Seite auswählen

Brexit và quan hệ quân sự Anh-EU

Phản lực Anh bay qua Iraq

27.11.2018

London là cường quốc quân sự hàng đầu ở châu Âu. Không thể loại trừ được rằng, trong trường hợp có mâu thuẫn đối kháng giữa EU và Anh, Vương quốc Anh có thể ngày càng chống đối bất kỳ hình thức hợp tác chiến lược châu Âu nào.

Khi so sánh Anh và EU với tư cách là đối tác chiến lược, hai thế lực này nằm trong các đăng cấp khác nhau rất nhiều. Một là một quốc gia vũ trang hạt nhân, đang nhanh chóng tái tạo khả năng tấn công hải quân của nó dưới dạng hai tàu sân bay lớn, được trang bị các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm.

Thế lực khác là một tổ chức quốc tế, mà không có bất kỳ sự trông cậy nào vào các công cụ quân sự của riêng mình. Thật vậy, Anh là một thế lực quân sự đáng kể hàng đầu ở châu Âu. Nó có ngân sách quân sự lớn nhất ở NATO sau Mỹ; một hải quân với tổng trọng tải vượt quá hải quân của Pháp và Đức kết hợp; khả năng thu thập thông tin tình báo chưa từng có ở châu Âu; và một nền văn hóa chiến lược vô song bởi bất kỳ quốc gia châu Âu nào, ngoại trừ một phần của Pháp. Vương quốc Anh cũng bảo vệ lối vào và lối ra ở Biển Địa Trung Hải, với các căn cứ quân sự ở Gibraltar và Cyprus, và là quốc gia Châu Âu duy nhất duy trì sự hiện diện quân sự toàn cầu thực sự. Khi Anh rời khỏi EU, những sự kiện chiến lược cơ bản này sẽ không thay đổi.

Sự hiện diện quân sự trên khắp châu Âu
Mục tiêu địa chiến lược của Anh ở châu Âu cũng sẽ không thay đổi: để duy trì sự cân bằng quyền lực ủng hộ một châu Âu tự do. Để hỗ trợ điều này, Anh đã duy trì một sự hiện diện quân sự không gián đoạn trên lục địa kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt. Với 5.000 binh sĩ ở Đức, 850 ở Estonia, 150 ở Ba Lan và máy bay phản lực của không lực Hoàng gia Anh (RAF) thường kỳ hiện diện tại Romania, Lithuania và Iceland, nó có quân đội đóng quân nhiều hơn ở các quốc gia NATO khác so với bất kỳ đồng minh nào khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Ngoài ra, không giống như Pháp, không phải là một phần của nhóm hoạch định kế hoạch hạt nhân của NATO, Vương quốc Anh cống hiến sự ngăn chặn bằng hạt nhân của mình cho toàn bộ khối NATO ‘trong mọi trường hợp’.

Do đó, đối với Vương quốc Anh, NATO vẫn còn là một tổ chức bất khả xâm phạm bảo kê cho địa chính trị châu Âu, và hòa bình chung của châu Âu. Như vậy, EU vẫn là thứ yếu trong một trật tự Đại Tây Dương rộng lớn hơn được tạo ra và củng cố bởi quyền lực chiến lược của Anh và Mỹ. Nhiều quốc gia châu Âu dường như bị tin tưởng rằng, họ nên phát triển “chủ quyền” hoặc “quyền tự chủ” của EU, thông qua những gì đã được mô tả bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, là “Liên minh quốc phòng”. Tuy nhiên, nếu không có sự gia tăng thực sự đáng kể trong chi tiêu quốc phòng châu Âu, mục tiêu này dường như không thể thực hiện được.

Hợp tác với Vương quốc Anh là cần thiết
Sau nhiều năm cắt giảm quân sự, Pháp thiếu nguồn lực – ngân sách quốc phòng của nó có thể so sánh với Đức, mặc dù vận hành vũ khí hạt nhân – và Đức không có khả năng quân sự đầy đủ mọi phạm vi, cũng như ý chí chính trị để sử dụng chúng tích cực (can thiệp) hoặc thụ động (can ngăn). Điều này có nghĩa là người châu Âu lục địa sẽ cần hợp tác nhiều hơn với Vương quốc Anh nếu họ giữ lại tài sản quân sự hiện tại, thay vì tạo ra tài sản mới. Nhưng những lo ngại của Anh về khuynh hướng “Liên minh quốc phòng” có khả năng làm suy yếu NATO có thể làm cho các quan hệ đối tác như vậy trở nên khó khăn.

Do đó, các cấu trúc bên ngoài EU nhưng bao gồm các quốc gia EU có thể chứng minh sự hợp tác quốc phòng Anh-Châu Âu là con đường hiệu quả hơn, chẳng hạn như Sáng kiến ​​can thiệp của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Lực lượng viễn chinh kết hợp Anh-Pháp. Một số quốc gia trong những sáng kiến ​​này gần gũi hơn với việc chia sẻ văn hóa chiến lược tích cực hơn của Anh, mà EU nói chung thiếu.

Quân đội Anh sẽ ở lại Đức
Trong Đánh giá Chiến lược và Quốc phòng năm 2010, Vương quốc Anh đã quyết định rút phần còn lại sự hiện diện của quân đội tại Đức vào năm 2020. Với sự xâm lược “xét lại” của Nga, quyết định này hiện đã bị đảo ngược: quân đội Anh sẽ ở lại Đức. Cam kết chiến lược mới của Anh này tạo cơ sở cho sự hợp tác tiềm năng giữa London và Berlin, đặc biệt liên quan đến lợi ích chung trong việc khống chế Nga dọc theo sườn phía đông của NATO.

Tuy nhiên, Anh – giống như Mỹ – có khả năng mất kiên nhẫn với Đức nếu gia tăng chi tiêu quốc phòng không xảy ra sắp tới, ít nhất cũng vì trước đây Berlin đã cam kết nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2024. Một viễn tượng u tối nếu cường quốc kinh tế của châu Âu không đóng góp phần gánh vác của nó, đặc biệt là khi các đồng minh châu Âu nghèo – như các quốc gia vùng Baltic, Romania và Ba Lan – đã đóng góp được ở mức thỏa thuận.

Do đó, không thể loại trừ được, trong trường hợp mâu thuẫn đối nghịch giữa EU và Anh, Vương quốc Anh có thể ngày càng chống đối bất kỳ hình thức hợp tác chiến lược châu Âu nào. Đây là vấn đề mà các nước EU và châu Âu phải xem xét cẩn thận. Đối với người châu Âu, vấn đề này có thể trở nên ngày càng quan trọng nếu Mỹ trở nên mệt mỏi vì sự không sẵn lòng của nhiều nước châu Âu để góp phần, hoặc chọn tập trung nhiều hơn vào Đông Á. Do đó, những người bạn cũ có thể chứng tỏ là những người bạn tốt nhất.

Alan Mendoza, Người sáng lập và Giám đốc điều hành, Hiệp hội Henry Jackson và James Rogers, Giám đốc, Chương trình Anh Quốc toàn cầu, Hiệp hội Henry Jackson

How the UK strives to maintain military balance of power in Europe after Brexit

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen