Seite auswählen

 

 

 Mình chỉ dịch bài để thêm vài dữ liệu mà tác giả thiếu xót, hoặc viết sai tạo ra cảm tưởng là chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chỉ bắt đầu thành lập ở Đài Loan, hoặc thêm thông tin là Trung Hoa Dân Quốc là một trong những nước tham gia sáng lập Liên Hiệp Quốc, và đảm nhiệm vị trí thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho tới năm 1971.

* Mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc hiện thời là xấu nhất so với nhiều năm trước.

* Trong bài phát biểu năm mới, Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết bà sẽ không nhượng bộ bất cứ cái gì liên quan đến quyền tự chủ của quốc đảo.

* Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình do đó đe dọa sẽ dùng vũ lực để thống nhất đất nước.

Đó là một sự leo thang có thông báo. Trong bài phát biểu năm mới, Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố rằng đất nước của bà không chấp nhận từ bỏ “chủ quyền của chính mình hoặc nhượng bộ liên quan đến quyền tự chủ”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phản ứng ngay lập tức, những lời khiêu khích kiểu này thường được Bắc Kinh đáp lại ngay. Đáng lo ngại là mức độ nghiêm trọng mà chủ tịch Trung Quốc đã phản ứng với bài phát biểu của bà Văn.

Trong một bài phát biểu, ông Bình nói rằng không ai và không đảng nào có thể ngăn chặn xu hướng thống nhất. Một nền độc lập của Đài Loan là một ngõ cụt và đi ngược lại với xu hướng của lịch sử. Trung Cộng muốn đạt được sự thống nhất trong hòa bình, nhưng „không để chỗ cho các hoạt động ly khai“. Nước này không hứa sẽ từ bỏ “sử dụng vũ lực”, “Chúng tôi bảo lưu cơ hội để có thể dùng được tất cả các nguồn lực cần thiết.” Trung Quốc phải và sẽ được đoàn tụ.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản bác hôm thứ Tư (2.1) lời đe dọa từ Bắc Kinh. Như trong bài phát biểu năm mới của bà ngày hôm trước, bà nói rằng Đài Loan sẽ không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào liên quan đến quyền tự chủ của mình. Bắc Kinh phải đối mặt với thực tế: Đài Loan sẽ “không từ bỏ chủ quyền”.

Mặc dù có sự dọa dẫm sẽ có một cuộc thống nhất bắt buộc, chắc chắn sẽ vẫn là sự đe dọa tấn công thường lệ từ Bắc Kinh, nó cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng như thế nào.

Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là hai nước Trung Hoa tồn tại sau cuộc nội chiến vào giữa thế kỷ trước. Phe Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã thắng thế vào năm 1949 chống lại những người theo chủ nghĩa Quốc gia đối địch và đã lập ở đại lục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các đối thủ thuộc phe thua trận là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của tổng thống Tưởng Giới Thạch sau đó đã chạy sang đảo Đài Loan ở ngoài khơi cách lục địa tới 160 km và tiếp tục giữ tên Trung Hoa Dân Quốc mà đã có từ năm 1912.

Năm 1945, Trung Hoa Dân quốc tham gia sáng lập Liên Hiệp Quốc, đảm nhiệm vị trí thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Sau khi chính phủ dời sang Đài Loan vào năm 1949, nước này vẫn đại diện cho Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 2758 vào ngày 25 tháng 10 năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận được quyền đại diện cho “Trung Quốc” tại Liên Hiệp Quốc thay thế cho Trung Hoa Dân quốc.

Trung Cộng coi Cộng hòa đảo quốc, nơi tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ và có tiền tệ và hệ thống pháp lý riêng, là một phần nổi loạn của đất nước và đe dọa tái chiếm lại nó. Đài Loan chưa bao giờ chính thức tuyên bố nhà nước độc lập, vì đảng Trung Quốc Quốc dân Đảng, nắm quyền từ 1949 đến năm 2000 cũng có hy vọng thống nhất một Trung Hoa không cộng sản. Chính thức, có một sự đồng thuận từ năm 1992, theo đó cả hai thuộc về một Trung Quốc, nhưng được giải thích khác nhau, điều đó có nghĩa là gì. Trung Cộng đã nhiều lần mô tả tuyên bố độc lập của Đài Loan trong quá khứ là một lằn ranh đỏ mà nước này sẽ “không bao giờ chấp nhận”, như Chủ tịch Tập Cận Bình nói vào mùa thu 2017. Vào mùa xuân năm ngoái, ông nói tại Bắc Kinh trước các đại biểu của quốc hội Trung Quốc, sẽ không nhượng lại “một centimet của đất nước tuyệt vời này”. Vấn đề Đài Loan là một cuộc tranh luận mang tính dân tộc ở Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần vạch ra sự thống nhất Đài Loan với Cộng hòa Nhân dân là một phần của sự tái trổi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc thế giới.

Mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Cộng so với nhiều năm trước đó tệ nhất kể từ khi Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhậm chức. Năm 2016, Đảng Dân Tiến đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với lời hứa rằng nó, không giống như chính phủ trước đây. sẽ lại giữ khoảng cách với Trung Quốc hơn. Trả đũa việc bà Văn từ chối ủng hộ một hình thức suy yếu của nguyên tắc một Trung Quốc, Trung Quốc đã cắt các kênh chính thức tới Đài Bắc. Năm trong số 22 quốc gia đa số là các quốc gia nhỏ trước đây chính thức công nhận Đài Loan đã đáp lại lời kêu gọi của Bắc Kinh chấm dứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này.

Cả Đức cũng không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Nhiều công ty trên thế giới cũng phản ứng trước các mối đe dọa từ Bắc Kinh và xóa bỏ loại quốc gia “Đài Loan” trong hệ thống của họ. Các chuyến bay hoặc khách sạn tại Đài Loan hiện cũng được liệt kê trong danh mục ” Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ” trong nhiều tập đoàn. Một vài lần Trung Quốc cũng đã thực hiện các cuộc tập trận quân sự ngoài khơi nước này.

Trong một năm nữa sẽ có một cuộc bầu cử quốc gia tại Đài Loan. Trong chiến dịch bầu cử, các mối đe dọa ngày càng hung hăng từ Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng. Đảng Dân Tiến DPP cầm quyền đang phải đối mặt với câu hỏi về cách họ muốn lãnh đạo chiến dịch của họ trong những tháng tới. Quốc Dân Đảng (KMT ) tích cực tuyên truyền quan hệ gần gũi lại với Trung Cộng.

Chính sách Trung Cộng của bà Văn ngay chính trong đảng của bà đối với nhiều người quá cứng rắn và quá mềm đối với những người khác. Những nỗ lực cô lập của Bắc Kinh và những đòi hỏi ngày càng đe dọa của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình về việc thống nhất đất nước đang dẫn đến các cuộc biểu tình lớn ở Đài Loan hết lần này đến lần khác. Hàng ngàn người gần đây đã yêu cầu chính thức độc lập đối với Trung Quốc trong các cuộc biểu tình để giải phóng bản thân khỏi sự “ngạo mạn” liên tục của quốc gia láng giềng. Nhiều người trẻ chưa bao giờ sống ở Cộng hòa Nhân dân và lớn lên ở một nước Đài Loan dân chủ cảm thấy chủ yếu là người Đài Loan, không phải người Trung Quốc. Điều này khiến Đài Loan rơi vào tình thế khó xử, khó giải quyết, cố gắng ngăn chặn một cuộc xung đột mở với Bắc Kinh.

Lea Deuber, SZ, 2.1.2019

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen