Seite auswählen

Một trong những sự nhầm lẫn chết người và mang phần buồn cười là một thành phần không nhỏ cho rằng cơ chế an sinh xã hội ở Phương Tây là chính sách CNXH. Chằng biết nên bắt đầu giải thích từ đâu.

Tôi hoàn toàn hiểu vì sao những bạn mới tìm hiểu chính trị lại nói như vậy.

  1. Đó là họ nghe Bernie Sanders lấy Bắc Âu làm ví dụ cho cơ chế CNXH, hay chính xác là Democratic Socialism (CNXH Dân Chủ).
  2. Họ nghe các chính trị gia bên Mỹ gọi cơ chế y tế toàn dân (universal health care) là y tế CNXH (socialist health care). Cho nên nếu nước nào có hệ thống đó là thì là nước CNXH.
  3. Hoặc nhầm lẫn thuật ngữ khi dịch.

Tôi không nói các bạn sai, nhưng thật không thể nào chấp nhận được sự hiểu lầm vô lý này. Australia, Canada, Pháp hay Bắc Âu không phải và không thể là nước CNXH được. Họ có cơ chế an sinh xã hội tốt, nhưng đó là từ kết quả của hệ thống chính trị và ý nguyện dân chúng. Họ coi đó là một phần của cuộc sống.

CNXH là như sau.

  1. Độc đảng cầm quyền.
  2. Triệt tiêu và cấm phe đối lập.
  3. Chính quyền điều hành nền kinh tế.
  4. Cấm tự do ngôn luận.
  5. Quốc hữu hoá tài sản hoặc cấm tư hữu.

Australia hay các nước Bắc Âu hoàn toàn không bao giờ có độc đảng hay cấm tư hữu. Họ là những nền kinh tế tư bản linh động. Australia, New Zealand và Canada luôn nằm trong top 20 các thị trường kinh tế tự do dân. Họ có đa đảng và dân chủ thì sao là CNXH được. Nếu nói vậy thì tôi hết sức quan ngại về mức độ hiểu biết cũng như khả năng suy luận của cá nhân đó.

Như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba mới là CNXH vì nó có tất cả điều kiện cần thiết. Người dân không được thể hiện chính kiến, y tế nghèo nàn, an sinh tồi tệ và chính trị độc hại.

Có chút đam mê và nhiệt huyết với chính trị là điều đáng mừng. Nhưng phải biết sàn lọc và suy luận. Đừng vì nhầm lẫn thuật ngữ rồi trở nên loạn kiến thức, điều đó càng nguy hiểm hơn.

PS: Nếu Australia là CNXH thì tôi xin sẵn lòng trung thành bảo vệ. [05.6.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

chart

 Nếu theo dõi các bình luận về chính trị trong cộng đồng người Việt Nam vài năm qua thì một trong những xu hướng phổ biến nhất là gọi Đảng Dân Chủ Mỹ (Democratic Party) là một đảng phái Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH).

Thật không thể hiểu được những cá nhân phát biểu như vậy suy nghĩ gì vì nó hoàn toàn vô căn cứ và rỗng kiến thức, đến mức rất hài hước. Nhưng ngộ nhận này vẫn tiếp tục lan rộng, đương nhiên là chỉ trong cộng đồng người Việt Nam.

Nội dung sau được thực hiện không phải bởi một người ủng hộ Đảng Dân Chủ mà là một người bất đồng.

Là một người tham gia nhiều diễn đàn và chứng kiến trào lưu này, tôi không thể chấp nhận được. Ban đầu thì cứ nghĩ là sự thiếu hiểu biết hoặc đả kích đối lập, nhưng dần dần nó càng được lặp lại nhiều lần. Mặc dù bản thân bất đồng với đa số lập trường của đảng có nhiều cử tri nhất nước Mỹ, nếu bạn có lý trí và tôn vinh sự thật thì khó mà làm lơ.

Trước tiên và trên hết, phải khẳng định là Đảng Dân Chủ Mỹ không phải và cũng không thể là tổ chức CNXH.

Sau đây là những điểm khác biệt cũng như lý do.

  1. CNXH tin vào thuyết vô sản và hệ tư tưởng Marx. Đảng Dân Chủ Mỹ tin vào hệ tư tưởng Progressivism (Cấp Tiến, tức tìm kiếm sự tiến bộ và cải cách) và Roosevelt cũng như các chính sách của ông là mô hình lý tưởng. Ví dụ điển hình là Bảo Hiểm Xã Hội (Social Secuirty), chương trình hưu trí người Mỹ sử dụng hiện tại.
  2. CNXH tin vào độc đảng và cấm phe đối lập. Đảng Dân Chủ Mỹ tin vào đa đảng và khuyến khích đối lập. Bạn sẽ không bao giờ nghe họ muốn thực hiện cơ chế độc đảng.
  3. CNXH cấm tự do ngôn luận và kiểm soát thông tin. Đảng Dân Chủ Mỹ khuyến khích ngôn luận nhưng lại muốn kiểm soát phát ngôn thù hận có thể gây kích động. Đây có lẽ là một điểm tiêu cực vì thế nào là “thù hận.” Tuy nhiên, nó không bao giờ đồng nghĩa với việc triệt hạ phát biểu đối phương như chính quyền độc tài.
  4. CNXH cấm tư hữu và muốn chính phủ độc quyền điều hành kinh tế. Đảng Dân Chủ Mỹ bảo vệ tư hữu và chống độc quyền. Ví dụ điển hình là luật anti-trust, vốn giới hạn sự bành trướng và thống trị của các công ty ở một số lĩnh vực. Chính vì vậy nên doanh nghiệp lớn ít lạm quyền khi thiếu cạnh tranh.
  5. CNXH tin vào nền tảng “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” và muốn chính phủ thực hiện tất cả dịch vụ tư nhân. Đảng Dân Chủ Mỹ đề cao vai trò của chính phủ trong dịch vụ công ích như y tế và muốn có sự cạnh tranh giữa quốc doanh và tư nhân.

CNXH là khi nào có sự độc đảng và chính quyền kiểm soát nền kinh tế, ví dụ điển hình là Bắc Hàn. Phiên bản nhẹ hơn là Trung Quốc và Việt Nam, nơi chính quyền cấm tự do ngôn luận và cấm phe đối lập. Đảng Dân Chủ Mỹ cũng như Đảng Cộng Hoà (Republican Party), không bao giờ kêu gọi những điều đó thì sao gọi là CNXH được.

Có lẽ sự nhầm lẫn bắt đầu với các chính sách xã hội (social policy). Khi chữ “Social” được dịch sang tiếng Việt thì thành “Xã hội” cho nên nhiều người nhầm tưởng. Ví dụ “Social health care” là “Y tế xã hội” chứ không phải là “Y tế CNXH.” Đây có lẽ là sự hiểu sai vô cùng tai hại được truyền tải bởi những cá nhân non trẻ thiếu kiến thức.

Nếu muốn thiết lập các dịch vụ công ích như bảo hiểm xã hội, y tế toàn dân, trợ cấp thai sản, phụ cấp tàn tật hay hỗ trợ thất nghiệp là CNXH thì có lẽ khối Anglo và Châu Âu đang đi đầu. Những Australia, Thuỵ Sĩ, Canada hay Anh Quốc đều có y tế bao phủ tất cả công dân, vậy họ là CNXH? Thật ngớ ngẩn.

Đảng Dân Chủ Mỹ muốn triển khai những chính sách mang tính chất tập trung cho công ích, bạn có thể bất đồng. Nhưng nếu gọi đó là CNXH thì là dấu hiệu của họ đần độn và khờ khạo rất đáng thương. Vì người dân Mỹ cũng đang ít nhiều sử dụng các dịch vụ đó, vậy họ ủng hộ các chính sách của một tổ chức CNXH? Quá nực cười.

Nếu là một người mới tìm hiểu về chính trị thì đó là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, phải biết chọn lọc và suy luận. Đừng làm trò cười cho thiên hạ, rất xấu mặt cộng đồng người Việt Nam. [06.6.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

dem

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen