Seite auswählen

„Có nghĩa là sau 75 năm kể từ ngày tuyên bố độc lập đó, Việt Nam là một sự thất bại toàn tập về gần như mọi mặt.“

Ku Búa

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đây mà đã hơn 75 năm kể từ khi người đàn ông mang tên Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình. Đất nước bước sang một trang sử mới với sự hình thành của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau này thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Có nghĩa là vào thời điểm hiện tại, Việt Nam là nước Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) lâu đời nhất. Vậy trong suốt thời gian qua chúng ta đã đạt được những gì. Hãy cùng nhìn lại.


1. Nước CNXH có tuổi đời lâu nhất. Từ 1945 đến 2020 là 75 năm.

2. Về giá trị tiền tệ, chúng ta nằm trong top 3 giá trị kém nhất.

3. Về môi trường, Việt Nam nằm top 20 ô nhiễm nhất.

4. Về GDP đầu người, với tầm $2,500 chúng ta đứng áp chót.

5. Về lương, với $200 mỗi tháng, chúng ta đứng gần bét.

6. Về đóng góp cho nhân lại, gần như không ai biết đến ngoài chiến tranh và phở.

7. Về mức độ hài lòng của dân chúng, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ xuất ngoại định cư nhiều nhất. Ước tính mỗi năm có tầm 100,000 người ra đi.

8. Về tự do báo chí, chúng ta ngang hàng với các nước như Iran và Trung cộng, nơi tự do ngôn luận bị kiểm soát và thông tin bị kiểm duyệt.

9. Về quan liêu và tham nhũng thì nó đã trở thành thương hiệu quốc gia.

10. Về danh dự quốc gia thì ở Nhật Bản, chúng ta đứng đầu danh sách tội phạm ăn cắp nhiều nhất.

11. Về giá trị con người ở Đài Loan và Hàn Quốc, cô dâu Việt Nam là nhiều nhất.

12. Về giá trị tinh thần, nơi này có tỷ lệ phá thai cao nhất.

13. Về thuế phí, tỷ lệ trên GDP đưa Việt Nam đứng nhất nhì bảng trong khu vực.

14. Về giá xe và xăng dầu, người tiêu dùng ở đất nước này trả giá cao nhất.

15. Nhưng bất chấp tất cả, Việt Nam vẫn là nơi hạnh phúc nhất với mức độ lạc quan của người dân tương đối cao. Bạn có thể thấy điều này trên mặt của họ, luôn vui vẻ và yêu đời.

Có nghĩa là sau 75 năm kể từ ngày tuyên bố độc lập đó, Việt Nam là một sự thất bại toàn tập về gần như mọi mặt. Người đàn ông năm xưa đọc bài diễn văn đó có lẽ sẽ rất hối hận khi di sản ông ta để lại hoàn toàn trái ngược với những mục đích ban đầu. Không chỉ là trò cười mà còn là thảm họa. Một minh chứng cho sự thối nát của CNXH.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

(02.09.2020)

***

Bài đọc thêm:

Chúng ta đang ở đâu so với các nước trong khu vực và thế giới?

Hoàng Anh Tuấn

1. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong nước trong một năm được chia đều cho số dân của đất nước) có thể xem là thước đo sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2019, các quốc gia được phân chia thành bốn nhóm:

(1) Nước thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người từ 1035 USD/năm trở xuống;

(2) Nước có thu nhập trung bình thấp từ 1036 USD/năm – 4.045 USD/năm;

(3) Nước có thu nhập trung bình cao từ 4.046 USD/năm – 12.535USD/năm;

(4) Nước có thu nhập cao từ 12.5366 USD/năm trở lên.

Theo cách phân loại này, thế giới có 23 quốc gia thu nhập thấp, 49 quốc gia thu nhập trung bình thấp, 57 quốc gia thu nhập trung bình cao và 60 quốc gia thu nhập cao. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp (2.715 USD/năm) xếp hạng 135/189 quốc gia trên thế giới.

Dưới đây là GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN 2019  (đơn vị: USD/người/năm) và phân loại theo WB:

1. Singapore (65.233), hạng  9/189 thế giới  (thu nhập cao)

2. Brunei (31.087), hạng 32/189 (cao)

3. Malaysia (11.415), hạng 64/189 (trung bình cao)

4. Thái Lan (7.808), hạng 82/189 ( tb cao)

5. Indonesia (4.136), hạng 116/189 (tb cao)

6. Philippines (3.485), hạng 126/189 (trung bình thấp)

7. Việt Nam (2.715), hạng 135/189 (tb thấp)

8. Lào (2.535), hạng 137/189 (tb thấp)

9. Campuchia (1.643), hạng 152/189 (tb thấp)

10. Myanma (1.408), hạng 156/189 (tb thấp)

11. Timor Leste (1.294) hạng 159/189 (tb thấp)

Thế giới: 11.436

2. Tạp chí The Economist ở Anh đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định lượng chỉ số dân chủ (DI) do bộ phận Economist Intelligence Unit Index of Democracy tiến hành dựa trên năm phân loại chung là: 1)Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do; 2) Các quyền tự do của công dân;  3) Sự hoạt động của chính quyền;  4) Việc tham gia chính trị; và 5) Văn hóa chính trị. Trung bình cộng của các chỉ số từng loại đó được làm tròn hai chữ số cho ta kết quả chỉ số dân chủ cho từng quốc gia. Na Uy có tổng điểm số cao nhất là 9,93 trên thang số 10, ngược lại, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cuối bảng với số điểm 1,08. 

Dựa trên chỉ số này các quốc gia được phân thành 4 loại như sau:

1) Dân chủ đầy đủ— có điểm từ 8,01 – 10;

2) Dân chủ khiếm khuyết — từ 6,01 – 8;  

3) Thể chế hỗn hợp— từ 4,01 – 6; và

4) Chính thể chuyên chế— dưới 4.

Theo cách phân loại này, thế giới có 22 quốc gia dân chủ đầy đủ, 54 quốc gia dân chủ khiếm khuyết, 37 quốc gia thể chế hỗn hợp  và 54 quốc gia thể chế chuyên chế (một số quốc gia không có mặt trong bảng này). Việt Nam với 3.08 điểm xếp hạng 136/167 thế giới và  thuộc nhóm các quốc gia thể chế chuyên chế. Dưới đây là chỉ số dân chủ của 9 nước ASEAN năm 2019 và phân loại

1. Timor Leste (7.19), hạng 41/167: dân chủ khiếm khuyết (dckk)

2. Malaysia (7.16), hạng 43/167: dckk

3. Philippines (6.64), hạng 54/167: dckk

4. Indonesia (6.48), hạng 64/167: dckk

5. Thái Lan (6.32), hạng 68/167: dckk

6. Singapore (6.02), hạng  75/167: dckk

7. Campuchia (3.53), hạng 124/167: chính thể  chuyên chế (ctcc)

8. Việt Nam (3.08), hạng 136/167: ctcc 

9. Lào (2.14), hạng 155/167: ctcc

3. Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống.

Các quốc gia được xếp vào bốn nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI: rất cao, cao, trung bình và thấp. Theo cách phân loại này, năm 2019 thế giới có 62 quốc gia có chỉ số HDI rất cao, 54 quốc gia có chỉ số HDI cao, 37 : trung bình và 36: thấp. Việt Nam với 0.693 điểm (thang điểm 1) xếp hạng 118/189 thế giới thuộc nhóm các quốc gia có chỉ số HDI trung bình. Dưới đây là chỉ số HDI của các nước ASEAN năm 2019 và phân loại: 

1. Singapore (0.935), hạng  9/189 thế giới  (rất cao)

2. Brunei (0.845), hạng 43/189 (rất cao)

3. Malaysia (0.804), hạng 61/189 (rất cao)

4. Thái Lan (0.765), hạng 77/189 (cao)

5. Philippines (0.712), hạng 106/189 (cao)

6. Indonesia (0.707), hạng 111/189 (cao)

7. Việt Nam (0.693), hạng 118/189 (trung bình)

8. Timor Leste (0.626) hạng 131/189 (tb)

9. Lào (0.604), hạng 140/189 (tb)

10. Myanma (0.584), hạng 145/189 (tb)

11. Campuchia (0.581), hạng 146/189 (tb)

 Thế giới: 0.731

 4. Như vậy, ở cả 3 đặc trưng quan trọng đánh giá sự phát triển và thịnh vượng quốc gia trong khối ASEAN, VN đều xếp sau Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia và dưới mức trung bình của thế giới. Con đường đưa nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình cũng như trở thành một quốc gia dân chủ,  có cuộc sống chất lượng cao là một con đường dài lâu và đầy thách thức.

Hoàng Anh Tuấn

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen