Seite auswählen

George Bush và Michail Gorbatschow ký thỏa hiệp START I ở Moskau, 31.7.1991

 

Trong lịch sử của Hoa Kỳ thế kỷ 20 George Herbert Walker Bush chỉ luôn là nhân vật phụ. Vị tổng thống thứ 41 đứng giữa 2 người rất tỏa sáng, tổng thống đi trước Reagan và người kế nhiệm ông, Clinton. Cả hai đều trị vì 8 năm ở tòa Bạch ốc, Bush chỉ 4 năm. Đối với Hoa Kỳ ông chỉ là một tổng thống chuyển tiếp. Đối với châu Âu và đặc biệt là đối với nước Đức thì ông lại là một vị tổng thống quan trọng nhất trong thời kỳ hậu chiến (chiến tranh thứ hai). Bush chấm dứt chiến tranh lạnh với một sự pha trộn cá biệt giữa một sự kiên quyết và tài ngoại giao khéo léo. Nhờ ông mà nước Đức được thống nhất một cách yên bình và dành được hoàn toàn chủ quyền quốc gia. Ông tạo được sự đoàn kết giữa các nước phương Tây như là một cộng dồng với giá trị đạo đức dưới mái nhà NATO, khi khối Đông Âu sụp đổ.

Trong thời kỳ nổi dậy vào năm 1989, thủ tướng Đức Helmut Kohl không có nhiều đồng minh ở châu Âu. Cả 2 quốc gia quan trọng nhất chống lại giải pháp thống nhất nước Đức: Nước Anh dưới thời Margaret Thatcher và nước Pháp dưới François Mitterand. Họ nhìn thấy, càng ngày càng bực mình, chế độ DDR (Đông Đức) dần dần bị sụp đổ. Nhưng họ đặt tin tưởng là Gorbatschow sẽ không chấp nhận một sự thay đổi trật tự thời hậu chiến. Quyền tự quyết của các dân tộc, ngày nay một phần cốt lõi của lòng tin phương Tây, lúc đó không có nhiều người ủng hộ. Thủ tướng Đức Kohl dần dần cảm thấy sự nghi ngờ của các quốc gia lân cận mặc dù hàng thập niên làm hòa và hòa hợp châu Âu. Nhưng một người tin tưởng vào ông: George Bush. Nhiều đến nỗi, ngay từ tháng 5 1989, trong một bài diễn văn ở Mainz, mời nước Đức đóng vai trò một nước đồng minh lãnh đạo.

Bush khi nhậm chức đã có nhiều kinh nghiệm và rất thành thạo về ngoại giao so với phần lớn các tổng thống Mỹ khác. Ông đã từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, đã cùng gầy dựng quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, lãnh đạo cơ quan CIA và 8 năm là phó tổng thống dưới thời Reagan. Ông đã tạo nhanh chóng một quan hệ đầy tin cậy với Gorbatschow. Ông biết được những điều nhạy cảm của Liên Xô, và do đó tránh mọi hình thức kiêu ngạo hay chiến thắng, khi hết nước này đến nước khác thoát ra khỏi gọng kiềm của Moskau. Sau khi bức tường thành Berlin sụp đổ, các phóng viên hỏi ông, tại sao ông lại giữ thái độ kiềm chế. Câu trả lời của ông: “Nếu chúng ta mắc phải lỗi lầm ở đây và làm cho nó ra vẻ như đây là một công trình của Hoa Kỳ, có thể chúng ta sẽ cổ vũ cho phía bên kia dùng những biện pháp cứng rắn tàn bạo gây đổ máu.”

Nhờ Bush cư xử khiêm tốn, nhưng mà trong vấn đề thì rất cương quyết, 2 nước Đức có thể thống nhất nhanh chóng và yên bình. Ông làm cho việc giải trừ vũ khí được xảy ra nhanh chóng hơn, mở rộng ra cả với vũ khí quy ước và hỗ trợ chính sách cải tổ của Gorbatschow. Cùng lúc ông cho thấy là không có gì để phải nghi ngờ, là cuộc biến đổi dân chủ ở Ba Lan, DDR và các nước khác là không thể cản trở nổi nữa. Sự chia cắt nước Đức ông cho là không tự nhiên. Trong khi Thatcher chống phá sự Tái thống nhất và Mitterand dần dần từ bỏ sự chống đối, thì Bush dẫn dắt phương Tây. Ông hỗ trợ kế hoạch 10 điểm của Kohl và khẳng định với Moskau, là nước Đức thống nhất sẽ là một phần cố định trong NATO. Nếu không có ông, người mà vừa mất đi lúc được 94 tuổi, không biết lịch sử của thế giới sẽ xảy ra như thế nào.

Thomas Gutschker, FAZ Sonntag 2.12.2018 (Bushs Größe)

VNChi dịch

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen