Seite auswählen

„Chúng ta có nên tin vào những gì chúng ta đã tin vì chúng ta đã đọc nó trên Facebook hoặc Twitter?“

Không có luật bảo vệ người dân khỏi những thông tin sai lệch. Vì vậy, khi bước vào giai đoạn cuối của mùa tranh cử tổng thống, người Mỹ cần xem xét kỹ nguồn thông tin họ có được để có được những nhận định chính xác dựa trên quan điểm chính trị của mình.

Các biểu tượng của các ứng dụng truyền thông xã hội từ Linkedin, YouTube, Pinterest, Facebook, Instagram và Twitter. (Olivier Douliery / AFP qua Getty Images)

Mạng xã hội lèo lái nội dung 

Nếu bạn tiếp nhận tin tức chủ yếu qua các nguồn truyền thông xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube, thì bạn không đơn độc. Một cuộc khảo sát của Pew Research cho thấy 78% công dân dưới 50 tuổi sử dụng tin tức từ các trang mạng này, riêng Facebook có hơn 2,7 tỷ người đang sử dụng.

Nhưng Facebook hiện đang thao túng các tin tức mang quan điểm áp đặt tư tưởng của họ. Đây là mục đích sâu xa mà người dùng Facebook hiếm khi nhận ra và hạn chế, xóa bỏ và kiểm tra thực tế những thông tin họ nhận được.

Facebook là công ty có quyền lực về tin tức, được thành lập vào năm 2004 và xuất phát điểm là một trang web để sinh viên Đại học Harvard kết nối. Người sáng lập là ông Mark Zuckerberg và các thành viên là các lập trình viên máy tính, không phải là những người được đào tạo trong ngành truyền thông.

Phát minh của Zuckerberg có sức lan tỏa lớn như vậy đã nói lên sự tôn trọng sâu sắc của công chúng đối với các phương tiện truyền thông dòng chính. Nhiều người Mỹ đã từ bỏ các nguồn tin tức truyền thống với các bài báo được các nhà báo có kinh nghiệm viết. Như Matt Taibbi của tờ Rolling Stone đã nói: “Đối với những người làm kinh doanh như chúng ta, cách chinh phục là phần quan trọng nhất. Phiên bản CliffsNotes là gì? Facebook đang ăn thịt chúng ta”.

Người ta nhận được những loại tin tức nào từ phương tiện truyền thông xã hội? Về cơ bản, Twitter đăng tải những ý kiến ​​cá nhân ngắn gọn và những câu chuyện phiếm. 

YouTube chỉ đăng những người có ảnh hưởng và những video riêng lẻ để cho người dùng thấy được câu chuyện tại thời điểm đang diễn ra. Tường thuật lại một sự kiện bằng video chỉ thực hiện được trong khoảng thời gian giới hạn, mà không thể kể được toàn bộ câu chuyện trước khi camera được kích hoạt.

Đã có hàng loạt lời phê phán đến từ lưỡng đảng Mỹ về cách thức hoạt động của mạng xã hội, và cách nó xâm nhập chi phối tư tưởng của người dân. Tuy nhiên, các nhà khai thác Internet được hưởng các biện pháp bảo vệ pháp lý đặc biệt, và điều này đã giúp các trang web gặt hái được nhiều lợi ích. Năm 2019, doanh thu của Facebook lên tới 70,7 tỷ đô la.

Không ngoại lệ

Trọng tâm của các phiên điều trần tại Thượng viện tới đây sẽ tập trung vào Mục 230 của Đạo luật Khuôn mẫu Truyền thông được thông qua năm 1996 (khi Zuckerberg mới 11 tuổi) để điều chỉnh những phát ngôn trên Internet. 

Ngoài ra, Mục 230 còn xác nhận mạng truyền thông xã hội là “nơi cung cấp nội dung thông tin”, là nơi cung cấp tài liệu cho người dân, và bảo vệ các công ty khỏi các vụ kiện phát sinh từ các bài đăng phản cảm. Điều quan trọng là: “Nhà cung cấp nội dung” được đối xử theo luật khác với “nhà xuất bản” tin tức truyền thống. Các nhà xuất bản không được hưởng quyền miễn trừ toàn diện đối với các vụ kiện.

Các nhà phê bình hiện trạng cho rằng bởi vì các trang mạng xã hội hiện đã bắt đầu chỉnh sửa nội dung – giống như các nhà xuất bản đã làm – các biện pháp bảo vệ cho họ quy định ở Mục 230 nên được xóa bỏ, do đó cho phép các bên có quyền kiện họ.

Những người theo chủ nghĩa tự do đã phản đối các nền tảng Internet là chỉnh sửa quá chậm, không thể xóa bỏ ngay các nội dung khiêu dâm, trả thù, vu khống, đe dọa thể xác và quấy rối. Người phát ngôn Hạ viện Nancy Pelosi đã nói Mục 230 là một “món quà” cho các công ty công nghệ và cảnh báo “có thể bị loại bỏ.”

Những người thuộc phe bảo thủ lại phản đối rất gay gắt sự kỳ thị quan điểm của ba công ty lớn – Facebook, Twitter và YouTube.

Quyền lực tối thượng của các kênh truyền thông xã hội

Mục tiêu đáng chú ý nhất của Twitter là Tổng thống Donald Trump. Tổng thống đã đưa ra “cảnh báo” trên nhiều tweet, trong đó có một tweet vào tháng 6, cảnh báo ông sẽ không dung thứ cho việc thành lập “Khu tự trị” ở Washington, D.C. “Nếu họ cố làm vậy, họ sẽ bị cáo buộc nghiêm trọng!” Twitter cho biết dòng tweet của Tổng thống đã vi phạm chính sách chống lại “hành vi lạm dụng”.

YouTube đã hạn chế quyền truy cập một cách khó hiểu với hơn 200 video mang nội dung giáo dục của Dennis Prager – người dẫn chương trình phát thanh thuộc phe bảo thủ. Họ nói rằng chúng “không phù hợp với khán giả nhỏ tuổi”. Prager nói rằng chúng chỉ đơn giản là giáo dục “mọi người ở mọi lứa tuổi về các giá trị sáng lập của nước Mỹ.”

Facebook gần đây đã xóa một bài đăng của Tucker Carlson khỏi trang Fox News. Anh ấy đã đăng cuộc phỏng vấn của mình với một nhà virus học Trung Quốc, người này nói rằng có thể chứng minh COVID-19 đến từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc chứ không phải từ khu chợ địa phương. Một người kiểm tra sự thật của Facebook, có thể là người không có kiến ​​thức khoa học cụ thể về lĩnh vực này, đã dán nhãn nó là “thông tin sai lệch” và xóa nó.

Mark Levin người dẫn chương trình truyền hình và phát thanh thuộc phe bảo thủ cũng cho biết các bài đăng trên Facebook của mình đều bị kiểm duyệt.

Vào tháng 6, một nhóm hoạt động của Project Veritas đã phát hành một video bí mật nêu rõ khoảng chục “nhà giám sát nội dung” của Facebook đã công khai hả hê về cách họ cố tình kiểm duyệt các bài đăng ủng hộ các tư tưởng của Đảng Cộng hòa.    

Một bản ghi nhớ nội bộ được tiết lộ, trong đó chỉ đạo các giám sát viên không gỡ bỏ một tuyên bố khiêu khích của người dẫn chương trình tự do của CNN là Don Lemon khi nói rằng đàn ông da trắng là “mối đe dọa khủng bố lớn nhất ở đất nước này.” Loại tuyên bố như vậy thường nên được loại bỏ, nhưng Lemon là người Mỹ gốc Phi có một “ngoại lệ hẹp” không giải thích được.

Không có luật nào bảo vệ công dân khỏi sự thiên vị của giới truyền thông. Với cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần và diễn biến chính trị trực tuyến ở mức cao, bây giờ là lúc chúng ta cần kiểm tra thực tế bản thân mình. Chúng ta có nên tin vào những gì chúng ta đã tin vì chúng ta đã đọc nó trên Facebook hoặc Twitter? Tốt nhất hãy đảm bảo rằng các ý kiến ​​mà chúng ta có được cần hình thành trên thực tế chứ không phải do chính trị thao túng.

Thu Quế

Theo Epoch Times tiếng Anh

NTDVN (18.10.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen