Seite auswählen

Tỷ lệ từ chối trả lời, đối tượng tập trung để hỏi, hay việc xuất hiện những người ủng hộ Trump thầm lặng có thể khiến các cuộc thăm dò xã hội không phản ánh chính xác dư luận.

Ông Trump và Pence (ảnh trên), ông Biden và bà Harris (ảnh dưới). Nguồn ảnh: Reuters.

Sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ở Hoa Kỳ và việc Tổng thống Trump bị nhiễm COVID-19, các phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ đã liên tiếp công bố dữ liệu thăm dò. Tuy nhiên, các chuyên gia đặt ra nghi vấn, cho rằng kết quả bình chọn chưa phản ánh đúng dư luận.

Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Cuộc bầu cử này được cho là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và việc tổng thống Trump bị nhiễm virus đã ném một quả bom chấn động cho cuộc tổng tuyển cử. Nhà kinh tế học nổi tiếng Trung cộng, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với chương trình “Tương tác điểm nóng” của NTDTV để phân tích tầm quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ, các yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc bầu cử và xu hướng của cuộc bầu cử trong tháng tới.

Việc ông Trump bị nhiễm virus sẽ không thay đổi mô hình Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung

Tiến sĩ Trình Hiểu Nông cho biết, chỉ 3 tháng sau khi Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ nổ ra, tình hình chính trị, kinh tế, quân sự toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuộc Chiến tranh Lạnh mới này, do đó, tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến hướng đi trong tương lai của chính sách Mỹ. Các xu hướng chính sách đều liên quan đến cuộc bầu cử này. Vào thời điểm quan trọng này, việc ông Trump bị nhiễm virus Vũ Hán (SARS CoV 2) sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc bầu cử?

Ông Trình Hiểu Nông cho rằng, về cơ bản có ba tình huống: Tình huống thứ nhất là ông Trump vượt qua bệnh nạn một cách an nhiên, và số phiếu ủng hộ ông sẽ tăng lên; Tình huống thứ hai là ông Trump phải dưỡng bệnh và không thể tham gia các hoạt động tranh cử nên sẽ có một số tác động hạn chế; Tình huống thứ ba là nếu tình trạng của ông Trump không được cải thiện trong thời điểm hiện tại thì theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ông Trump có thể chuyển giao quyền vận động tranh cử cho Phó Tổng thống Pence.

Ông chỉ ra rằng căn cứ vào tình hình hiện tại, khả năng xảy ra tình huống thứ ba là rất nhỏ.

Nhiều người Hoa ở nước ngoài tin rằng Tổng thống Trump đã trải qua quá trình lây nhiễm cá nhân, và thái độ của ông đối với ĐCSTH có thể trở nên cứng rắn hơn. Về vấn đề này, ông Trình Hiểu Nông có quan điểm khác. “Sau khi Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ bắt đầu, ông Trump đã không còn cho ĐCSTH thêm bất kỳ khoảng trống nào, ngay cả khi ông ấy không bị lây nhiễm lần này, ông ấy cũng sẽ làm như vậy”.

Ông giải thích rằng Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ đã bắt đầu vào tháng 7 năm nay, sau khi ĐCSTH ba lần thi hành hành động uy hiếp quân sự chống lại Hoa Kỳ. Sau khi ĐCSTH đưa ra uy hiếp hạt nhân đối với Hoa Kỳ, khơi mào cuộc Chiến tranh Lạnh mới này, Hoa Kỳ đã áp dụng đối đầu quân sự, đối đầu gián điệp, đối đầu kinh tế và đối đầu chính trị. Với việc Hoa Kỳ phải áp dụng một cuộc đối đầu toàn diện với ĐCSTH, Hoa Kỳ chỉ có một con đường để đi, đó là chiến đấu đến cùng cho đến khi ĐCSTH sụp đổ.

Trong bối cảnh đó, bầu cử Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Số lượng cử tri trung lập đã giảm đáng kể và các cử tri của Đảng Dân chủ là không chắc chắn.

Hai ứng viên Trump và Biden đã có cuộc tranh luận đầu tiên vào tuần trước. Sau cuộc tranh luận, nhiều phân tích và bình luận đã được đưa ra. Trình Hiểu Nông cho rằng cuộc tranh luận này không ảnh hưởng nhiều đến sự ủng hộ của cả hai ứng viên.

Những tranh luận của Trump cơ bản không liên quan. Cho dù ông ấy tranh luận tốt, hay không tốt, thì những người này sẽ không thay đổi ý kiến, bởi vì mọi người đều đồng ý với các giá trị của ông ấy và định hướng chính sách của ông ấy”.

“Rất rõ ràng là Biden không thể trả lời nhiều câu hỏi sắc bén mà Trump đưa ra, và ông ấy thực tế không chủ trương biện hộ cho bản thân. Hầu hết cuộc nói chuyện, ông ấy chỉ lặp lại những câu nói cũ và khuôn sáo mà Đảng Dân chủ đã nói trong nhiều thập kỷ”.

Ông cho rằng, những cử tri trung lập năm nay, về phạm vi đã thu rất nhỏ. Nếu trước đây có một lượng lớn người chưa quyết định giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, thì trong cuộc tổng tuyển cử lần này, bộ phận này chỉ rất nhỏ.

Ngược lại, trong Đảng Dân chủ đã có nhiều người tách ra, một số người chuyển sang Đảng Cộng hòa cho thấy họ sẽ bỏ phiếu cho Trump, một số người trong Đảng Dân chủ không hài lòng với Biden, nhưng cũng không muốn bỏ phiếu cho Trump. Họ băn khoăn là liệu có đi bỏ phiếu hay không, nhưng họ sẽ không bỏ phiếu cho tổng thống nào. Ông cho rằng, hiện tượng nên được chú ý là “tỷ lệ mất phiếu của Đảng Dân chủ sẽ cao đến mức nào?”.

Cơ quan thăm dò ý kiến ​​mất uy tín, lặp lại sai lầm của bầu cử 2016?

Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận, các cuộc thăm dò của Wall Street Journal, CNN, Reuters và các phương tiện truyền thông khác cho thấy Biden đã dẫn trước, và một số ít các cuộc thăm dò trên các phương tiện truyền thông không chính thống cho thấy chiến thắng của Trump. Kết quả các cuộc thăm dò này là khác nhau, vậy liệu nó có phản ánh đúng quan điểm thực sự của xã hội Mỹ?

Trình Hiểu Nông cho rằng, dữ liệu thăm dò về cơ bản không thể phản ánh dư luận. Sau khi bắt đầu chiến dịch bầu cử năm nay, lại một lần nữa xảy ra tình huống dữ liệu thăm dò sai lệch so với thực tế, như khi Hillary và Trump đối đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Vào thời điểm đó, hầu hết các kết quả thăm dò đều hướng đến cuộc bầu cử của Hillary, nhưng kết quả của cuộc bầu cử hoàn toàn ngược lại.

Vậy tại sao các báo cáo thăm dò lại bị sai lệch? Trình Hiểu Nông tin rằng, điểm mấu chốt là hầu hết nhân viên của các cơ quan bỏ phiếu đó có thiên kiến ​​với Đảng Dân chủ, và họ không thể giữ thái độ trung lập trong cuộc khảo sát. Hơn nữa, một tỷ lệ rất cao những người ủng hộ ông Trump sẽ dập máy và từ chối trả lời khi họ nghe rằng cuộc gọi là một cuộc thăm dò phiếu.

Ông tin rằng, để đánh giá xem một mẫu phiếu thăm dò có đáng tin cậy hay không, “tỷ lệ từ chối trả lời” là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ tin cậy của một mẫu thăm dò ý kiến. Nếu những người được chọn mẫu có tỷ lệ từ chối trả lời là 10% hoặc 20%, điều đó có nghĩa là cuộc thăm dò đã thất bại, cơ quan thăm dò phiếu này thiếu uy tín. Tuy nhiên, trong những năm qua, các cơ quan thăm dò ý kiến ​​của Mỹ thường che giấu tỷ lệ từ chối, “đừng nói với độc giả rằng, quy mô mẫu của chúng ta chỉ là dữ liệu còn sót lại sau khi loại trừ số người từ chối trả lời”.

Ngoài ra, độ tin cậy của các cuộc thăm dò cũng phụ thuộc vào tính khách quan của việc lấy mẫu thăm dò. Ví dụ, theo ông Trình Hiểu Nông, các nhà thăm dò ý kiến ​​người Mỹ đang thảo luận nội bộ về một câu hỏi, làm thế nào để tăng tỷ lệ “cử tri học thuật” trong cuộc lấy mẫu. Điều này có nghĩa là gì? Vì nhiều giáo viên đại học và trung học là thuộc cánh tả, vậy hãy cố gắng phỏng vấn họ càng nhiều càng tốt. Và sử dụng ý kiến ​​của họ để mạo nhận ý kiến ​​của tất cả các cử tri.

Cử tri Trump nhút nhát” sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc thăm dò – đó là độ tin cậy của nội dung các câu trả lời của người được hỏi, cũng không được đảm bảo trong cuộc bầu cử tổng thống này.

Ông Trình Hiểu Nông giải thích rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1980, một nhóm được gọi là “cử tri Reagan nhút nhát” (Shy Reagan Voters) đã xuất hiện. Họ là những cử tri trung lập hoặc những người ủng hộ đảng Dân chủ. Họ đã bỏ phiếu cho Reagan vào thời điểm đó. Nhưng có thể do áp lực xã hội và các lý do khác, họ không nói sự thật cho những người thăm dò ý kiến. Vì vậy, cơ quan thăm dò phiếu không thể tìm ra.

Trình Hiểu Nông tin rằng một nhóm “cử tri Trump nhút nhát” (Shy Trump Voters) cũng xuất hiện trong cuộc bầu cử này. Một phần nguyên nhân là do một số người ủng hộ đảng Dân chủ gây áp lực xã hội lên những cử tri có quan điểm chính trị bất đồng, chẳng hạn như thóa mạ người khác, thậm chí công kích cá nhân và phá hoại các biểu ngữ ủng hộ Tổng thống Trump.

Một lý do đáng chú ý khác là khuôn viên của các trường đại học và trung học Mỹ hiện nay tràn ngập bầu không khí thiên tả, và những khẩu hiệu chính trị chính xác của đảng Dân chủ. Giáo viên đã thấm nhuần những giáo điều chính trị này vào học sinh và gây ảnh hưởng đến giá trị quan của chúng. Để tránh xung đột chính trị với con cái, nhiều bậc cha mẹ chỉ biết im lặng trước những chủ đề liên quan đến bầu cử.

Hiện tượng này có thể được nhìn thấy trong một báo cáo do Cloud Research phát hành. Báo cáo chỉ ra rằng 11,7% đảng viên Cộng hòa nói rằng họ sẽ không đưa ra ý kiến ​​trung thực về ứng cử viên tổng thống ưa thích trong các cuộc thăm dò. Khoảng 10,5% cử tri trung lập cho biết họ cũng làm như vậy, và chỉ 5,4% đảng viên Dân chủ làm điều này.

Khi những người nêu trên không bày tỏ ý kiến ​​thực sự của mình, và độ tin cậy của các cơ quan thăm dò phiếu nhìn chung không đủ, thì một số lượng lớn kết quả thăm dò phiếu sẽ bị bóp méo.

Tiến sĩ Trình Hiểu Nông chỉ ra rằng, cơ quan thăm dò phiếu không còn là cơ quan điều tra trung lập nữa, mà đã bị lợi dụng biến thành công cụ can thiệp bầu cử, sử dụng dữ liệu bịa đặt để đánh lừa xã hội và giúp Đảng Dân chủ thắng cử. “Nó không khác gì cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung cộng. Các phương tiện truyền thông chính thống đã trở thành cơ quan ngôn luận của các đảng chính trị. Trên thực tế, nhiều tổ chức thăm dò phiếu cũng là cơ quan ngôn luận”.

Theo Đại Kỷ Nguyên (09.10.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen