Seite auswählen

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng

(28.10.2018)

 

Tập Cận Bình chỉ đạo Quân khu giám sát Biển Đông và Đài Loan chuẩn bị cho chiến tranh

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình duyệt quân ở Hong Kong hôm 30/6/2017   AFP

Trang tin South China Morning Post hôm 27/10 trích lời Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nói với Quân khu Nam hôm 25/10 phải luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến.

Phát biểu của ông Tập Cận Bình được truyền hình Trung cộng CCTV trích đưa, nói rằng Quân khu Nam của Quân đội Trung cộng phải chịu trách nhiệm quân sự nặng nề trong những năm gần đây. Quân khu này vì thế cần phải tăng cường khả năng, tập trung chuẩn bị để chiến đấu trong một cuộc chiến.

Ông Tập Cận Bình nói điều này trong chuyến thăm đặc biệt ở Quân khu Nam ở tỉnh Quảng Đông.

“Chúng ta cần phải đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng ứng phó, diẽn tập chung và diễn tập đối đầu để tăng cường khả năng cho quân nhân, chuẩn bị cho chiến tranh”, ông Tập Cận Bình nói.

Quân khu Nam của Trung cộng chịu trách nhiệm giám sát Biển Đông và Đài Loan.

Bài phát biểu của ông Tập đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Nguỵ Phượng Hoàng tuyên bố tại Diễn đàn Hương Sơn rằng Trung cộng sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc đất lãnh thổ ở Biển Đông và Đài Loan. Ông cũng cảnh báo sự phô diễn sức mạnh quân sự từ các nước bên ngoài khu vực, ý nói Hoa Kỳ.

RFA

 

Ngoại trưởng Mỹ : Bắc Kinh tung tiền hối lộ để gia tăng ảnh hưởng

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, hôm 26/10/2018, tố cáo Bắc Kinh tăng cường hối lộ chính quyền nhiều nước đang phát triển để mở rộng ảnh hưởng.REUTERS

Trong một cuộc trả lời báo Mỹ hôm qua, 26/10/2018, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tố cáo Trung cộng tăng cường dùng tiền hối lộ lãnh đạo nhiều nước đang phát triển, ở khắp nơi trên thế giới, để mở rộng ảnh hưởng.

Trả lời phỏng vấn một chương trình phát thanh theo xu hướng bảo thủ, của nhà báo Hugh Hewitt, về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh đến một bước ngoặt khá rõ trong chính sách của Bắc Kinh « trong khoảng hai, ba năm trở lại đây ». Đó là tăng cường hối lộ chính quyền nhiều nước, đặc biệt để « đổi lấy các dự án xây dựng hạ tầng ». Theo ông Pompeo, mỗi khi Trung cộng làm như vậy thì đều để lại những hệ quả tiêu cực đối với dân chúng nước sở tại.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định là Hoa Kỳ « hoan nghênh các cạnh tranh thương mại với Trung cộng, trên cơ sở công bằng và có đi có lại », nhưng sẽ « không ngừng » chống lại việc Trung cộng dùng nguồn lực tài chính hùng hậu để thao túng các nước, hành động đồng thời gây tổn hại cho lợi ích của chính Hoa Kỳ.

Năm 2015, Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ đầu tư trực tiếp đến 250 tỉ đô la vào khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Vịnh Caribien, đồng thời dự kiến trao đổi thương mại giữa Trung cộng và khu vực này sẽ tăng gấp đôi. Vị thế đối tác kinh tế số một của Hoa Kỳ với khu vực bị thách thức. Chính sách gia tăng ảnh hưởng của Trung cộng tại khu vực này cũng nhằm tước đi các quốc gia bạn hữu ít ỏi còn lại của Đài Loan, hòn đảo được Hoa Kỳ bảo trợ, mà Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm lại.

Nhiều nhà quan sát ghi nhận việc Trung cộng gia tăng đầu tư vào châu Mỹ Latinh và châu Phi chủ yếu là để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng Trung cộng rất coi nhẹ lợi ích của người lao động địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước sở tại xét về dài hạn.

Lời cảnh báo nói trên của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được đưa ra trong bối cảnh quan hệ song phương Mỹ-Trung đang xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây. Ngoài cuộc chiến thương mại, với các biện pháp tăng thuế đối với một nửa lượng hàng nhập cảng Trung cộng, Washington còn lên án Bắc Kinh về các vụ đàn áp tôn giáo, nhân quyền, và chính sách gia tăng quân sự hóa Biển Đông.

Trọng Thành  (RFI)

 

Nhiều quốc gia đang ‘cưỡng lại’ Trung cộng?

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Các nước trên thế giới đang tìm cách cưỡng lại sự ảnh hưởng và quyền lực ngày càng gia tăng của Trung cộng trong vai trò của một cường quốc toàn cầu.

Là quốc gia đông dân nhất trong số những quốc gia lớn nhất thế giới, Trung cộng đã luôn là một đối thủ nặng ký cạnh tranh với Hoa Kỳ về tầm ảnh hưởng và quyền lực.

Và trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Bắc Kinh đã bùng nổ, khi Mỹ và châu Âu đang vực dậy từ các cuộc khủng hoảng tài chính.

Và điều này đã khiến một số quốc gia lo ngại, đặc biệt là Mỹ, vốn muốn giữ lại vị thế thống trị của mình trên thế giới.

Chiến tranh thương mại … và hơn thế nữa

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại với Trung cộng trong năm nay, đánh một mức thuế quan mới, cao hơn cho khoảng một nửa lượng hàng nhập khẩu của Trung cộng vào Mỹ.

Washington cho rằng thuế quan là một phản ứng đối với thực tiễn thương mại “không công bằng” của Trung cộng và cáo buộc tình trạng trộm cắp tài sản trí tuệ.

Đó cũng là một phần trong chính sách bảo hộ của chính quyền Trump để rút khỏi các thỏa thuận thương mại đa phương và đàm phán lại, thách thức hệ thống thương mại tự do toàn cầu.

Nhiều người ở Bắc Kinh nghi ngờ rằng Hoa Kỳ thực sự đang muốn kiềm hãm sự phát triển của Trung cộng – được xem là một thách thức đối với quyền bá chủ của Mỹ.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào năm 2017, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nói: “Các nước có quyền phát triển, nhưng họ nên xem lợi ích riêng của họ trong bối cảnh rộng hơn. Và không nên theo đuổi lợi ích riêng của họ mà gây hại cho người khác. “

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption

Có phải phong cách của hai vị lãnh đạo, cũng như sự thiếu niềm tin ở lẫn nhau đang khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn?

Tuy nhiên, kể từ khi tiếng súng khơi mào cuộc chiến thương mại nổ ra thì cuộc tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ leo thang mà còn nghiêm trọng sâu sắc hơn.

Trong một bài phát biểu gần đây, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Trung cộng đã chọn “gây hấn kinh tế” khi hội nhập với thế giới và dùng “ngoại giao bẫy nợ” để mở rộng ảnh hưởng của nó.

“Không nghi ngờ gì nữa Trung cộng đang can thiệp vào nền dân chủ của Hoa Kỳ, ông nói.

Với uy mô và số lượng của các cuộc đả kích, nhiều nhà phân tích cho rằng tranh chấp Mỹ-Trung không chỉ là về thương mại.

Người Tàu cộng nghĩ rằng Mỹ muốn kiểm soát họ… Rất nhiều người ở Mỹ thì nghĩ rằng người Trung cộng muốn thống trị thế giới,” theo ông C. Fred Bergsten, người sáng lập của Viện Peterson về Kinh tế quốc tế ở Washington.

“Tất cả người Mỹ hiện nay lớn lên trong một thế giới mà Mỹ chiếm ưu thế … khi một ai đó nghiêm túc thách thức điều đó, như người Trung cộng, nó sẽ được coi như là một nguy cơ và mối đe dọa.”

Trong khi chính phủ Mỹ đang chịu nhiều áp lực ngày càng gia tăng về một chính sách quyết đoán hơn đối với Trung cộng trong nhiều năm qua, thì một số cho rằng ông Trump đang thực hiện một giải pháp rất “cực đoan” và “thô thiển”.

Trong khi đó, các tuyên bố của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình về một quyền lực vĩ đại hơn đang khiến nhiều người lo lắng.

Ông Bergsten, người cũng từng là Phó tổng thư ký chính phủ về kinh tế của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger cho biết: “Bản ngã lớn và lập trường mạnh mẽ của hai nhà lãnh đạo đang làm trầm trọng thêm và khiến hướng đến một cuộc chiến tranh lạnh.”

An ninh quốc gia

Quốc hội Úc năm nay đã thông qua luật mới để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài trong vấn đề nội bộ, nhưng luật này được hiểu là để nhắm vào Trung cộng.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung cộng cũng là một mối lo ngại ở Tân Tây Lan, nơi một nghị sĩ gốc Trung cộng phải bác bỏ cáo buộc ông là gián điệp cho Bắc Kinh.

Những lo ngại về an ninh quốc gia cũng đã dẫn đến việc kiềm hãm các công ty Trung cộng, như hai công ty viễn thông khổng lồ Huawei và ZTE, và các nguồn đầu tư của Trung cộng ở nước ngoài.

Chính phủ Úc cấm Huawei và ZTE cung cấp công nghệ 5G cho các mạng không dây của nước này, trong khi ủy ban an ninh Anh đã bày tỏ một số lo ngại về hệ thống viễn thông của Huawei.

Chính phủ Đức đầu năm nay cũng phủ quyết việc tiếp quản một công ty kỹ thuật của Trung cộng trên cơ sở vì an ninh quốc gia.

Ngoại giao ‘bẫy nợ’

Các quốc gia được cho là được hưởng lợi từ sự giàu có của Trung cộng cũng dường như đang trở nên thận trọng hơn.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, được công bố lần đầu tiên vào năm 2013, nhằm mục đích mở rộng mối liên kết thương mại giữa châu Á, châu Phi, châu Âu và xa hơn nữa.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES Image caption  Sri Lanka đã phải bàn giao cảng Hambantota cho Trung cộng để giúp trả nợ nước ngoài

Các dự án nhiều tỷ đô la đang gây ra một mối lo ngại về vấn đề nợ nần và bị cưỡng lại ở một số quốc gia.

Sri Lanka, Mã Lai và Pakistan đều bày tỏ lo ngại về các chương trình này. Các nước nhận viện trợ lo lắng về việc tích lũy nợ và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung cộng tại nước nhà.

“Tôi nghĩ đầu tiên và trước hết các dự án này là một công cụ để Trung cộng mở rộng, để tăng cường ảnh hưởng quyền lực mềm của mình thông qua ngoại giao kinh tế,” ông Michael Hirson, giám đốc châu Á của Eurasia Group cho biết.

“Ngoài ra nó cũng cho thấy một hướng đi chiến lược khi nó nhắm vào các dự án năng lượng và cầu cảng phục vụ cho lợi ích của Trung cộng trong việc kiểm soát các khu vực chiến lược ở nước ngoài.”

Ông Pence nhấn mạnh những lợi ích chiến lược này trong bài phát biểu của mình, nhắc đến khu cảng Hambantota của Sri Lanka, đã bị bàn giao quyền kiểm soát cho Trung cộng để giúp trả nợ.

“Trung cộng đang sử dụng thứ gọi là ‘ngoại giao bẫy nợ’ (debt diplomacy) để mở rộng tầm ảnh hưởng của nó.

“Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la cho các khoản vay xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu và thậm chí cả Mỹ Latin, “ông Pence nói.

Ana Nicolaci da Costa BBC Business

 

Dụng tâm sâu xa của Nhật Bản vẫn là tìm cách chống Trung cộng

Một số người cho rằng Nhật Bản có nguy cơ bị kẹt giữa Mỹ và Trung cộng. Nhưng đối với The Economist, suy nghĩ như vậy là không hiểu gì về dụng tâm của Nhật Bản.

Trong việc xích lại gần Bắc Kinh, hầu như Tokyo không cầu cạnh bất kỳ điều gì. Kết quả đáng kể nhất của hội nghị thượng đỉnh Shinzo Abe – Tập Cận Bình là tái lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai ngân hàng trung ương. Nếu được áp dụng toàn diện, có khả năng là Trung cộng, với các ngân hàng ngập nợ và tiền tệ lung lay, sẽ là bên phải cầu cạnh Nhật Bản.

Một điểm khác là Nhật Bản rất muốn tham gia vào Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung cộng. Ông Abe đang thúc giục giới kinh doanh, bảo hiểm và những người khác tranh thủ các cơ hội làm ăn mà cơ sở hạ tầng do Trung cộng chủ trương tạo ra. Mục đích không phải là để phò trợ cho đường lối ngoại giao của Trung cộng, mà là để chống lại nó, bằng cách thúc đẩy quyền lực mềm của Nhật Bản ở Đông Nam Á và xa hơn nữa.

Theo giới thân cận của ông Abe, vấn đề là làm sao để cho các nước trong khu vực thấy là không nhất thiết phải quỵ lụy Trung cộng. Phương án thay thế mà Nhật Bản đề xuất là một trật tự mở, dựa trên luật pháp và thậm chí có thể có dân chủ, trong đó kinh tế được định hình theo thị trường, chứ không phải theo kiểu con buôn. Nhật Bản muốn đóng vai trò một quản lý quốc tế có trách nhiệm.

Chiến lược đó có một cái tên chính thức: một « vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương mở rộng và tự do đối phó », với Mỹ ở trung tâm, Úc là một trợ thủ háo hức, và hải quân Anh và Pháp đóng vai diễn viên phụ. Các chiến lược gia Nhật Bản hy vọng là mai kia Ấn Độ cũng sẽ quyết tâm hơn. Chiến lược này cũng là để chống lại Trung cộng.

Một nhà chiến lược mô tả thái độ hòa hoãn của Nhật Bản đối với Trung cộng như là một hành động phô bày chỗ yếu của mình cho người khác đánh. Nhưng đối với The Economist, nếu chủ trương cứng rắn của ông Trump đối với Trung cộng là nhằm tái khẳng định quyền bá chủ của Mỹ ở châu Á, thì chủ trương đó được một số người ở Tokyo ủng hộ nhiệt tình nhất, trong đó có cả thủ tướng Abe.

The Economist

 

Những khu trại bí ẩn của Trung Cộng

Image caption Mạng lưới trại tập trung khổng lồ Trung Cộng đang xây dựng trên sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ

Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung cộng đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.

Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2015. Hình ảnh chụp từ vệ tinh khi đó chỉ cho thấy một vùng cát hoang vu, không dấu chân người ở khu vực phía tây Tân Cương, Trung cộng.

Nhưng ba năm sau, ngày 22/4/2018, ảnh vệ tinh chụp cũng khu vực này cho thấy một quần thể doanh trại đã được hình thành.

Doanh trại này được bảo vệ nghiêm ngặt, với tường bao quanh dài 2km và 16 vọng gác.

Trung cộng bị cáo buộc đã giam cầm hàng trăm ngàn người Hồi giáo mà không qua xét xử ở khu vực phía tây Tân Cương.

Chính phủ Trung cộng luôn phủ nhận những cáo buộc này, nói rằng người dân sẵn sàng học ở “các trường giáo dục” nhằm đẩy lùi “chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”.

Hệ thống trại giam khắp Tân Cương

Image caption Khu vực trại tập trung trên sa mạc ở Tân Cương đang được xây dựng với tốc độ đáng kinh ngạc (ảnh chụp vệ tinh)

Các báo cáo đầu tiên về việc Trung cộng vận hành một hệ thống trại giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương bắt đầu xuất hiện vào năm ngoái.

Bức ảnh vệ tinh được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm bằng chứng về hệ thống này trên phần mềm bản đồ toàn cầu, Google Earth.

Kết quả cho thấy mạng lưới này nằm ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Dabancheng, khoảng một giờ lái xe từ thủ phủ Urumqi.

Phóng viên BBC John Sudworth đã đến Dabancheng để điều tra về các trại tập trung đang hình thành trên sa mạc này.

Nhìn qua cửa kính ô tô, người ta có thể thấy các trại tập trung này trông giống như một thành phố nhỏ mọc ra từ sa mạc, với tua tủa cần cẩu, với những tòa nhà khổng lồ màu xám. Tất cả đều có bốn tầng.

Phóng viên John Sudworth cũng phát hiện hàng loạt các hoạt động tại đây mà thế giới bên ngoài dường chưa từng biết đến.

Ở các vùng xa xôi trên thế giới, hình ảnh của Google Earth có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để cập nhật.

Tuy nhiên, các nguồn ảnh vệ tinh khác – như cơ sở dữ liệu Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu – cung cấp nhiều hình ảnh thường xuyên hơn, mặc dù chúng có độ phân giải thấp hơn nhiều.

Hình ảnh của Sentinel hồi tháng 10/2018 cho thấy các trại tập trung khổng lồ này đã được xây dựng với tốc độ nhanh thế nào trên sa mạc.

Nó có kiểu cấu trúc tương tự các nhà tù lớn được xây dựng ở Tân Cương trong vài năm qua.

‘Thú tội’

Trong sự kiểm soát gắt gao của cảnh sát, phóng viên BBC đã tìm cách gọi hú họa vào một loạt số điện thoại, ví dụ như gọi cho chủ cửa hàng, chủ khách sạn,

Hầu hết đều nói đây là trung tâm giáo dục, nơi đang chứa hàng chục ngàn người “có vấn đề về suy nghĩ”.

Thế nhưng những tòa nhà khổng lồ này không giống với bất cứ định nghĩa nào về trường học.

Nhà nước Trung cộng, trước chỉ trích của quốc tế về việc đàn áp người Hồi giáo, đã tung ra một ‘gói’ tuyên truyền.

Truyền hình quốc gia chiếu hình ảnh các lớp học sáng bóng với các học sinh mắt đầy nét biết ơn.

Nhưng chính phủ Trung cộng không cho biết học sinh được chọn vào đây dựa trên cơ sở nào và khóa học kéo dài bao lâu.

Dù vậy, các cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy một số manh mối. Người trả lời phỏng vấn nghe như đang thú tội.

Tôi đã hiểu sâu sắc những sai lầm của mình”, một người đàn ông nói trước máy quay, “tôi xin thề sẽ là một công dân tốt sau khi tôi về nhà “.

BBC được cho biết mục đích chính của những cơ sở này là để chống chủ nghĩa cực đoan, thông qua một hỗn hợp của lý thuyết về pháp lý, kỹ năng làm việc và đào tạo tiếng Trung cộng.

Các cơ sở này dành riêng cho các dân tộc thiểu số Hồi giáo Uighur ở Tân Cương, nhiều người trong số họ không nói tiếng Trung cộng.

Video cho thấy nhà trường quy định về trang phục – không sinh viên nữ nào được đeo khăn trùm đầu.

Có hơn 10 triệu người Uighur ở Tân Cương.

Trong thập kỷ qua, hàng trăm sinh mạng người Uighur đã bị tước đoạt từ các cuộc bạo loạn và các cuộc tấn công của cảnh sát.

Chính sách đối với người Uighur trùng hợp với sự kìm kẹp xã hội dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó lòng trung thành với gia đình và đức tin phải phụ thuộc vào vấn đề tối quan trọng duy nhất – trung thành với Đảng Cộng sản.

Chỉ trung thành với Đảng Cộng sản

Image caption Một áp phích tuyên truyền ở Tân Cương, nói ‘Ổn định là phước lành, bất ổn là tai họa’

BBC đã thực hiện các cuộc phỏng vấn dài với tám người Uighur đang sống lưu vong.

Lời kể của họ thống nhất một cách đáng kinh ngạc, cung cấp bằng chứng về các điều kiện và hoạt động ngày thường trong các trại giam và lý do vì sao mọi người bị giam giữ.

Hoạt động tôn giáo chính thống, bất đồng chính kiến và mối liên hệ với những người Uighur sống ở nước ngoài đủ để đưa họ vào hệ thống nhà tù này.

Theo lời kể, trong trại giam, mỗi sáng họ bị đánh thức trước bình minh. Sau đó, họ có một phút để có mặt ở sân. Họ xếp hàng, rồi bắt đầu chạy.

Các sân tập thể dục có thể được nhìn thấy rõ trên các bức ảnh vệ tinh.

“Chúng tôi phải hát bài “Không có Đảng Cộng sản không thể có một Trung cộng mới”, một người tên Ablet nói.

“Và họ dạy chúng tôi luật pháp. Nếu bạn không thể đọc những luật này đúng cách, bạn sẽ bị đánh.”

‘Trại giam lớn nhất thế giới’

Image caption Trại tập trung trên sa mạc được Trung cộng xây dựng với tốc độ đáng kinh ngạc (ảnh chụp vệ tinh)

Phân tích các dữ liệu và hình ảnh thu thập được từ 101 cơ sở như vậy khắp Tân Cương cho thấy trong vài năm qua, Trung cộng đã xây dựng rất nhiều cơ sở an ninh mới, với tốc độ đáng kinh ngạc.

Diện tích bề mặt của các cơ sở an ninh ở Tân Cương đã mở rộng khoảng 440 ha kể từ năm 2003.

Các phân tích cũng cho thấy một khu vực trại giam ở Dabancheng, Tân Cương có thể nhốt ít nhất 11.000 tù nhân.

Con số này khiến trại giam này có thể sánh ngang với một nhà tù lớn nhất thế giới.

Ở đó, có 24 trại giam cho nam giới. 32 cho nữ giới.

Các tính toán cũng đặt ra khả năng mỗi tù nhân bị nhốt trong một phòng đơn.

Còn nếu ở theo kiểu ký túc xá, thì tổng công suất nhà tù tại Dabancheng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 130.000 người.

BBC

 

Mỹ và Phi Luật Tân nối lại vấn đề Biển Đông

Ngày 25/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gọi điện thoại chúc mừng tân Bộ trưởng Ngoại giao Phi Luật Tân Teddy Boy Locsin. Cũng trong cuộc gọi, đôi bên đã thảo luận về các vấn đề trong khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Teddy Boy Locsin.

Ông Heather Nauert, phát ngôn viên của ông Pompeo, cho biết Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Locsin đã thảo luận về những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong khu vực như Triều Tiên, Biển Đông và chống khủng bố, theo CNN Phi Luật Tân.

Trước đây, ông Locsin là đại diện thường trực của Phi Luật Tân tại Liên Hợp Quốc. Ngày 17/10, ông Locsin được Tổng thống Rodrigo Duterte bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao (DFA).

Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị ngày 19/10 cũng chúc mừng ông Locsin đảm nhiệm vị trí mới.

Hiện nay, Hoa Kỳ và Trung cộng đang xảy ra căng thẳng trên Biển Đông do Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp và ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ đã điều các máy bay ném bom cũng như các tàu hải quân gần những hòn đảo này để thể hiện cam kết vì một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Đại tá Hoa Kỳ, Manning cho biết: “Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu biển và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Mối quan hệ giữa Phi Luật Tân và Trung cộng đã ấm lên trong thời gian gần đây, mặc dù Bắc Kinh từ chối thực hiện phán quyết năm 2016 về việc Tòa án Trọng tài thường trực ở Hague ủng hộ Manila.

Trước đây, cựu Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino đã đưa Trung cộng ra tòa sau khi các tàu của họ lấn chiếm eo biển Scarborough, gần với đảo Luzon chính của Phi Luật Tân nhưng Trung cộng viện dẫn các quyền lịch sử và từ chối tuân thủ phán quyết này.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen