Seite auswählen

Canada đã chuẩn bị điều chiến hạm qua Biển Đông

Hộ tống hạm HMCS Regina

Hộ tống hạm HMCS Regina của hải quân hoàng gia Canada đã lên đường cho nhiệm vụ kéo dài 7 tháng và dự kiến sẽ có hoạt động tại Biển Đông, theo Flickr.com.

Ba tàu hải quân hoàng gia Canada gồm hộ tống hạm HMCS Ottawa,  hộ tống hạm HMCS Regina và tàu tiếp tế MV Asterix ngày 6.2 (giờ địa phương) rời cảng Esquimalt ở tiểu bang British Columbia để tham gia các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, và Trung Đông, theo tờ The Times Colonist.

Ba tàu sẽ đến Trân Châu cảng ở Hawaii, sau đó tàu Ottawa tham dự cuộc tập trận chống ngầm với hải quân Mỹ rồi quay về Esquimalt sau khoảng một tháng.

Tàu Regina và Asterix sẽ tiếp tục chuyến thực hiện kéo dài 7 tháng và tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, tập trận, thăm cảng các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.

Trong chuyến hải hành lần này, tàu Regina sẽ đi qua một số vùng biển đang có tranh chấp bao gồm Biển Đông. Chuẩn đô đốc Bob Auchterlonie, Tư lệnh hải quân Canada tại Thái Bình Dương, nhấn mạnh nhiệm vụ lần này của tàu Regina chứng tỏ sự quan tâm của Canada tại châu Á-Thái Bình Dương và nước này sẵn sàng ủng hộ các đồng minh, đối tác tại đây:

“Canada hoạt động theo luật quốc tế tại những vùng biển tranh chấp như cách mà chúng tôi vẫn thường làm. Chúng tôi vẫn sẽ thực hiện những hoạt động quân sự thường lệ tại các vùng biển quốc tế”, chuẩn đô đốc Auchterlonie khẳng định.

Sputnik News

AMTI: Trung cộng điều dân quân tới đảo Thị Tứ Biển Đông

Hôm 06/02/2019 vừa qua, tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) dựa trên các hình ảnh vệ tinh, tiết lộ rằng “một số tàu Trung cộng đã hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, Biển Đông, ít nhất kể từ tháng 7 năm 2018”

Đảo Thị Tứ trên Biển Đông hiện do Phi Luật Tân kiểm soát. (Ảnh: AMTI/CSIS)

Sáng kiến ​​minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington nói rằng “một số tàu Trung cộng đã hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, ít nhất kể từ tháng 7 năm 2018”.

AMTI cho biết hành động nói trên của Trung cộng có thể là nhằm “đáp trả nỗ lực ban đầu của Phi Luật Tân về việc tu sửa đường băng” trên đảo Thị Tứ vào tháng 5 năm 2018.

Thị Tứ là đảo tự nhiên lớn thứ 2 tại quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, hiện do Phi Luật Tân kiểm soát, nhưng Việt Nam, Trung cộng và Đài Loan cùng đòi chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana ngày 04/02 cho biết Manila đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ “trong đầu năm 2019”, theo tin của tờ Philippine Daily Inquirer.

Theo AMTI, đoạn đường này “sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn đảo để phục vụ các hoạt động nâng cấp đã được dự trù”, đặc biệt là nâng cấp đường băng trên đảo. Và Trung cộng đã đáp trả công trình mới của Phi Luật Tân này “bằng cách triển khai một đội tàu lớn từ đá Subi, chỉ cách Thị Tứ hơn 12 hải lý về phía tây nam”. Đội tàu này gồm một số tàu của hải quân Trung cộng và Lực lượng Cảnh sát biển Trung cộng (CCG), cùng với hàng chục tàu cá lớn, có kích thước từ 30 đến 70 mét.

Các chuyên gia của AMTI cho rằng các tàu cá này “có những dấu hiệu thuộc về lực lượng dân quân hàng hải của Trung cộng”, có trang bị hệ thống vô hiệu hóa máy thu phát tự động (AIS) nhằm che giấu các hoạt động của họ.

Theo RFI

Trung cộng chế tạo thêm 4 hàng không mẫu hạm để bắt kịp Mỹ

Hiện TC chỉ còn lực lượng hàng không mẫu hạm là còn quá ít so với Mỹ. Chính vì thế mà mới đây TC đã thực hiện gấp rút xây dựng làm 4 chiến hạm loại này để bắt kịp Mỹ. Đây có lẽ là kế hoạch quân sự dài hạn nhất của Trung cộng. Chuyên gia quân sự Trung cộng cho rằng nước này có kế hoạch sở hữu ít nhất 6 nhóm chiến đấu  hàng không mẫu hạm năm 2035, trong đó là 4 tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân, trong quá trình phát triển khả năng hải quân tiến gần hàng không mẫu hạm hơn tới quân đội Mỹ.

Theo các chuyên gia, hạ tầng cơ sở quân sự của quân đội Trung cộng khi đó có thể gần bằng cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, nhưng họ vẫn sẽ ở phía sau Mỹ do thiếu kinh nghiệm thực chiến.

Các chuyên gia dự đoán tất cả các hàng không mẫu hạm mới của Trung cộng đều sẽ được trang bị máy phóng điện từ tương tự như các loại được Mỹ sử dụng. Hệ thống phóng máy bay điện từ của Mỹ (EMALS) có thể phóng nhiều máy bay nhanh hơn các hệ thống phóng diesel cũ.

Trung cộng hiện có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động – tàu Liêu Ninh, được đưa vào hoạt động năm 2012 – và đã cho ra mắt Type 001A, hàng không mẫu hạm đầu tiên được chế tạo trong nước vào tháng 4/2017.

“Các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung cộng với các hệ thống giống như EMALS dự kiến sẽ gia nhập hải quân vào năm 2035, nâng tổng số hàng không mẫu hạm lên ít nhất 6 chiếc – mặc dù chỉ có 4 chiếc sẽ hoạt động ở tiền tuyến” – chuyên gia hải quân và sĩ quan tàu khu trục đã nghỉ hưu, Wang Yunfei cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với South China Morning Post.

Nước này cần tiếp tục phát triển cho đến khi nó ở cùng cấp độ với Mỹ” – ông nói.

Theo SCMP, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình chỉ thị quân đội Trung cộng hiện đại hóa đến năm 2035 và trở thành lực lượng chiến đấu được xếp hạng hàng đầu vào năm 2050. Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự trên truyền hình ở Hồng Kông, cho biết số lượng tàu sân bay Trung cộng sẽ tăng lên để phản ánh vị thế.

Theo kế hoạch có 4 nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân năm 2035, Type 001A và thế hệ tiếp theo Type 002 sẽ trở thành tàu chiến tạm thời, Song nói.Cả Wang và Song đều nói rằng Liêu Ninh sẽ được thay thế bằng Type 001A vào năm 2035, khi đó chiếc cũ sẽ bị lỗi thời.

Bên cạnh đó, theo SCMP, Hải quân Trung cộng sẽ phát triển một trong những máy bay chiến đấu để sử dụng trên các hàng không mẫu hạm của mình. Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi xung quanh việc đó sẽ là FC-31 hay J-20. Trung cộng hiện chỉ có một loại máy bay chiến đấu dành cho hàng không mẫu hạm, J-15, trong khi Mỹ có hai loại.

Wang cho biết các kỹ sư Trung cộng đang phát triển một máy bay chiến đấu dành cho hàng không mẫu hạm thế hệ tiếp theo, mô tả nó là một biến thể của máy bay chiến đấu tàng hình FC-31, có khả năng chiến đấu chỉ sau F-35C của Mỹ một chút.

Theo VietBF

Phi Luật Tân phản đối việc Trung cộng khánh thành trung tâm cứu hộ ở Biển Đông

Phi Luật Tân lên tiếng phản đối việc xây dựng trung tâm cứu hộ của Trung cộng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

Hôm 4/2, Bộ trưởng Ngoại giao Phi Luật Tân Teodoro Locsin cho biết nước ông sẽ phản đối việc Trung cộng khánh thành một trung tâm cứu hộ hàng hải ở Biển Đông, theo tờ Straitstimes.

Ông Locsin cho biết ông ủng hộ quan điểm của Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio rằng Phi Luật Tân phải lên tiếng phản đối việc xây dựng trung tâm cứu hộ của Trung cộng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) như Tân Hoa Xã đã loan tin hôm 29/1.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã xây dựng một mạng lưới các đảo nhân tạo có trang bị các phi đạo và hải đăng để gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông, khu vực có tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân, Mã Lai và Việt Nam.

Ông Locsin viết trên Twitter rằng “Chúng tôi sẽ phản đối” nếu tin khánh thành trung tâm này là đúng sự thật. “Tuy nhiên, tôi muốn các bên thảo luận vấn đề này một cách công khai tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.”

Ông cho biết Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân đang chờ thêm các đánh giá của Cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon về trung tâm này.

Tuy nhiên, vào tuần trước, ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte, nói rằng Phi Luật Tân phải “biết ơn” Trung cộng, vì một trung tâm cứu hộ như thế có thể giúp ích cho tất cả mọi người.

VOA

Biển Đông 2019: Trung cộng buộc phải “suy nghĩ lại”

© AP Photo / Stephen Shaver

Trong năm 2018, Mỹ đã phối hợp sử dụng Biển Đông, Đài Loan, các vấn đề có nội dung quân sự và biện pháp thuế quan để kiềm chế, ngăn chặn Trung cộng. Biển Đông trở thành một đòn bẩy trong nỗ lực của Washington nhằm gây sức ép cho Trung cộng.

Song song với các hoạt động tuần tra Biển Đông, giới chức cấp cao Hoa Kỳ cũng kêu gọi các đồng minh đẩy mạnh hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Trung cộng.

Theo giới quan sát, trong năm 2019, các hoạt động trên sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Trong thời gian qua, các nước Úc, Anh, Canada và Pháp đều tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông như cử tàu tuần tra tự do hàng hải, tham gia diễn tập quân sự…

Đáng lưu ý, giới chức Anh tuyên bố sẽ mở thêm 2 căn cứ quân sự ở nước ngoài trong vài năm tới, gồm một căn cứ ở Caribbe và một căn cứ ở Đông Nam Á.

Đánh giá về những động thái của Mỹ và các đồng minh của nước này tại Biển Đông, TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, cho rằng, Mỹ và các nước đồng minh đóng vai trò chủ đạo để ngăn chặn, kiềm chế những hành động gây hấn của Trung cộng ở Biển đông.

“Như vậy, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng diễn ra trực tiếp và nó tạo ra tình huống phức tạp trên Biển Đông, đồng thời nó cũng tạo cơ hội để ngăn chặn hành động của Trung cộng ở khu vực này. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đó để tăng vị thế của mình, triển khai chiến lược biển và kinh tế biển theo Nghị quyết số 36 của Trung ương”,TS Nguyễn Ngọc Trường nhận xét.

Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cảnh báo:  “Trung cộng đang tính kế hoạch đưa các lồng cá (thiết kế của Na Uy) ra Biển Đông. Đặc biệt, nguy hiểm hơn, Trung cộng đang đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi và đưa ra Biển Đông. Họ tuyên bố sẽ đưa 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông, và điều đó sẽ tạo ra hiểm họa về môi trường mà Việt Nam là nước gánh chịu trực tiếp và nghiêm trọng nhất nếu như xảy ra sự cố”.

Trước những hành động leo thang của Trung cộng tại Biển Đông, vị chuyên gia đánh giá, việc các quốc gia đồng minh của Mỹ đẩy mạnh hiện diện quân sự ở Biển Đông, nhất là có sự tham gia của một số thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Anh, Pháp, sẽ tạo nên sự kiềm chế và răn đe tốt hơn đối với Trung cộng.

“Trung cộng sẽ phải đối diện với nhiều sức ép hơn và sự tham gia của các nước sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa Biển Đông, ngăn chặn Trung cộng biến Biển Đông thành “ao nhà”, TS Nguyễn Ngọc Trường nói.

Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Ths Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nhận định, sự tham gia của đồng minh Mỹ vào Biển Đông cho thấy thái độ của quốc tế đối với vấn đề Biển Đông. Một bên chỉ có một mình Trung cộng còn một phía mà có nhiều cường quốc khác cùng tham gia lên tiếng về vấn đề Biển Đông thì sẽ tác động đến tình hình Biển Đông theo hai mặt:

“Nếu sự xuất hiện của các quốc gia khác là đồng minh của Mỹ đạt đến một mức độ nhất định thì Trung cộng buộc phải suy nghĩ lại. Ngược lại, nếu hành động ấy chưa đạt tầm thì có khi lại khiến Trung cộng dấn mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ qua rất nhiều lần Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải hay có động thái gì khác trên Biển Đông, lập tức Trung cộng lại mượn cớ đó để làm mạnh hơn. Vì vậy, muốn xem mức độ tác động của việc tăng cường hiện diện quân sự của các đồng minh Mỹ trên Biển Đông như thế nào vẫn cứ phải quan sát và chờ đợi”, Ths Hoàng Việt chỉ rõ.

Theo Đất Việt, Sputnik News

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen