Seite auswählen

62 nước ủng hộ yêu cầu của Úc về điều tra virus corona Vũ Hán

Yêu cầu của Úc về việc tiến hành một cuộc điều tra phản ứng lúng túng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với đại dịch virus corona Vũ Hán bây giờ đã nhận được sự ủng hộ của 62 quốc gia. Những nước này bày tỏ sẵn sàng ủng hộ một dự thảo nghị quyết tuyên bố về vấn đề điều tra virus corona trong phiên họp của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) tại Geneva, Thụy Sĩ vào thứ Ba (19/5).

Prime Minister Scott Morrison Calls May 18 Election : Nachrichtenfoto
CANBERRA, AUSTRALIA – APRIL 11: Australian Prime Minister Scott Morrison talks to the media at a press conference announcing an election date at Parliament House on April 11, 2019 in Canberra, Australia. Scott Morrison visited the Governor General today to ask for an election on 18 May. All 151 House of Representatives seats will be up for election. (Photo by Tracey Nearmy/Getty Images)

Thủ tướng Australia Scott Morrison duy trì lập trường về việc điều tra dịch bệnh, việc đã gây ra rạn nứt trong quan hệ với Trung cộng. Ảnh: Getty Images

Theo Breitbart News, bản kiến nghị của Úc chứa đựng nhiều lời lẽ mạnh mẽ hơn một phiên bản khác do Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra trước đó. Bản kiến nghị của Úc đã nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia quan trọng, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, New Zealand, Indonesia, Nga, Mexico, Brazil và tất cả 27 quốc gia thành viên EU, cùng nhiều nước khác.

Theo tờ nhật báo Australian, bản kiến nghị của Úc kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus “vào thời điểm phù hợp sớm nhất hãy bắt đầu một tiến trình từng bước đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện” về phản ứng quốc tế đối với đại dịch virus corona, những hành động của WHO và “thời gian biểu” về diễn tiến đại dịch.

Thủ tướng Úc Scott Morrison quyết tâm không lùi bước trong việc kiến nghị tiến hành điều tra nguồn gốc virus corona và điều này đã khiến Trung cộng giận dữ. Chế độ Bắc Kinh trước nay coi WHO và lãnh đạo của tổ chức này là một phần mở rộng tham vọng địa chính trị của họ.

Trong vài tuần gần đây, Trung cộng đã đe dọa sẽ trừng phạt thương mại Úc nếu quốc gia này tiếp tục thách thức Bắc Kinh.

Trung cộng cảnh báo rằng nếu Canberra chống Bắc Kinh có thể làm bùng phát tâm lý tẩy chay Úc tại Trung cộng. Người dân Trung cộng sẽ không mua hàng Úc như thịt bò hay rượu vang, không đi du lịch và học tập tại Úc.

Úc cũng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ phản đối việc Trung cộng từ chối đóng cửa các khu chợ bán động vật tươi sống. Một khu chợ như này tại Vũ Hán được cho là nơi phát sinh virus corona chủng mới.

Thủ tướng Úc Morrison nhiều lần nói rằng chính quyền liên minh theo đường lối bảo thủ của ông sẽ không cúi đầu trước hàng loạt đe dọa từ Trung cộng, theo SBS News.

Phát biểu trước báo giới tại Canberra vào tháng trước, Thủ tướng Morrison nói: “Đây là virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người trên khắp thế giới. Virus này đã khiến nền kinh tế toàn cầu phải đóng cửa. Những ảnh hưởng và tác động của loại virus này là quá to lớn”.

“Bây giờ, dường như là thời điểm hoàn toàn hợp lý và thực tế khi thế giới muốn có một đánh giá độc lập về cách thức tất cả điều này đã diễn ra, để chúng ta có thể rút ra bài học và ngăn chặn điều này xảy ra lần nữa”, ông Morrison nói thêm.

Việc Trung cộng tức giận khi Úc không chịu cúi đầu trước sức ép của họ là điều không mới.

Bắc Kinh cũng đã gây sức ép mạnh mẽ khi Úc trở thành nước đầu tiên ngoài Mỹ thực hiện ngăn chặn gã khổng lồ viễn thông Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G.

Khi Úc là một trong những tiếng nói hàng đầu kêu gọi WHO cho phép Đài Loan trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan điều phối hoạt động y tế toàn cầu, Trung cộng cũng đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Úc can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Xuân Thành Trithucvn.net (18.05.2020)

*

116 nước ủng hộ đề xuất của Úc về việc điều tra dịch Covid-19

Trong khi đó thì đài SBS lại đưa tin, 116 quốc gia đã ủng hộ đề xuất của Australia về việc mở cuộc điều tra độc lập đối với dịch Covid-19, ngay trước thềm hội nghị của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) khai mạc ngày 18/5 tại Geneva, Thụy Sĩ.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/pjimage-2020-05-18t114222-097-700x366.jpg

Thủ tướng Úc Scott Morrison (ảnh chụp màn hình video ABC News (Australia)/Youtube).

Các nước này bao gồm 54 quốc gia thành viên trong nhóm khu vực châu Phi của Liên Hợp Quốc sẽ đồng tài trợ cho hoạt động này, cùng với 62 quốc gia khác, trong đó có Nga, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Canada.

27 thành viên của Liên minh châu Âu, cùng với Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand cũng ủng hộ đề xuất điều tra của Úc.

Bộ trưởng Y tế Greg Hunt sẽ đại diện cho Úc tham gia cuộc họp trực tuyến của WHA vào tối thứ Hai (18/5). Cuộc bỏ phiếu về việc điều tra dự kiến diễn ra vào đầu ngày thứ Ba (19/5).

Bộ trưởng Nông nghiệp Úc David Littleproud cho biết cuộc điều tra bao gồm những gì thế giới có thể học được từ đại dịch tàn khốc.

Đó là trách nhiệm phải làm khi 300.000 mạng sống đã mất đi trên khắp thế giới, ông Littleproud nói với đài ABC hôm 18/5.

Gần đây, Úc liên tục bày tỏ lập trường cứng rắn của mình trong việc mở cuộc điều tra về dịch Covid-19 bất chấp sự đe dọa từ Bắc Kinh. Theo The Sydney Morning Herald, Ngoại trưởng Úc Marise Payne hôm 27/4 đã bảo vệ đề xuất của Úc là cần tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập về dịch bệnh. Trả lời phỏng vấn ABC Radio AM ngày 28/4, Bộ trưởng thương mại Úc Simon Birmingham nói rằng “Lập trường của Úc rất rõ ràng, chúng tôi tin rằng cần mở một cuộc điều tra để xác thực nguyên nhân gây ra dịch bệnh làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới”.

Theo SBS News
Hải Lam dịch và biên tập (ĐKN , 18.05.2020)

*

Cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ yêu cầu chính quyền Trung cộng bồi thường vì gây ra đại dịch

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/photo-1506047172435-2e699b9aae74-700x366.jpg

Một cảnh ở khu phố Tàu của Mỹ (ảnh: Eduardo Santos/Unsplash).

Khi các quốc gia trên thế giới đệ đơn kiện đảng cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) vì đã gây ra đại dịch toàn cầu, nhiều cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ cũng làm tương tự, đòi ĐCSTH phải chịu trách nhiệm và bồi thường. Kể từ ngày 28/4, một vụ kiện đã chính thức bước vào quá trình xét xử.

Người Mỹ gốc Hoa từ một số nơi ở Hoa Kỳ đã lập ra một nhóm để kiện chính quyền Trung cộng và lãnh đạo Tập Cận Bình vì đã khiến dịch bệnh lây lan ra toàn cầu. Nhóm bày tỏ rằng ĐCSTH phải chịu trách nhiệm vì đã “lừa dối người dân trong và ngoài nước, che đậy sự thật, cũng như gây ra những tổn thất không thể khắc phục về mạng sống con người và kinh tế”.

Nhóm này nói rằng “các công dân Trung cộng không có quyền tự do ngôn luận, và hành động của ĐCSTH trong việc bắt giữ các bác sĩ để dập tắt những tin đồn đã gây ra sự lây lan của virus corona”. Nhóm hiện có hơn một trăm thành viên và đã thuê Công ty Luật Berman đại diện cho họ.

Trước đây, một số nơi đã kiện ĐCSTH về sự bùng phát virus, bao gồm hai tiểu bang của Hoa Kỳ và các vụ kiện tập thể của khoảng 10.000 người đến từ 40 quốc gia như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Châu Phi, v.v… Theo ông Zhang Jian, chuyên gia về Trung cộng, sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các vụ kiện của các thực thể khác nhau sẽ tạo áp lực lớn lên chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các vụ kiện chống lại ĐCSTH, nhưng trong quá trình này, ĐCSTH sẽ tiếp tục dựng chuyện dối trá để đổ tội cho nước khác, và người dân thế giới sẽ thấy được bản chất thực sự của nó.

Zhou Fengsuo, chủ tịch Tổ chức nhân đạo Trung Hoa của người Mỹ gốc Hoa nói rằng ĐCSTH đã biết về virus này khi nó mới bùng phát. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đưa ra thông báo công khai kịp thời khiến cho người dân Trung cộng đại lục phải trả giá đồng thời gây ra đại dịch trên toàn cầu.

Có hai khía cạnh tại sao chúng ta gọi loại virus này là virus ĐCSTH. Khía cạnh thứ nhất, vì thực tế là ĐCSTH đã gây ra đại dịch. Khía cạnh thứ hai là hệ tư tưởng toàn trị của ĐCSTH đã lan rộng khắp nơi như một hậu quả của toàn cầu hóa, đang đe dọa toàn nhân loại”, Zhou cho biết.

Theo Zhou, thông qua dịch bệnh lần này, ĐCSTH đã cho thấy sự nguy hiểm của họ đối với toàn thế giới. Chỉ riêng số người chết vì virus Vũ Hán ở Hoa Kỳ đã vượt quá số thương vong của nước này trong chiến tranh Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giống như một ‘con rối’ của chính quyền Trung cộng

Hội Nghệ sĩ Thị giác, một cộng đồng người Mỹ gốc Hoa ở Los Angeles đã đặt câu hỏi cho WHO sau khi xem xét báo cáo của họ trên tạp chí y khoa The Lancet. Chủ tịch của hội, Liu Yaya cho biết: “Theo báo cáo của Lancet, 44 triệu chứng khởi phát của bệnh đã được ghi nhận từ ngày 1/12/2019 đến ngày 2/1/2020. Tuy nhiên, trong số những ca nhiễm, nhiều người chưa hề đến chợ hải sản Hoa Nam. Điều này đã chứng minh rằng trong khoảng thời gian đó họ (WHO) đã biết virus có khả năng lây truyền từ người sang người”.

Liu cũng đặt câu hỏi tại sao đội ngũ y tế của WHO chỉ dành nửa ngày ở Vũ Hán trong chuyến thăm 15 ngày tới Trung cộng, từ ngày 10 – 24/2, rằng tại sao họ không dành nhiều thời gian hơn để đến thăm bác sĩ và bệnh nhân trong thành phố Vũ Hán, tâm dịch bùng phát?

Ông Zhang Jian cho biết: “Như chúng ta có thể thấy từ vai trò của WHO trong đợt bùng phát virus này, họ đã trở thành con rối của ĐCSTH. Bất kể những gì họ đã nói, những gì họ đã làm hoặc những gì họ đã điều tra, đều không nhận được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài, các tổ chức trong Liên Hợp Quốc sẽ trở thành những vỏ rỗng”.

Theo ông Zhang, ĐCSTH đã thâm nhập vào nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Các tổ chức này sẽ bám sát các kịch bản được viết bởi ĐCSTH và điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới.

Zhou Fengsuo nghĩ rằng lý do khiến dịch SARS năm 2003 không trở nên tồi tệ như Covid-19 là vì khi đó WHO đã đóng một vai trò tốt trong việc vạch trần ĐCSTH. Nhưng ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng giám Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO đã trở thành đồng lõa với các yêu cầu từ ĐCSTH. Zhou nói rằng, để ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa, thế giới cần tách rời hoàn toàn khỏi ĐCSTH về kinh tế và công nghệ cùng với những thứ khác.

Theo ông Zhang Jian, nhiều quốc gia đang xem xét lại mối quan hệ của họ với chính quyền Trung cộng sau khi nhận ra rằng ĐCSTH đã gây hại cho toàn thế giới. Ông tin rằng, các quốc gia đó sẽ liên kết với nhau và tạo nên một liên minh chống ĐCSTH.

Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
(ĐKN , 18.05.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen