngoại giao ở bất cứ nơi nào trên thế giới phải làm: việc của họ là thúc đẩy lợi ích đất nước họ. Nhưng ít nhà ngoại giao sử dụng kiểu ngôn ngữ, thật sự, không ngoại giao chút nào.

Chẳng hạn đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ mô tả kêu gọi Trung Quốc bồi thường cho việc phát tán virus là “vô lý và nực cười và một cách đáng chú ý'”.

Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan cáo buộc Tổng thống Donald Trump là “đầy phân biệt chủng tộc”.

Đáp lại những đề xuất bị chế giễu của ông Trump về những biện pháp tốt nhất để xử lý virus, người phát ngôn chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tweet: “Tổng thống nói đúng. Một số người cần được tiêm #thuốctẩytrùng, hoặc ít nhất là súc miệng với nó. Bằng cách đó, họ sẽ không lan truyền virus, dối trá và thù hận khi nói chuyện.”

Tại London, “chiến binh sói” của Trung Quốc là Mã Huy. Tên tài khoản Twitter của ông này có từ “chiến binh” và ông ấy cũng vô cùng mạnh mẽ và sung mãn.

Phim 'Các chiến binh sói' rất nổi tiếng ở TQGETTY IMAGES Phim ‘Các chiến binh sói’ rất nổi tiếng ở TQ

Ông Mã Huy tweet:

“Một số nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã khom lưng cúi gối để nói dối, thông tin sai lệch, đổ lỗi, kỳ thị. Điều đó rất đáng khinh, nhưng chúng ta không nên hạ thấp tiêu chuẩn của mình, chạy đua để xuống đáy. Họ không quan tâm nhiều đến đạo đức, liêm chính như chúng ta. Chúng ta cũng có thể đẩy lùi sự ngu ngốc của họ. “

Bây giờ phần lớn điều này có thể trông giống như một màn diễn hài quen thuộc mà bạn thấy trên mạng xã hội. Nhưng đối với Trung Quốc, đó là một sự khởi đầu rất lớn. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tư vấn Marshall của Đức (GMF) cho thấy đã có sự gia tăng 300% các tài khoản Twitter chính thức của nhà nước Trung Quốc trong năm qua, với số bài đăng tăng gấp bốn lần.

Kristine Berzina, một thành viên cao cấp tại GMF, nói: “Điều này rất bất thường so với những gì chúng tôi dự đoán về Trung Quốc.

“Trước đây, bộ mặt công chúng của Trung Quốc đã thể hiện một hình ảnh tích cực về đất nước. Đã có một sự khích lệ về tình bạn. Các video về gấu trúc dễ thương phổ biến hơn nhiều so với sự đáp trả cay nghiệt trong các chính sách khác nhau của chính phủ. Do đó đây là bước khởi đầu lớn. “

Và đây rõ ràng là một lựa chọn chính sách của chính quyền Trung Quốc. Họ có thể đã chọn tập trung hoàn toàn vào chiến dịch thông tin được gọi là “ngoại giao mặt nạ” , cụ thể là quyên góp và bán bộ bảo hộ y tế trên khắp thế giới.

Điều này đã thúc đẩy sức mạnh mềm của Trung Quốc khi các nước khác phải vật lộn để đối phó. Nhưng thiện chí được tạo ra bởi “con đường tơ lụa sức khỏe” này dường như đã bị tiêu tan bởi sự hung hăng của các “chiến binh sói”.

Các vị đại sứ giận giữ

Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Thành Cảnh Nghiệp, đã tham gia vào một cuộc tranh cãi dữ dội với chủ nhà. Khi chính phủ Úc ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus, ông Thành Cảnh Nghiệp ám chỉ Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc.

“Có lẽ những người dân thường cũng sẽ nói, ‘Tại sao chúng ta phải uống rượu Úc hay ăn thịt bò Úc?'”, Ông nói với Tạp chí Tài chính Úc.

Các bộ trưởng cáo buộc ông ta “đe dọa về kinh tế”. Các quan chức của Bộ Ngoại giao và Thương mại đã gọi cho đại sứ để yêu cầu ông giải thích. Ông này trả lời bằng cách đăng lời giải thích về cuộc đối thoại trên trang web của đại sứ quán, trong đó ông kêu gọi Úc ngừng chơi “trò chơi chính trị”.

Trung Quốc tuần này áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với một số nhà chế biến thịt bò Úc và đe dọa áp thuế quan đối với lúa mạch Úc.

Các vườn nho ở Úc - rượu nho là một mặt hàng xuất khẩu chính của Úc sang TQ, nhưng điều này nay có thể thay đổi
Các vườn nho ở Úc – rượu nho là một mặt hàng xuất khẩu chính của Úc sang TQ, nhưng điều này nay có thể thay đổi

Tại Paris, Đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã đã được Bộ Ngoại giao triệu tập để giải thích các bình luận trên trang web của Đại sứ quán nói rằng Pháp đã bỏ rơi người già, để họ chết vì Covid-19 tại các nhà dưỡng lão.

Sự phản kháng chống lại các nhà ngoại giao Trung Quốc có lẽ là mạnh nhất ở châu Phi nơi một số đại sứ – từ Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi – đã được chủ nhà triệu tập trong những tuần gần đây để giải thích sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc.

Chủ tịch Hạ viện Nigeria, Femi Gbajabiamila, đã công bố các đoạn video ông khiển trách đại sứ Trung Quốc.

Trong một bài viết cho tạp chí Foreign Foreign, Kevin Rudd, cựu thủ tướng Úc, lập luận rằng Trung Quốc đang phải trả giá cho chiến lược mới của mình:

“Dù các nhà ngoại giao thế hệ chiến binh sói mới của Trung Quốc có thể báo cáo lại với Bắc Kinh, thì thực tế là vị thế của Trung Quốc đang chịu tổn thất lớn (điều trớ trêu là những chiến binh sói này đang bổ sung thêm vào thiệt hại này, chứ không phải cải thiện nó).

“Phản ứng chống Trung Quốc về sự lây lan của virus, thường bị buộc tội phân biệt chủng tộc, đã được xuất hiện ở các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Indonesia và Iran. Sức mạnh mềm của Trung Quốc có nguy cơ bị băm nát.”

Rủi ro là sự quyết đoán ngoại giao của Trung Quốc có thể khiến thái độ này cứng rắn thêm ở phương Tây. Các nước phương Tây trở nên không tin tưởng và ít sẵn sàng tham gia với Bắc Kinh.

Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã trở thành một chủ đề trong cuộc bầu cử tổng thống, với cả hai ứng cử viên cạnh tranh để trở nên cứng rắn hơn người còn lại. Tại Anh, các nghị sĩ bảo thủ đang chuẩn bị để giám sát chặt chẽ các chính sách của Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là liệu những căng thẳng ngoại giao này có làm sâu sắc thêm cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và phương Tây? Điều này quan trọng không chỉ vì những rủi ro chung của việc leo thang xung đột mà còn bởi vì có rất nhiều việc mà thế giới cần phải hợp tác.

Tấm biển ở Serbia ghi dòng chữ "Xin chào người anh em, Tập Cận Bình"AFP
Tấm biển ở Serbia ghi dòng chữ “Xin chào người anh em, Tập Cận Bình”

Trước mắt, việc nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và phân phối vaccine ngừa Covid-19 sẽ cần có sự hợp tác quốc tế bao gồm cả Trung Quốc. Về lâu dài, hầu hết các nhà phân tích mong đợi một hành động tập thể toàn cầu để sửa chữa nền kinh tế thế giới. Nhưng cơ hội đó có vẻ mỏng manh.

Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Điện lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nói:

“Nếu Mỹ và Trung Quốc không bỏ sang một bên sự khác biệt của họ để cùng nhau chống lại đại dịch toàn cầu, thật khó tin họ sẽ tìm cách hợp tác để củng cố nền kinh tế của mình. “

Một số chiến lược gia cho rằng trong khi phương Tây sẽ phải tăng cường sự độc lập chiến lược khỏi Trung Quốc sau đại dịch, thì cũng sẽ phải tìm một khuôn khổ mới cho hợp tác.

Ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc có thể không làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn.

Nhu cầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 khiến các nước phải hợp tác với TQREUTERS Nhu cầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 khiến các nước phải hợp tác với TQ

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen