Seite auswählen

Hiếu Bá Linh, 1.11.2018

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam. Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Hồi đầu tháng 10 năm nay Chính phủ Đức đã mời chính phủ Việt Nam cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm hàn gắn quan hệ giữa hai nước. Sau gần 1 tháng chuẩn bị, một đoàn đàm phán cấp cao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã đến Berlin và cuộc đàm phán giữa 2 nước Đức-Việt đã diễn ra trong ngày hôm nay 1/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin.

Nhật báo TAZ của Đức hôm nay có đăng một bài báo về cuộc đàm phán này. Sau đây là bản dịch:

Đàm phán trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức

Kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra, quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị khủng hoảng. Chính phủ hai nước đang cố gắng tiến gần lại với nhau.

Hôm nay thứ Năm ngày 01/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Chính phủ Đức và Việt Nam đàm phán về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, ông Thanh chính là người bị kết án tù chung thân tại Hà Nội hồi đầu năm nay. Cựu cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, người mà bị thất sủng tại Hà Nội, đã đào thoát đến Đức xin tị nạn và sau đó đã bị mật vụ Việt Nam từ Hà Nội sang Đức bắt cóc đem về nước hồi cuối tháng 7 năm 2017. Việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước phụ thuộc vào kết quả thỏa thuận về trường hợp của ông.

Tờ TAZ đã biết tin về cuộc đàm phán ngày hôm nay từ giới lân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đàm phán được thực hiện theo lời mời của Chính phủ Liên bang Đức. Dẫn đầu phái đoàn đàm phán cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Bộ Ngoại giao Đức chỉ xác nhận với tờ TAZ là “có cuộc đàm phán tại Bộ Ngoại giao hôm nay ngày thứ Năm” như là một phần của “quá trình trao đổi chặt chẽ” với Việt Nam về “các vấn đề quốc tế và song phương”.

Bộ Ngoại giao Đức không nói gì về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Tuy nhiên, rõ ràng là Đức luôn ràng buộc điều kiện đó với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mà trước đây ở cấp độ ngoại giao “quan hệ đối tác chiến lược”. Ngoài ra, phản ứng với hành vi bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế, Đức đã đình chỉ các cuộc tiếp xúc trao đổi với các chính trị gia Việt Nam, ngoại trừ trao đổi về vấn đề bắt cóc này.

Theo nguồn tin nêu trên từ Việt Nam, vấn đề trả Trịnh Xuân Thanh trở về lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hình như không được ủy nhiệm (không được giao cho quyền) đưa ra lời cam kết với phía Đức. Trong khi đó, “Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá”, người cung cấp tin (từ giới lân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội) giải thích. Những người muốn ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia cũng bị khủng hoảng

Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, nạn nhân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Robert Kalinak, đã cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mượn chiếc chuyên cơ, vì ông Tô Lâm phải nhanh chóng đến cuộc hẹn gấp ở Moscow, mà sự thật là không có cuộc hẹn nào ở đó. Hiện nay Slovakia đang điều tra, ông Kalinak vào thời điểm lúc đó có biết rằng nạn nhân bị bắt cóc ngồi trên chuyên cơ hay không. Ông Kalinak đã phủ nhận và nói ông không biết gì.

Việt Nam phủ nhận việc nạn nhân bị bắt cóc có mặt trên chuyên cơ. Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích cách thức Trịnh Xuân Thanh đã về Hà Nội như thế nào và đe dọa sẽ có hậu quả nếu không có lời giải thích xác đáng. Các lực lượng có suy nghĩ chín chắn ở Hà Nội thì không muốn có một đám cháy lan rộng về ngoại giao.

Một Đại sứ mới cho sự khởi đầu mới

Vào tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam mới tại Đức, ông Nguyễn Minh Vũ, thay thế ông Đoàn Xuân Hưng. Theo quan điểm của Hà Nội, cho một khởi đầu mới đáng tin tưởng về quan hệ ngoại giao thì nhất thiết cần phải có một Đại sứ mới, không có liên quan gì đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra hồi cuốt tháng 7/2017, Chính phủ Đức cũng như những nhà ngoại giao nước khác đã cắt giảm quan hệ với Đại sứ cũ Đoàn Xuân Hưng, mà trong Đại sứ quán của ông nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã bị nhốt 2 ngày trong đó trước khi được chuyển đến Bratislava (thủ đô Slovakia). Ông Hưng đã gây chú ý trong dư luận về việc ông uống bia và chơi golf với những người Việt Nam định cư ở Đức, những người mà bị cảnh sát để ý đến.

Mặc dù Đại sứ mới đã được chính thức bổ nhiệm, nhưng Đại sứ cũ vẫn tiếp tục chức vụ. Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố, như một người trong nội bộ tiết lộ với tờ TAZ, chỉ khi nào điều kiện trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức được đáp ứng, thì Đức mới đồng ý chấp nhận Ủy nhiệm thư của Tân Đại sứ Nguyễn Minh Vũ. Nếu không, ông Vũ -người có một phong cách đáng tin cậy hơn người tiền nhiệm của mình- sẽ bị “đốt cháy”.

Nguồn: Dân Luận

Bản gốc:

Verhandlungen über Rückkehr

Seit der Entführung des Exilanten kriselt es zwischen Deutschland und Vietnam. Die Regierungen bemühen sich nun um Annäherung.

BERLIN taz | Die deutsche und die vietnamesische Regierung verhandeln seit Donnerstag im Berliner Auswärtigen Amt über die Rückführung des in Hanoi zu lebenslanger Haft verurteilten Vietnamesen Trinh Xuan Thanh nach Deutschland. Der in Hanoi in Ungnade gefallene ehemals hochrangige KP-Kader hatte in Deutschland Asyl beantragt und war im August 2017 vom vietnamesischen Geheimdienst nach Hanoi entführt worden. Von einer Einigung in seinem Fall hängt die Normalisierung der zwischenstaatlichen Beziehungen ab.

Von den Gesprächen erfuhr die taz aus dem Umfeld des Hanoier Außenministeriums. Sie sollen auf Einladung der Bundesregierung erfolgen. Vietnams Verhandlungsführer ist demnach der Vizeaußenminister. Das deutsche Außenamt bestätigte der taz lediglich „Gespräche im Auswärtigen Amt am heutigen Donnerstag“ im Rahmen eines „engmaschigen Gesprächsprozesses“ mit Vietnam zu „internationalen und bilateralen Fragen“.

Die Rückführung des Entführungsopfers nennt das Amt nicht. Klar ist aber, dass Deutschland die Normalisierung der zwischenstaatlichen Beziehungen, die zuvor den Status einer „strategischen Partnerschaft“ hatten, genau daran immer geknüpft hat. Außerdem hat Deutschland als Reaktion auf die völkerrechtswidrige Entführung Gespräche mit vietnamesischen Politikern ausgesetzt, es sei denn es, ging um dieses Thema.

Laut der vietnamesischen Quelle ist die Frage der Rückführung von Trinh Xuan Thanh in Hanoi umstritten. Der Vizeaußenminister hätte kein Mandat, diese verbindlich zuzusagen. „Das Außenministerium und das Außenhandelsministerium machen Druck, dass Trinh Xuan Thanh nach Deutschland zurück soll.

Auch Beziehung zwischen Vietnam und Slowakei in der Krise

Sie wissen, dass nur so die Beziehungen wieder ins Lot kommen. Innenpolitiker wollen das aber um jeden Preis verhindern,“ erklärt der Informant. Zu den Blockierern würden Leute zählen, die an der Entführung beteiligt waren und davon ausgehen, dass Deutschland einen internationalen Haftbefehl gegen sie erlassen hat.

Auch die Beziehungen Vietnams zur Slowakei sind wegen der Entführung in einer Krise. Laut deutscher Generalbundesanwaltschaft wurde das Entführungsopfer mit an Sicherheit grenzender Wahrscheinlichkeit mit einem slowakischen Regierungsflugzeug aus dem Schengenraum gebracht.

Den Flieger hatte der damalige slowakische Innenminister Robert Kalinak seinem vietnamesischen Amtskollegen To Lam geliehen, weil der schnell nach Moskau zu einem Termin musste, den es dann gar nicht gab. Ob Kalinak wusste, dass das Entführungsopfer an Bord saß, ist Gegenstand slowakischer Ermittlungen. Kalinak bestreitet das.

Und Vietnam bestreitet, dass das Entführungsopfer überhaupt an Bord war. Die Slowakei forderte Hanoi auf zu erklären, wie Trinh Xuan Thanh denn sonst nach Hanoi gekommen sei und droht mit Konsequenzen, falls es keine schlüssige Erklärung gäbe. Besonnene Kräfte in Hanoi haben kein Interesse an einem diplomatischen Flächenbrand.

Ein neuer Mann für den Neuanfang

Deshalb hat Vietnams Außenministerium im August den Botschafter in Berlin, Doan Xuan Hung, verabschiedet und als Nachfolger Nguyen Minh Vu angekündigt. Der Wechsel ist aus Sicht Hanois notwendig, weil nur ein neuer Mann glaubhaft für einen Neuanfang der Beziehungen stehen kann.

Der alte Botschafter, in dessen Botschaft das Entführungsopfer mutmaßlich zwei Tage verbringen musste, bevor der Transport nach Bratislava erfolgte, wird seit der Entführung von der Bundesregierung wie von Diplomaten anderer Staaten geschnitten. Er fiel bereits dadurch auf, dass er mit vietnamesischen Migranten in Deutschland Bier trinkt und Golf spielt, für die sich die Polizei interessiert.

Obwohl der neue Botschafter offiziell benannt ist, ist der Alte weiter im Dienst. Das Außenministerium hätte erklärt, so ein Insider zur taz, den neuen erst nach Berlin zu schicken, wenn Trinh Xuan Thanhs Rückführung spruchreif sei. Sonst würde der Mann, der für einen solideren Stil als sein Vorgänger steht, „verbrannt“ werden.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen